Cách điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến và thường gặp hiện nay. Vậy cách điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh do vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và phát triển trong đường tiểu hoặc cũng có thể do vi khuẩn từ máu vào cư trú tại lỗ tiểu.  Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết cách điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu an toàn hiệu quả.

Cách điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào

* Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập. Về tính chất, bệnh không quá nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bệnh nhân. Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường phải chịu cảm giác đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu.

Đặc biệt là trong một số trường hợp, khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn thì các bộ phận khác ở hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo cũng bị ảnh hưởng. Các bác sĩ đã nghiên cứu và đưa ra kết luận đến 90% trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn E.Coli (Escherichia coli) gây ra. Loại vi khuẩn này xuất hiện tại đại tràng và dần dần tấn công lên niệu đạo từ hậu môn và cơ quan sinh dục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ có tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn nam giới.

* Nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Cấu tạo đường niệu ở nữ giới ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập sang gây bệnh. E.Coli là loại vi khuẩn có hại thường trú trong đường ruột, dễ gây viêm khi sống trong đường niệu. Đây là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu ở chị em.

Bệnh xuất phát từ thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện của phụ nữ. Hầu hết chị em đều có thói quen vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, nhưng không biết rằng thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng được đưa vào đường niệu gây viêm hơn. Cách vệ sinh đúng là từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn.

Cách điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào

Việc sử dụng băng vệ sinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh nở cũng tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Chị em nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng một lần để đảm bảo vệ sinh.

Các thói quen như nhịn tiểu, uống ít nước cũng làm cho nữ giới dễ mắc viêm đường tiết niệu. Việc nhịn tiểu làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.

* Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

+ Những phương pháp nào dùng để điều trị khuẩn đường tiết niệu:

- Bệnh nhân thường sẽ dùng kháng sinh trong 3-10 ngày;

- Cần uống nhiều nước để giúp rửa trôi đường tiểu;

- Ngoài ra, uống nước ép trái cây cũng như vitamin C để làm tăng axit trong nước tiểu có thể hữu ích và nên tránh các đồ uống có cồn hoặc caffeine;

- Bác sĩ sẽ kê thuốc phenazopyridine để giảm đau khi tiểu. Loại thuốc này sẽ làm đổi màu nước tiểu. Các thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen cũng được dùng nếu cần;

- Bệnh nhân có thể ngồi ngâm trong nước ấm để làm dịu cơn khó chịu;

- Hãy nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi hết sốt và đau.

+ Những kỹ thuất chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

Xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu) sẽ được tiến hành. Mẫu nước tiểu phải là nước tiểu không bị ngoại nhiễm. Để lấy mẫu nước tiểu này, bệnh nhân cần lấy nước tiểu giữa dòng. Phân tích nước tiểu đôi khi được kèm với cấy nước tiểu – một xét nghiệm dùng mẫu nước tiểu để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết được loại vi khuẩn nào gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và  xác định loại thuốc có hiệu quả nhất.

Cách điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào

Nếu bác sĩ nghi ngờ có bất thường ở đường tiết niệu khiến bệnh tái phát, bạn sẽ được siêu âm hoặc chụp CT để có hình ảnh rõ ràng hơn. Trong một số tình huống, bác sĩ có thể dùng thuốc cản quang để làm rõ cấu trúc đường tiết niệu. Một xét nghiệm khác là chụp bể thận đường tĩnh mạch, sử dụng tia X cùng chất cản quang để thu được hình ảnh. Trước đây, những xét nghiệm này thường được sử dụng để ghi hình ảnh đường tiết niệu, nhưng chúng đang dần được thay thế bằng siêu âm hoặc CT.

Nếu bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát, bác sĩ có thể sử dụng một ống dài, mỏng có đèn soi để quan sát bên trong niệu đạo và bàng quang. Đèn soi được đưa vào niệu đạo và luồn tới bàng quang.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào

>>> Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì và các phòng bệnh ra sao

>>> Super Power Uriclean giúp tan sỏi, chống viêm nhiễm đường tiết niệu

Viết bình luận