Bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính, bạn muốn tìm cách chữa trị, bạn chưa biết làm như thế nào. Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính là câu hỏi của nhiều người. Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến hiện nay. Nó là căn bệnh dễ mắc phải nhưng lại khó chữa trị. Bệnh do thói quen ăn uống không lành mạnh mà ra. Nếu không biết cách ăn uống đúng thì bệnh không bao giờ khỏi được dù là uống thuốc nhưng sau đó lại tái phát ngay. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính nên làm gì.
* Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng
+ Căng thẳng thần kinh (stress): Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn. Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
+ Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Khi sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính, loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau. Không chỉ gây hại cho dạ dày, các loại thuốc này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
+ Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp): Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp còn có khả năng lây truyền từ người này sang người kia do dùng chung dụng cụ ăn uống sinh hoạt.
+ Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra còn làm cho dạ dày tiết ra dịch acid nhiều hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khác.
+ Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, trong đó có chất nicotin gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol - tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày-tá tràng. Các đồ uống có cồn như: bia, rượu… tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài cũng dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng và các bệnh lý nguy hiểm khác ở gan, thận.
* Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính
Nếu trường hợp cấp tính cần điều trị ngay:
Sử dụng một số biện pháp sau:
- Rửa dạ dày bằng nước thường, thuốc tím hay dung dịch NaOH,… nếu viêm dạ dày cấp do nhiễm độc do uống nhầm phải acide hoặc base.
- Dùng thuốc kháng Histamin trong viêm dạ dày nếu do dị ứng.
- Sử dụng kháng sinh khi viêm dạ dày do nhiễm khuẩn.
- Nếu bệnh viêm dạ dày cấp tính do yếu tố nội sinh cần được điều trị toàn thân tích cực.
- Nếu có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa.
Trường hợp chưa bị nặng hoặc mới bị thì nên làm theo các bước sau:
+ Đầu tiên cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: Thực phẩm cơ thể hấp thụ hàng ngày và những thói quen trong sinh hoạt là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Bạn nên lưu ý đồ ăn, thức uống, nếu khi ăn mà cảm thấy cơ thể không được thoải mái thì nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng. Nếp sinh hoạt khi có những sự sai lệch không mong muốn cũng cần được điều chỉnh lại, không nên kéo dài những hoạt động không lành mạnh quá lâu, dễ trở thành thói quen khó bỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh, trước khi nghĩ tới sử dụng các loại thuốc giảm đau, bạn nên rà soát và điều chỉnh lại ăn uống. Trong trường hợp biểu hiện bệnh có xu hướng tăng, cần đi khám chứ không tùy tiện sử dụng các loại giảm đau theo tư vấn của người bán thuốc.
+ Áp dụng các bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dân gian: Áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dân gian là một phương án hay cho những trường hợp mới bị bệnh thay cho các loại giảm đau. Các bài thuốc này phần lớn là những cách chữa bệnh của ông cha ta ngày xưa. Đó là sử dụng các vị thuốc hoàn toàn tự nhiên như bột nghệ vàng, mật ong nguyên chất, hạt bưởi, cải bắp xanh,…
Ưu điểm khi sử dụng những bài thuốc này là khá an toàn cho người bệnh, những thành phần lại rất quen thuộc, dễ kiếm. Tuy nhiên các bạn chỉ nên áp dụng chúng khi bệnh mới phát, tức là khi mới bắt đầu có những biểu hiện đau tức thượng vị. Một khi không đỡ và đau vẫn kéo dài thì nên dừng lại và đi khám để biết rõ nguyên nhân.
+ Cuối dùng là biện pháp áp dụng y học hiện đại: Khi đến bệnh viện, bệnh nhân có thể được phát hiện bệnh nhờ phương pháp nội soi. Sau đó, tùy theo từng trường hợp mà được bác sĩ kê toa thuốc khác nhau. Dùng thuốc tây y chữa bệnh viêm loét dạ dày giúp người bệnh nhanh chóng giảm nhẹ các triệu chứng đau đớn của bệnh nhưng về căn bản, thuốc tây y không thể chữa khỏi gốc gác của bệnh nên sau một thời gian ngừng thuốc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ trái phát và có nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn.
+ Một cách khác nữa (nên áp dụng) là dùng thực phẩm chức năng giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Với nên y học ngày càng phát triển đã bào chế được thực phẩm chức năng chữa bệnh viêm loét dạ dày, các sản phẩm chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn để có công hiệu chữa bệnh tốt nhất. Thực phẩm chức năng có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp khác đó là hiệu bệnh rất hiệu quả nhờ sự kết hợp của nhiều loại thảo mộc. Do vậy, nó rất lành tính, người bệnh không còn phải lo sợ bị phản ứng phụ như khi sử dụng thuốc Tây y.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Viết bình luận