Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến hiện nay và là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Cách phát hiện ung thư buồng trứng như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư buồng trứng là bệnh lý rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì các triệu chứng bệnh âm thầm phát triển và phải xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cách phát hiện ung thư buồng trứng như thế nào.
* Cách phát hiện ung thư buồng trứng như thế nào
+ Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng
Theo các thông tin đăng tải trên website cho thấy thì nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng có thể là:
- Tuổi: Khả năng phát sinh ung thư buồng trứng tăng theo độ tuổi của người phụ nữ. Hầu hết bệnh ung thư buồng trứng thường xuất hiện ở tuổi trên 50, và nguy cơ cao nhất là ở tuổi trên 60.
- Điều trị thay thế hormone: Có một số bằng chứng cho thấy những phụ nữ điều trị hormone thay thế sau khi mãn kinh cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn 1 chút so với người bình thường.
- Mang thai: Những phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ đã sinh con. Trên thực tế, khi phụ nữ sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng giảm.
- Thuốc kích thích phóng noãn: Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và cho biết, nếu bạn sử dụng thuốc kích thích phóng noãn có thể làm tăng nhẹ khả năng mắc ung thư buồng trứng hơn những người không sử dụng thuốc.
- Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, con gái, chị em gái) hoặc những phụ nữ đã bị ung thư buồng trứng thì tự bản thân họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn đối với những người khác. Nếu như có từ 2 người trở lêm trong số những người có quan hệ huyết thống bậc 1 mắc bệnh ung thư buồng trứng thì khả năng mắc bệnh sẽ đặc biệt cao.
+ Nhận biết các triệu chứng ung thư buồng trứng
- Thường xuyên đau lưng: Nếu bạn không có bất kỳ vấn đề gì về bệnh khớp hay loãng xương, vậy đau lưng rất có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng.
- Đau ở dạ dày và xương chậu: Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như đau dạ dày hoặc đau ở vùng xương chậu, đừng nên xem nhẹ, hãy lập tức đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân và tình trạng sức khỏe bản thân.
- Bị sưng ở vùng bụng: Nếu bạn phát hiện bụng mình có dấu hiệu to lên, giống như là mang bầu, hãy lập tức đi tới bác sĩ để thăm khám chính xác nhất. Vì đây là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư buồng trứng mà bạn cần cảnh giác.
- Thường xuyên táo bón: Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Nếu bạn cảm thấy đau ở vùng bụng, hoặc gặp các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, mất cảm giác ngon miệng, thường ợ hơi..., hãy lập tức đi khám bác sĩ bạn nhé.
- Dễ có cảm giác no: Cảm giác nhanh no là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của biểu hiện ung thư buồng trứng, cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất. Đừng nên cho rằng đó chỉ là vấn đề về tiêu hóa, nếu bạn có triệu chứng này, nhất định nên lập tức đi bác sĩ kiểm tra.
- Tóc mọc nhiều hơn, thô hơn: Có một bộ phận bệnh nhân nữ bị ung thư buồng trứng sẽ xuất hiện mọc lông, tóc dày hơn, mặc dù triệu chứng này không phải là thường gặp, nhưng cũng không thể xem thường và bỏ qua dấu hiệu này. Ngoài ra, có một số bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện tình trạng rụng tóc.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, những phụ nữ ở độ tuổi khoảng 55 dễ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Nhưng điều này không có nghĩa là nữ giới chưa đến độ tuổi này thì đều ở trong giới hạn an toàn, thậm chí có những bạn nữ chưa xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
- Đau khi giao hợp: Cảm giác đau khi giao hợp là một trong những dấu hiệu quan trọng đầu tiên của bệnh ung thư buồng trứng. Khi bạn cảm thấy không thoải mái khi quan hệ, vùng xương chậu có cảm giác đau và có áp lực, đi tiểu thường xuyên hơn, thì hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để làm các kiểm tra chuẩn đoán chính xác về bệnh lý sức khỏe cơ thể.
+ Đi thăm khám để được chuẩn đoán về bệnh
- Khám phụ khoa: Trong buổi khám, bác sĩ sẽ thực hiện một số bước nhằm đánh giá xem bạn có bị ung thư buồng trứng hay không. Các bước bao gồm:
Kiểm tra bụng và bộ phận sinh dục.
Cảm nhận tử cung và buồng trứng bằng cách đặt ngón tay đeo găng vào âm đạo và đồng thời dùng tay kia ấn tử cung và buồng trứng xuống ngón tay bên trong cơ thể. Bạn có thể hơi khó chịu nhưng không cảm thấy đau đớn.
Dùng mỏ vịt quan sát âm đạo
- Thảo luận xét nghiệm hình ảnh với bác sĩ: Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra phụ khoa, bác sĩ có thể khuyến nghị tiến hành xét nghiệm thêm. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định kích thước và hình dạng buồng trứng: Siêu âm; X-quang; Chụp CT; Chụp MRI.
- Cân nhắc xét nghiệm máu: Một số loại tế bào ung thư buồng trứng tạo ra một loại protein tên là CA125.Nếu chỉ số này ở mức cao thì có thể bạn đã bị ung thư. Tuy nhiên, đây không phải là xét nghiệm sàng lọc mà chỉ được thực hiện khi lo ngại về ung thư. Một số tình trạng khác cũng có thể làm tăng mức protein này, vì thế phải tiến hành xét nghiệm thêm. Một số tình trạng khác làm tăng nồng độ protein này bao gồm: Lạc nội mạc tử cung; Bệnh viêm vùng chậu; U xơ tử cung; Mang thai.
- Xét nghiệm xâm lấn để thu thập thông tin chi tiết: Xét nghiệm cho phép bác sĩ kiểm tra tế bào ung thư trực tiếp:
Nội soi: Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa một máy quay nhỏ qua vết rạch nhỏ vào bụng và quan sát buồng trứng trực tiếp.
Sinh thiết: Bác sĩ lấy mẫu mô buồng trứng và xét nghiệm có bị ung thư hay không.
Chọc dò dịch ổ bụng: Trong xét nghiệm này bác sĩ dùng kim dài trích một ít chất dịch trong dạ dày. Sau đó bác sĩ xét nghiệm dịch để phát hiện tế bào dị thường.
+ Các địa chỉ tin tưởng để đi tầm soát ung thư
- Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
- Bệnh viện K
- Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách phát hiện ung thư buồng trứng như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Người bị ung thư nên kiêng ăn gì tốt cho bệnh
>>> Các loại thuốc điều trị ung thư tốt nhất hiện nay
>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận