Bạn bị xơ vữa mạch vành, bạn muốn tìm cách điều trị, bạn chưa biết làm cách nào? Cách điều trị xơ vữa mạch vành an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Xơ vữa mạch vành là căn bệnh thường gặp hiện nay. Bệnh nếu không được chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như như suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.... Xơ vữa mạch vành là tình trạng thành mạch vành nuôi tim bị xơ cứng và thu do sự lắng đọng của các chất béo trong lòng mạch, làm hình thành nên các mảng xơ vữa. Các mảng xơ này sẽ làm hẹp lòng mạch, hạn chế máu lưu thông và làm thiếu máu về tim cũng như máu đi nuôi cơ thể. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách điều trị xơ vữa mạch vành.
1. Cách điều trị xơ vữa mạch vành
1.1. Điều trị xơ vữa mạch vành bằng thuốc
Sử dụng thuốc là giải pháp đầu tay được hầu hết các bác sĩ lựa chọn để kiểm soát triệu chứng và ngăn mảng xơ vữa phát triển. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng một loại hoặc phối hợp nhiều loại thuốc tùy theo tình trạng bệnh của bạn. Dưới đây là các loại thuốc điều trị xơ vữa mạch vành thường dùng:
+ Thuốc chống đông máu:
Thuốc chống đông máu có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, giảm sự kết tập của tiểu cầu và hạn chế các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu. Nhờ đó, sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu:
Cần chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận và không dùng các bàn chải quá cứng để tránh gây chảy máu chân răng.
Nếu có điều kiện nên tự mua thiết bị kiểm tra chỉ số đông máu INR để theo dõi về tác dụng của thuốc.
Tránh các hoạt động có thể dẫn đến chảy máu, đặc biệt là vùng đầu.
Nếu có một trong các dấu hiệu như chảy máu chân răng, chảy máu kéo dài quá 10 phút, bầm tím thường xuyên, chảy máu mũi, kinh nguyệt kéo dài, nôn ra máu, đi tiểu ra máu hoặc có màu nâu, hồng, đỏ, đi đại tiện có màu đen lẫn máu, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu nghiêm trọng... cần đi khám ngay.
+ Thuốc hạ cholesterol máu:
Đây là nhóm thuốc chính trong điều trị xơ vữa mạch vành với đại diện điển hình là các statin, fibrate và niacin. Thuốc có tác dụng làm giảm cholesterol máu xấu (LDL cholesterol) – dạng cholesterol gây ra các mảng xơ vữa trong cơ thể.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ cholesterol máu:
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trên gan, mật, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, xương, khớp, cơ, da… Vì vậy, bạn nên kiểm tra chức năng gan định kỳ khi dùng thuốc.
Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mỡ máu. Do đó, bạn nên báo cho bác sĩ các thuốc mình đang sử dụng.
Đối với nhóm statin: nên dùng vào buổi tối, không sử dụng bưởi trong khi đang dùng nhóm thuốc này, không dùng statin khi đang bị viêm cơ, suy giảm chức năng gan.
Đối với nhóm Fibrate nên dùng trong/sau bữa ăn chính.
+ Thuốc chẹn beta:
Thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của tim và giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim trong tương lai. Một số loại thuốc thường dùng cho người bị xơ vữa động mạch vành thuộc nhóm này là atenolol, metoprolol, bisoprolol, propranolol...
* Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta:
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như bị lạnh tay chân, tăng cân, nhịp tim chập, mất ngủ, ho khan, nhạy cảm với thời tiết lạnh và ánh sáng mặt trời. Nếu các tác dụng phụ này xuất hiện với mức độ nặng hoặc không thuyên giảm sau vài ngày, bạn cần báo cho bác sĩ.
Khi muốn dừng sử dụng thuốc cần giảm từ từ, không được dừng đột ngột. Vì điều này có thể làm tăng nặng cơn đau thắt ngực, loạn nhịp thất và tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Những người đang bị đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên khi sử dụng thuốc vì thuốc có thể che dấu các dấu hiệu hạ đường huyết.
+ Thuốc giãn mạch nitrat:
Nitrat thường được dùng dưới dạng thuốc xịt hoặc dạng ngậm dưới lưỡi nhằm giúp kiểm soát nhanh cơn đau thắt ngực. Ngoài ra trong một số trường hợp nitrat tác dụng kéo dài dạng viên nén có thể được dùng kết hợp với các nhóm thuốc khác để dự phòng cơn đau thắt ngực.
* Lưu ý khi sử dụng Nitrat:
Uống thuốc trong tư thế ngồi để tránh hạ huyết áp đột ngột.
Với dạng thuốc ngậm dưới lưỡi, nên để viên thuốc từ từ hòa tan dưới lưỡi.
Với dạng thuốc phóng thích chậm tác dụng kéo dài, thuốc phải được uống nguyên viên không được bẻ hay nhai viên thuốc.
Tuyệt đối không được ngưng sử dụng đột ngột mà phải giảm liều một cách từ từ để tránh gây ra hiệu ứng ngược làm gia tăng các cơn đau thắt ngực đe dọa đến tính mạng.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nhóm thuốc này, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh mạch vành
+ Thuốc chẹn kênh canxi:
Thuốc chẹn kênh canxi giúp giãn động mạch, giảm huyết áp. Đây là nhóm thuốc tương đối an toàn trong điều trị xơ vữa mạch vành.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn canxi:
Một số tác dụng phụ như phù nhẹ ở mắt cá chân, buồn nôn, chóng mặt, táo bón, đỏ bừng và đau đầu có thể xuất hiện trong vài ngày đầu dùng thuốc. Nếu sau vài ngày, các triệu chứng này không tuyên giảm hoặc có dấu hiệu tăng nặng lên, bạn cần báo cho bác sĩ
Không được tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột.
Nên uống thuốc chẹn kênh canxi trong bữa ăn để bảo vệ dạ dày.
Không nên uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc chẹn kênh canxi vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
+ Thuốc ức chế men chuyển (ACE):
Tác dụng chính của nhóm thuốc chữa xơ vữa mạch vành này là giúp làm giảm huyết áp. Đặc biệt, thuốc cont giúp, bảo vệ nội mạc mạch máu và ngăn chặn sự tiến triển của mảng xơ vữa.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển:
Thuốc ức chế men chuyển có thể gây ho khan. Nhưng trong trường hợp ho không đáng kể thì người bệnh vẫn nên tiếp tục sử dụng thuốc vì nó mang lại nhiều lợi ích hơn rủi ro. Còn nếu ho nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, hãy gọi cho bác sĩ để được thay thế bằng nhóm ức chế thụ thể angiotensin.
Nên hạn chế sử dụng thuốc cùng với thực phẩm giàu kali như chuối, nước cam, các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, bắp cải… để tránh bị tăng kali huyết quá mức.
1.2. Can thiệp, phẫu thuật trong điều trị xơ vữa động mạch vành
Khi cách điều trị xơ vữa mạch vành bằng thuốc tỏ ra kém hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng can thiệp hoặc phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này là có thể tái thông mạch vành một cách nhanh chóng. Tuy nhiên sau điều trị, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tắc hẹp trở lại.
Các can thiệp, phẫu thuật được sử dụng trong điều trị xơ vữa mạch vành bao gồm:
+ Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành:
Một trong những cách điều trị xơ vữa động mạch vành hiệu quả khác chính là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Đây là phương pháp được chỉ định khi có nhiều nhánh động mạch bị tắc nghẽn hoặc người bệnh không thể đặt stent.
Bác sĩ sẽ tách một phần động mạch khỏe mạnh từ các vùng khác của cơ thể như tay, chân, ngực… và dùng nó để làm cầu nối cho dòng máu đi qua phần động mạch vành bị tắc nghẽn để về tim.
+ Can thiệp nong mạch vành và đặt stent:
Bác sĩ sẽ luồn một ống nhỏ và dài có bóng nong ở đầu từ động mạch bẹn hoặc tay của người bệnh. Đến vị trí mạch vành tim bị tắc hẹp, bóng được bơm căng lên để mở rộng mạch máu (nong mạch vành). Sau đó ống stent bằng kim loại hoặc polymer được đặt áp sát vào lòng mạch. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tháo hơi bóng, rút bóng ra ngoài và để lại stent.
Đặt stent mạch vành là một cách điều trị mạch vành rất hiệu quả. Tuy nhiên sau đặt người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông gần như suốt đời để duy trì tuổi thọ của stent.
1.3. Một số thủ thuật can thiệp mạch vành khác:
- Atherectomy: Là cách dùng máy khoan có những lưỡi dao nhỏ ở đầu để cạo sạch mảng xơ vữa ra khỏi mạch máu.
- Đốt laser: Bác sĩ sẽ dùng tia laser có năng lượng vừa đủ để đốt mảng xơ vữa mà không làm ảnh hưởng đến lòng động mạch.
- Tái tạo mạch máu nuôi tim qua cơ tim bằng Laser: Sử dụng tia laser đục những lỗ cực nhỏ trên cơ tim. Điều này giúp cải thiện ngay lập tức dòng máu giàu oxy về tim và giúp giảm các cơn đau thắt ngực. Đây là phương pháp mới, chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị kể trên.
1.4. Sử dụng thực phẩm chức năng giúp điều trị xơ vữa mạch vành:
Bi-Cozyme Max là công thức đặc biệt áp dụng liệu pháp trị Enzyme tiên tiến (bổ sung các enzymes, nguồn gốc: thực vật và động vật, nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu, trao đổi chất, cân bằng chuyển hoá và duy trì các chức năng trong cơ thể) của các enzyme tiêu protein (Proteolytic Enzymes) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm Vesta Pharmaceuticals, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
Bi-Cozyme Max là phức hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginkgo biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).
Công dụng của Bi-Cozyme Max:
>> Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
>> Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
>> Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
>> Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …
>> Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …
>> Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...
>> Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
>> Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Bi-Cozyme Max dùng hiệu quả cho các trường hợp:
- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
- Người có các bệnh lý về tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao
- Người có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch
- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp
- Người có nguy cơ tai biến, sau tai biến, sau đặt stent, can thiệp tim mạch,
- Người mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não.
- Người mắc bệnh các bệnh gout, hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, căng thẳng, stress áp lực công việc, cuộc sống…
Bi-Cozyme Max đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam theo số giấy phép: 7080/2020/ĐKSP.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme Max - Xua tan nỗi lo huyết áp, tim mạch, đột quỵ
2. Cách phòng tránh bệnh xơ vữa mạch vành
+ Chế độ ăn lành mạnh:
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng tăng mỡ máu và huyết áp, hạn chế sự phát triển của mảng xơ vữa. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp giảm nhẹ bệnh:
Xây dựng thực đơn giảm xơ vữa mạch vành
Bệnh mạch vành và cách chữa trị bằng chế độ ăn lành mạnh
Chất béo không bão hòa mang lại cholesterol tốt cho cơ thể.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Người bệnh cần thận trọng vì chất béo béo bão hòa là chất béo có hại, làm tăng mức cholesterol xấu trong máu. Do đó, bạn cần tránh ăn thịt nướng, xúc xích, thịt màu đỏ đậm, mỡ động vật, bơ, kem, phô mai, bánh quy, dầu dừa, dầu cọ…
Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung chất béo trong chế độ ăn. Đồ ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa sẽ mang lại nhiều cholesterol tốt và giảm sự tắc nghẽn động mạch vành. Nguồn cung cấp chất béo có lợi lý tưởng cho bạn là:
Bơ thực vật
Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,..
Các loại hạt béo như óc chó, hạnh nhân,…
Dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương,…
Món ăn chữa bệnh động mạch vành được khuyến cáo ít chất béo nhưng bạn vẫn cần bổ sung chất béo không bão hòa cũng như chất xơ trong trái cây tươi, rau củ và ngũ cốc.
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường:
Có khoảng 80% lượng cholesterol được cơ thể tự tổng hợp từ các nguồn chất béo, tinh bột, đường. Vì vậy, bạn nên giảm ăn chất bột đường để hạn chế rối loạn mỡ máu, giảm cholesterol. Đồng thời giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp.
Thậm chí, chất bột đường còn có hại hơn rất nhiều lần chất béo bởi đường sẽ gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch.
Thực phẩm chứa nhiều đường nằm trong danh sách người bệnh mạch vành nên tránh. Nguyên nhân là bởi đường làm tăng đường huyết và đẩy nhanh quá trình oxy hóa gây tổn thương mạch máu. Tiểu đường cũng chính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mạch vành.
+ Tập luyện thể dục phù hợp:
Thói quen đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu.
Người bệnh mạch vành có thể tập luyện nhiều môn như bơi lội, cầu lông, đạp xe, aerobic… vừa sức với bản thân và dễ thực hiện.
Ngoài ra, bài tập đi bộ nhanh có thể giúp tăng hệ thống tuần hoàn bàng hệ mạch vành, hạ cholesterol máu và ổn định huyết áp. Nhờ thói quen đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày mà nhiều người có thể phát triển được hệ tuần hoàn bàng hệ tim (hệ thống mạch máu nhỏ giống như cầu nối động mạch vành ngay tại vùng động mạch lớn bị tắc nghẽn). Từ đó, cơ thể tăng cường sự cung cấp máu cho tim và giúp cải thiện bệnh.
+ Từ bỏ thói quen xấu:
Thói quen hút thuốc lá chính là nguyên nhân lớn gây ra các tổn thương mạch vành. Đây cũng là yếu tố làm xuất hiện cục máu đông ở những người dưới 50 tuổi, dẫn đến nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh đó, đồ uống có cồn sẽ làm tăng rủi ro nhồi máu cơ tim và gây tổn thương mạch máu trong cơ thể. Thế nên, bạn cần hạn chế lượng đồ uống này ở mức khuyến cáo:
Nam giới trên 65 tuổi và phụ nữ: Không uống quá 1 ly rượu mạnh (hay 1/2 lon bia) mỗi ngày.
Nam giới dưới 65 tuổi: Không uống quá 2 ly rượu mạnh (hay 1 lon bia) mỗi ngày.
Hút thuốc lá và uống rượu bia đều là những thói quen gây hại cho sức khỏe của bạn, nên cần được hạn chế và dần xóa bỏ khỏi chế độ sinh hoạt hàng ngày.
+ Kiểm soát huyết áp và cholesterol thường xuyên:
Cholesterol và huyết áp cao thường là những yếu tố nguy cơ làm bệnh trở nặng. Do đó, bạn nên theo dõi các chỉ số sức khỏe như huyết áp và lượng cholesterol để kiểm soát được tình hình bệnh tốt hơn.
Kiểm soát huyết áp: Huyết áp mục tiêu của một người khỏe mạnh nên dưới 140/85mmHg. Bên cạnh việc tập thể dục, bạn có thể kiểm soát huyết áp bằng cách giảm lượng muối khi chế biến món ăn, tốt nhất là dưới 6g (khoảng 1 muỗng cà phê) mỗi ngày. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để giảm huyết áp.
Theo dõi chỉ số cholesterol: Mỡ máu cao khiến mảng xơ vữa phát triển, tăng nguy cơ tắc hẹp mạch vành và làm phát triển thêm vị trí tắc hẹp mới. Để biết nồng độ cholesterol của mình có nằm trong mức an toàn hay không, bạn cần thăm khám định kỳ.
+ Theo dõi chỉ số BMI để đẩy lùi bệnh mạch vành:
Bạn nên tính toán và theo dõi chỉ số khối cơ thể BMI của mình thường xuyên để chủ động lên kế hoạch đẩy lùi bệnh mạch vành. Người bệnh có thể kiểm soát cân nặng của mình bằng cách tính chỉ số BMI với công thức sau: BMI = Cân nặng/(chiều cao x chiều cao)
Trong đó chiều cao được tính bằng mét và cân nặng tính bằng kg. Một người khỏe mạnh có chỉ số BMI trong khoảng 18.5 - 24.9. Người có BMI từ 25 trở lên có rủi ro mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần người bình thường.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách điều trị xơ vữa mạch vành an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Người bệnh tim nên ăn trái cây gì và cách phòng bệnh ra sao
Viết bình luận