Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà hiệu quả

Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Viêm phế quản mãn tính là căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp rất nguy hiểm, có khả năng biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, người bệnh viêm phế quản mãn tính còn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà hiệu quả.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà hiệu quả

1. Cách điều trị viêm phế quản mãn tính tại nhà

1.1. Chữa viêm phế quản bằng cách sử dụng thảo dược hàng ngày

+ Gừng: Gừng có tính chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt đối với ống phế quản đang bị viêm nhiễm.

Cách dùng: Cho nửa thìa cà phê bột gừng, nửa thìa bột quế, nửa thìa đinh hương vào một cốc nước nóng. Khuấy đều và uống hỗn hợp này trong vài ngày.

+ Dầu bạch đàn: Xông hơi với dầu bạch đàn sẽ làm loãng đờm và tính chất kháng khuẩn của nó sẽ đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Cách dùng: Thêm vài giọt dầu bạch đàn vào chậu nước sôi, cúi xuống chậu và trùm một chiếc khăn qua đầu rồi hít hà hơi nước bốc lên.

+ Hành tây: Hành tây sẽ giúp giảm chất nhầy và đờm do đó sẽ giảm viêm phế quản. Đồng thời, hành tây sẽ ngăn chặn đờm tích tụ thêm.

Cách dùng: Ăn một thìa hành tây sống băm nhỏ khi đói bụng vào mỗi sáng hay thêm vào món salad cũng rất có tác dụng.

+ Mật ong: Mật ong có tính chất kháng virus và kháng khuẩn, giúp làm dịu cổ họng. Đồng thời, mật ong còn có thể tăng cường hệ miễn dịch.

Cách dùng: Cho một thìa nhỏ mật ong vào tách trà nóng hoặc thêm mật ong vào nước chanh ấm để giảm đờm và viêm họng thường đi kèm với viêm phế quản.

+ Tỏi: Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus nên rất có lợi trong việc điều trị viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản cấp.

Cách dùng: Lấy 3 nhánh tỏi, sau đó bóc vỏ, băm nhỏ rồi cho vào một cốc sữa và đun sôi. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Vừng: Vừng có tác dụng điều trị viêm phế quản và giảm đau ngực liên quan đến bệnh này.

Cách dùng: Trộn đều hỗn hợp gồm thìa cà phê hạt vừng, một chút muối ăn và một thìa mật ong rồi uống hàng ngày trước khi đi ngủ. Hoặc cho nửa thìa bột vừng hòa với 2 thìa nước rồi uống 2 lần mỗi ngày.

+ Nghệ: Nghệ cũng có tính chất chống viêm, rất tốt cho việc điều trị viêm phế quản.

Cách dùng: Cho một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun sôi. Uống 2 đến 3 lần mỗi ngày. Để tăng hiệu quả thì nên uống khi đói bụng.

Lưu ý phương pháp này không phù hợp với người mắc bệnh sỏi túi mật, tăng bạch cầu, loét dạ dày hoặc vàng da.

+ Nước: Khi bị viêm phế quản, có thể làm loãng đờm bằng cách uống nhiều nước và chất lỏng trong.

Mỗi ngày nên uống ít nhất 10 cốc nước, có thể đó là nước hoa quả, nước rau. Buổi sáng nên uống nước pha nửa quả chanh và một chút mật ong.

+ Nước muối: Nước muối sẽ làm dịu chứng viêm họng và làm long đờm gây khó chịu ở cổ họng.

Cách dùng: Thêm một thìa cà phê muối vào cốc nước ấm và súc sâu trong họng thường xuyên. Tuy nhiên, bạn lưu ý cho lượng muối vừa phải vì nước mặn quá sẽ gây cảm giác nóng rát trong cổ họng, ít muối quá sẽ không có tác dụng. Phương pháp này có 2 lợi ích.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà hiệu quả

+ Mật ong + Chanh:

Ngày dùng 3 lần x 1 thìa cà phê Mật ong - Chanh cho vào miệng rồi ngậm, nuốt dần.

Cách làm: chọn quả chanh to, mọng, rửa sạch rồi cho vào ngăn đá 6 giờ, lấy ra sát thành bột bằng dụng cụ sát nộm su hào, đu đủ. Bột chanh có đủ thành phần của quả chanh, có tác dụng giảm ho, long đờm nhẹ và nhiều tác dụng quý khác. Cho bột chanh vào bát con hoặc lọ rộng miệng rồi rót mật ong vào trộn đều (100g bột chanh + 150g mật ong) bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

+ Mật ong + Tỏi:

Ngày dùng 2 lần x 1 thìa cà phê, ngay sau bữa ăn. Làm sạch mùi tỏi bằng cách dùng nước chè đặc súc miệng rồi nuốt dần 2-3 lần.

Cách làm: Tỏi củ 220g bóc sạch vỏ rồi nghiền nát còn 200g; trải mỏng tỏi nghiền trên đĩa to, để nơi thoáng trong 60 phút. Rót 300ml mật ong vào lọ rộng miệng 500ml rồi cho tỏi nghiền vào, đậy nắp lọ, sau đó cứ 2 ngày lại dùng thìa đảo 1 lần để bay bớt mùi hăng. Khi được 15 ngày mới dùng để chữa bệnh.

+ Lá trầu không: Trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic cùng tinh dầu thơm. Những chất này có phản ứng kháng sinh mạnh với vi khuẩn virus gây viêm phế quản như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…

Theo y học phương Đông đã chỉ ra rằng, lá trầu không có tính ấm, vị cay tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, chống ngứa, tiêu đàm, trị viêm phổi. Trầu không được dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính,…

- Sử dụng lá trầu không nguyên chất: Xay nhuyễn khoảng 4-8 lá trầu không đã được rửa sạch, chắt lấy nước. Mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn, bệnh viêm phế quản thuyên giảm từ 3-5 ngày

- Kết hợp lá trầu không với mật ong: Sử dụng 10 lá trầu không rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào bát. Sau đó đổ 250ml nước sôi vào, ngâm hỗn hợp trong vòng 20 phút. Bạn chắt lấy nước và cho mật ong vào khuấy đều, mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn.

- Kết hợp lá trầu không và củ gừng: Tương tự bạn xay nhuyễn 10 lá trầu không, thêm 300ml nước sôi và ngâm hỗn hợp trong 20 phút. Chắt lấy nước, sau đó thêm vài lát gừng là có thể sử dụng. Bạn nên uống ngày 2 lần và sau bữa ăn 15 phút, bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 tuần.

+ Dùng lá tía tô: Tía tô là một trong những nguyên liệu được sử dụng chữa các bệnh về đường hô hấp, có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây viêm phế quản như vi khuẩn tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu tan máu,…

Người bệnh có thể kết hợp tía tô với gừng và cải xoong. Trong rau cải xoong có nhiều vitamin như A, B, C và các protein giúp thanh nhiệt, giả độc và trị họ. Do đó bài thuốc không chỉ chữa viêm phế quản hiệu quả còn cung cấp vitamin tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Cách áp dụng: Chuẩn bị 100g rau cải xoong, 5-6 lá tía tô, gừng tươi 2-3 lát. Cho nguyên liệu và sắc cùng 3 bát nước tới khi cô đặc còn 1 bát.

+ Lá hẹ: Lá hẹ có vị cay, tính ấm, mùi hăng, trong lá hẹ có chứa chất odorin một loại kháng sinh khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó kết hợp với nguyên liệu khác là bài thuốc “thần dược” trị viêm phế quản hiệu quả. Cách chữa trị như sau:

- Lá hẹ kết hợp với đường phèn: Bạn rửa sạch lá hẹ, để ráo nước và cách thành khúc nhỏ, sau đó cho vào bát chứa đường phèn và hấp cách thủy khoảng 12-20 phút. Sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày, sau một thời gian bệnh viêm phế quản được cải thiện rõ rệt.

- Lá hẹ kết hợp với mật ong: Tương tự rửa sạch lá hẹ, cắt khúc và cho vào bát. Cho mật ong và hấp cách thủy khoảng 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống thực hiện 2-3 lần/ngày.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà hiệu quả

- Lá hẹ kết hợp nghệ tươi, chanh, đường phèn: Cho lá hẹ cắt nhỏ, nghệ cắt miếng, lát chanh và đường phèn vào bát nhỏ. Sau đó chưng cách thủy trong khoảng 30 phút, sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.

Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tác dung có thể diễn ra chậm nên người bệnh cần kiên trì sử dụng. Nếu sau một thời gian sử dụng không hiệu quả, người bệnh nên ngưng sử dụng và đi khám để tìm phương án điều trị khác. Đặc biệt không nên sử dụng lá hẹ với mật ong và thịt trâu rất dễ ngộ độc.

1.2. Chữa viêm phế quản bằng cách sử dụng thuốc tây

Phác đồ điều trị viêm phế quản bằng thuốc Tây bao gồm điều trị căn nguyên, điều trị triệu chứng kết hợp điều chỉnh sinh hoạt và vật lý trị liệu. Cụ thể:

+ Thuốc điều trị nguyên nhân:

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản được xác định là do virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân môi trường. Để điều trị nguyên nhân bệnh viêm phế quản, các thuốc có thể được sử dụng là:

- Thuốc kháng virus: Thường sử dụng thuốc kháng virus cúm A như oseltamivir, zanamivir… Nên sử dụng thuốc kháng virus trong 36 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng.

- Thuốc kháng sinh: Phổ biến là nhóm beta lactam, macrolid và quinolon…. Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng do vi khuẩn như sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ, thể trạng yếu…

Hơn 90% các trường hợp viêm phế quản là do virus và không cần dùng kháng sinh điều trị.  Do đó, khi bị viêm phế quản, người bệnh nên đi khám để được xác định nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp.

+ Thuốc điều trị triệu chứng:

Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện và các triệu chứng kèm theo, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

- Sốt: Phổ biến là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao (từ 38,5 độ trở lên). Tuyệt đối không tự ý dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, người bị loét dạ dày - tá tràng…

- Ho: Các thuốc giảm ho chủ yếu là Dextromethorphan, Terpin codein… được sử dụng trong các trường hợp ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ… Người bệnh không nên lạm dụng thuốc ho vì có thể làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt, không khuyến khích dùng thuốc ho cho trẻ dưới 18 tuổi vì có thể gây ức chế hô hấp.

- Đờm: Thuốc loãng đờm thường được sử dụng là acetylcystein, bromhexin, carbocystein…

- Khó thở, co thắt phế quản: Dùng thuốc giãn phế quản như Theophyllin, Salbutamol… dạng khí dung.

- Sổ mũi, ngạt mũi: Dùng thuốc kháng histamin H1 như Chloramphenicol, Loratadin… và các thuốc chống sung huyết mũi, làm thông mũi dạng xịt như corticoid, Otilin…

Các thuốc tây điều trị viêm phế quản có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, gây suy gan, thận, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nhịp tim và huyết áp… nếu sử dụng không đúng liều lượng. Do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng hoặc ngừng thuốc.

1.3. Sử dụng thực phẩm chức năng giúp chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà an toàn hiệu quả:

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

BLCare Max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.

BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: BLcare Max - Giải pháp cho người bệnh phổi

2. Lưu ý khi chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà

Tùy thuộc vào thể trạng cơ địa, hiệu quả của bệnh sẽ khác nhau, bên cạnh đó cần kiên trì sử dụng đều đặn và thường xuyên, không được sử dụng ngắt quãng hoặc bỏ dở.

Sau một thời gian sử dụng không hiệu quả cần đi khám để có phương án điều trị khác

Chọn nguyên liệu sạch, tránh thuốc trừ sâu, vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch như thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm,…

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng sức đề kháng

Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với khu vực ô nhiễm,

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, người cao tuổi cần cân nhắc và được sự tư vấn trước khi sử dụng những bài thuốc dân gian

+ Cách giúp phòng ngừa bệnh viêm phế quản:

Để giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

- Tránh xa khói thuốc lá

- Uống nhiều nước

- Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tránh bị cảm cúm và bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi

- Rửa tay với nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh

- Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe

Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị COPD, bạn nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở nơi đông người.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Phân biệt viêm phế quản mãn tính và cấp tính

>>> Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong hiệu quả

>>> Bệnh phổi mạn tính là gì và cách phòng bệnh ra sao?

Viết bình luận