Bạn bị sỏi niệu quản, bạn muốn tìm cách chữa sỏi niệu quản bằng thuốc nam, bạn chưa biết làm như thế nào. Cách điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc nam hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Sỏi niệu quản là loại sỏi thường gây ra những đau đớn khó chịu cho người bệnh, có nhiều biến chứng, gây tắc nghẽn đường bài xuất và gây giảm chức năng thận. Hiện nay cũng có nhiều bài thuốc nam giúp điều trị căn bệnh sỏi tiết niệu này. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cách điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc nam hiệu quả.
1. Cách điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc nam
+ Bài thuốc từ Nhọ nồi, Xa tiền tử:
Các nhà khoa học tại Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, đã tiến hành thử nghiệm chứng minh tác dụng của Xa tiền tử và Nhọ nồi vừa cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm tiết niệu. Kết quả tại Đại học Kebangsaan Malaysia chỉ ra rằng, Xa tiền lợi tiểu mạnh giúp giảm cả kích thước và số lượng sỏi.
+ Bài thuốc từ Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô:
Các nghiên cứu tại Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, 3 thảo dược này có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, tăng 3 – 5 lần lượng nước tiểu để bào mòn và đào thải sỏi. Ngoài ra, còn có tác dụng kiềm hóa nước tiểu để giảm tối đa nguy cơ hình thành sỏi mới. Một nghiên cứu khác tại khoa Y Đại học Malaya và trung tâm lâm sàng Nephro Gursu-Urological chỉ ra rằng, khi kết hợp 3 thảo dược này sẽ giúp giảm đau, chống viêm rất công hiệu.
+ Bài thuốc từ Bán biên liên, Hoàng bá:
Hoàng bá, Bán biên liên được dùng phổ biến trong các nhiều bài thuốc nam chữa sưng viêm, nhiễm khuẩn, phù nề nhờ hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Các nhà khoa học ở Viện khoa học dược phẩm Monash- Australia và Viện khoa học dược phẩm của Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu về khả năng giãn cơ trơn tiết niệu của các vị thảo dược này. Nhờ vậy mà có thể làm tăng khả năng tống đẩy sỏi ra ngoài, giảm rõ rệt các biểu hiện đau buốt, tiểu rắt, chảy máu khi viên sỏi di chuyển trong đường tiết niệu.
Với những công dụng tuyệt vời kể trên, không khó hiểu khi 7 thảo dược này ngày càng được ưa chuộng và dùng phổ biến khi chữa sỏi đường tiết niệu bằng thuốc nam.
+ Xa tiền tử - Hạt cây mã đề:
Từ xưa, hạt phơi sấy khô của cây mã đề (còn gọi là Xa tiền tử) được dùng phổ biến để trị bệnh sỏi thận. Theo nghiên cứu, hoạt chất aucubin - 1 iridoid glycosides trong xa tiền tử có tác dụng lợi tiểu mạnh để tăng bào mòn sỏi. Các nhà khoa học ở Đại học Kebangsaan Malaysia cũng chỉ ra rằng, dịch chiết xa tiền tử giúp giảm cả số lượng lẫn kích thước sỏi, đồng thời ức chế hình thành sỏi thận mới và chống viêm đường tiết niệu. Đông y thường sử dụng xa tiền tử kết hợp cùng cam thảo sắc uống hàng ngày.
+ Cây mùi tàu (ngò gai):
Cây gia vị này rất phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày ở Việt Nam và cũng là một loại cây chữa sỏi thận nổi tiếng.
Mùi tàu có vị hơi đắng, tính ấm, mùi thơm hắc có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, tiêu thũng, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng trong bệnh sỏi thận. Nhờ tác dụng lợi tiểu, mùi tàu giúp bào mòn từ từ sỏi thận, giảm lắng đọng các khoáng chất trong thận. Bài thuốc này được thực hiện đơn giản bằng cách: hơ héo một nắm lá ngò gai sau đó sắc nước uống hàng ngày đến khi sỏi được đào thải ra ngoài.
+ Rau ngổ:
Trong Đông y, cây chữa sỏi thận này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, giải khát, giảm đau, trừ viêm giúp điều trị bệnh sỏi thận. Có thể dùng nước ép rau ngổ uống hàng ngày để giúp bài mòn sỏi thận.
+ Cây dứa:
Bộ phận dùng làm thuốc chữa sỏi thận là quả dứa chín (còn gọi là trái khóm, trái thơm). Bài thuốc này giúp giảm đáng kể các cơn đau quặn thận do sỏi thận. Thành phần Bromelain trong quả dứa giúp tăng bào mòn sỏi thận.
+ Kim tiền thảo:
Với tên gọi khác là cây mắt trâu, đậu vẩy rồng, đây là cây chữa sỏi thận phổ biến nhất.
Ngoài ra, kim tiền thảo được biết đến nhờ công dụng giảm đau chống viêm hiệu quả, ngăn ngừa viêm đường tiết niệu do sỏi thận. Kim tiền thảo là thành phần chính trong các bài thuốc như: Bát chính tán, Thạch vị tán, và vân vân.
+ Cỏ nhọ nồi:
Với tên khác là cây cỏ mực - chính là loại cây chữa sỏi thận dễ kiếm nhất. Cỏ nhọ nồi được biết đến với nhiều công dụng tốt trong điều trị bệnh sỏi thận. Kết quả nghiên cứu cho thấy cỏ nhọ nồi có tác dụng lợi tiểu giúp tăng 34% thể tích nước tiểu, nhờ đó tăng bào mòn sỏi tiết niệu.
2. Giải pháp điều trị sỏi nệu quản bằng thực phẩm chức năng Super Power Uriclean
Super Power UriClean là một công thức đặc biệt có các thành phần quan trọng được mệnh danh là "Người cắt đá, Máy nghiền đá, Máy tan đá", đây là một sự phối hợp đặc biệt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật.
Super Power Uriclean chứa các chất chống oxy hóa polyphenol, alkaloid (amin từ thiên nhiên) dồi dào, hoạt chất phyto có hoạt tính chống các chất oxy hoá cao và khử các gốc tự do, có khả năng ức chế và làm tan các mảng vữa do tác nhân các chủng liên cầu đột biến, giúp giải độc, đào thải, làm sạch, loại bỏ chất thải và các chất độc hoà tan trong mỡ, làm giảm đau và cắt các cơn co thắt, tăng lưu lượng nước tiểu, tăng cường miễn dịch, diệt các vi khuẩn và virus đường tiết niệu, đường mật giúp làm tan, bào mòn, chống hình thành và đẩy các dạng sỏi hình thành trong hệ thống thận-tiết niệu và đường mật, gan ra khỏi cơ thể.
>> Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận, tiết niệu, bàng quang, mật gan.
>> Làm tan và bào mòn sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi mật…
>> Đẩy các loại sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi gan mật ra khỏi cơ thể.
>> Làm sạch đường tiết niệu, duy trì một đường tiết niệu khỏe mạnh, chống viêm nhiễm đường tiết niệu, chống lắng cặn bể thận.
>> Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, đau và sưng…
>> Cải thiện chức năng thận, gan, lợi mật và bài tiết mật, giúp dễ tiêu hoá, cải thiện độ thanh lọc cầu thận
Đối tượng sử dụng:
Người bị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bàng quang và sỏi đường mật. Muốn tăng cường sức khoẻ đường tiết niệu, gan mật
Hướng dẫn sử dụng:
Uống 1 viên / lần, ngày uống 1 đến 2 lần, uống sau bữa ăn hoặc uống theo tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia y tế. Liệu trình sử dụng: nên dùng một đợt 3 tháng, liều 1 viên/lần x 2 lần/ngày (tuỳ thuộc mức độ, tình trạng của sỏi) sau đó đến các cơ sở y tế khám và kiểm tra lại, liều dùng duy trì 1 viên/ngày trong vòng 6 tháng.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Super Power UriClean - Giúp tan sỏi thận, trị viêm nhiễm hệ tiết niệu
3. Cách phòng ngừa sỏi niệu quản
+ Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước sẽ làm tăng thể tích nước tiểu, giảm nồng độ các chất tạo sỏi như canxi, acid uric, oxalat… Từ đó giúp làm giảm tình trạng lắng cặn và ngăn ngừa hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản. Mỗi ngày, bạn nên uống tối thiểu 2,5 lít nước (tương đương 8 – 10 ly nước), chia thành nhiều lần uống. Thay vì chỉ dùng nước lọc, bạn có thể thay thế một phần bằng nước ép hoa quả (cam, chanh, bưởi, việt quất…), nước ép cần tây, nước canh…
+ Cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat:
nên kết hợp trong cùng một bữa ăn, tránh ăn quá nhiều oxalat một lúc để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể và không làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Thực phẩm giàu oxalat có trong củ cải đường, đậu bắp, khoai tây, khoai lang, củ đại hoàng, sô cô la, rau bina, rau dền, trà đặc,…
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung đủ 800 - 1200mg canxi từ các thực phẩm như trứng, sữa, phô mai, các loại rau xanh đậm, hải sản… Để hấp thu tối đa canxi, bạn nên kết hợp ăn cùng các thực phẩm giàu vitamin D như yến mạch, nấm, sữa chua, cá… Chú ý, canxi dạng viên uống chỉ được bổ sung khi có đơn kê của bác sỹ.
+ Bổ sung trái cây, rau xanh:
Bổ sung đủ chất xơ, vitamin từ các loại rau xanh, trái cây tươi như cam, chanh, quýt, bưởi,… Trái cây tươi, rau xanh là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ thiết yếu cho cơ thể. Nguồn thực phẩm này còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh lý làm tăng nguy cơ tạo sỏi như viêm ruột, táo bón, bệnh dạ dày… Lượng rau xanh bạn cần bổ sung mỗi ngày là khoảng 400mg từ bắp cải, ớt chuông, bầu, súp lơ… và trái cây tốt nhất cho người bệnh sỏi niệu quản là dưa hấu, lê, táo, xoài và trái cây chứa nhiều citrate tự nhiên như cam, quýt, bưởi, chanh…
+ Ăn nhạt, giảm lượng muối:
Theo khuyến cáo của các chuyên gia tiết niệu, lượng muối ăn mỗi ngày cần được giới hạn dưới 2,3g (tương đương 1 thìa cà phê). Ăn quá nhiều muối sẽ gây tích nước, ức chế tái hấp thu canxi ở thận và làm gia tăng nồng độ canxi tự do trong nước tiểu, tạo điều kiện để sỏi hình thành. Chú ý natri trong muối ăn còn có một số tên khác như natri nitrat, isodium phosphat, natri bicarbonate…
+ Hạn chế vitamin C liều cao:
Bổ sung vitamin C liều cao, dài ngày sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản bởi vitamin C có thể chuyển hóa và làm tăng nồng độ oxalat trong nước tiểu. Tốt nhất không tự ý sử dụng vitamin C liều cao (trên 1000mg).
+ Giảm đạm động vật.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều chất đạm sẽ làm giảm nồng độ citrate - một chất ức chế kết tinh tạo sỏi. Ngoài ra, hoạt chất purin có trong nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, động vật có vỏ (ngao, sò, hàu…) cũng làm tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu khiến các khoáng chất khó hòa tan hơn do nước tiểu bị acid hóa. Chính vì vậy, người bình thường nên giảm lượng đạm động vật trong ngày (tối đa 150 gam thịt/ngày) và người bị sỏi niệu quản không nên ăn quá 150 gam thịt mỗi ngày.
+ Hạn chế đường đồ uống có gas và thực phẩm chế biến sẵn:
Nước giải khát có gas (chứa nhiều acid phosphoric), đường tinh chế và chất béo bão hòa có trong thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản. Do đó bạn cần hạn chế những thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày.
+ Tích cực vận động:
Không ngồi quá lâu một tư thế, thường xuyên tập luyện thể dục, kiểm soát tốt cân nặng cũng là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa sỏi niệu quản - sỏi tiết niệu.
+ Tránh lạm dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá:
Các đồ uống có cồn như rượu, bia… làm tăng chuyển hóa, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận khiến cơ thể dễ bị mất nước. Sử dụng nhiều cà phê hay hút nhiều thuốc lá cũng khiến thận phải làm việc nhiều hơn, những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ tạo sỏi tiết niệu.
+ Khám sức khỏe định kỳ:
Việc khám sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị kịp thời sỏi niệu quản (nếu có). Đây là biện pháp tốt nhất chủ động phòng ngừa các loại bệnh nói chung và bệnh sỏi niệu quản nói riêng.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc nam hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Bệnh sỏi thận nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi thận
Viết bình luận