Cách chống xơ vữa mạch máu hiệu quả an toàn

Xơ vữa mạch máu là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy cách chống xơ vữa mạch máu hiệu quả an toàn là câu hỏi của nhiều người. Xơ vữa mạch máu hay xơ vữa mạch vành là tình trạng các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám được tạo thành từ cholesterol, các chất béo, chất thải tế bào, canxi và fibrin. Lúc này, các động mạch dần bị xơ cứng và thu hẹp khiến lượng oxy và các chất dinh dưỡng khác đến cơ thể bị giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch đặc biệt như đau tim và đột quỵ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách chống xơ vữa mạch máu hiệu quả an toàn.

Cách chống xơ vữa mạch máu hiệu quả an toàn

1. Cách chống xơ vữa mạch máu

Bệnh xơ vữa động mạch rất khó để điều trị dứt điểm. Thế nhưng, một số phương pháp vẫn có thể hỗ trợ ngăn chặn bệnh phát triển thêm hoặc giảm bớt một phần xơ vữa động mạch như:

1.1 Chế độ ăn uống lành mạnh:

+ Nên:

Ăn cá (hai – ba lần trong một tuần). Các loại cá hồi, cá chép… chứa nhiều chất béo omega-3. Chất này rất tốt cho thành động mạch, có khả năng chống lại sự tạo mảng xơ vữa và giảm cholesterol trong máu.

Sử dụng thức ăn đạm thực vật: đậu nành, đậu hũ.

Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi, uống nước chè xanh.

Thịt gà khi ăn nên bỏ da.

Thay đổi cách chế biến các món ăn: tăng cường hấp, luộc, hầm… Hạn chế dùng phương pháp chế biến hun, quay, nướng, chiên, xào… Nên sử dụng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, nhưng không nên ăn nhiều.

+ Không nên:

Dùng các thức ăn giàu cholesterol như óc heo, thịt heo, tôm, gan heo, thận bò, bơ và trứng…

Không nên ăn loại dầu dừa vì dầu dừa có nhiều axít béo bão hòa, dễ gây nên hiện tượng xơ vữa động mạch.

Người bị đái tháo đường không ăn loại quả ngọt như mít, mãng cầu, xoài, sầu riêng…

Không nên ăn quá mặn, bởi muối là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp.

Không nên dùng sôcôla, bánh kem bơ.

Không hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia vì nó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và tăng cholesterol xấu.

+ Theo Đông y, để phòng chống xơ vữa động mạch, nên dùng các loại gia vị và thức ăn sau:

- Hành tây: là loại thực phẩm có chứa prostaglandin A – một chất giúp giãn mạch, làm mềm các mạch máu, tăng lưu lượng máu mạch vành. Ngoài ra, thường xuyên ăn hành tây còn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu, cải thiện xơ vữa động mạch, tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể. Có thể xào hành tây với nấm, hoặc cắt hành tây thành khoanh mỏng để trộn gỏi.

- Tỏi: Ăn sống, mỗi ngày dùng khoảng hai-ba tép tỏi. Hiện nay đã có những công trình nghiên cứu và sản xuất ra các chế phẩm từ tỏi. Đây được coi là một trong những loại thực phẩm hiệu quả hàng đầu đối với điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch. Tỏi đã được chứng minh trong các nghiên cứu nhằm giúp hạ huyết áp, làm chậm xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh tim. Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy tỏi có lợi trong ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ có lẽ vì nó hoạt động như một chất pha loãng máu.

- Nước ép quả lựu: Nước ép quả lựu có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và axit punicic, được cho là làm giảm sự hình thành mảng bám - nguyên nhân làm tắc nghẽn và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, nó cũng chứa magiê và selen, chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu toàn diện được công bố trên Tạp chí Tim mạch Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng uống nước lựu (240ml) mỗi ngày trong 18 tháng làm chậm sự phát triển của bệnh động mạch cảnh.

- Cháo cà rốt: Cà rốt tươi (nhớ gọt vỏ, nếu để vỏ khi ăn sẽ dễ bị táo bón) cắt khúc, chẻ nhỏ, nấu với cháo trắng, ăn trong ngày. Cháo cà rốt giúp giảm mỡ máu, tăng cường thể lực cho người cao tuổi.

- Nước sơn tra: Mỗi ngày dùng 10 - 15g sơn tra đã phơi khô, nấu nước uống thay trà, nhằm giảm lượng mỡ trong máu. Có thể phối hợp sơn tra với kim ngân hoa, cúc hoa, mỗi thứ 20g. Nấu nước uống thay trà.

- Cháo lá sen: Dùng một lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ bỏ bã lấy nước. Nấu cháo bằng nước lá sen, khi cháo nhừ, cho vào một ít đường phèn. Cháo lá sen có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ.

- Gừng: Gia vị này có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tuyệt vời. Gừng có một số hợp chất như shogaols và gừng có tác dụng làm giảm cholesterol, do đó ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và động mạch bị tắc nghẽn. Tinh chất gừng có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính trong máu, các vùng tổn thương động mạch chủ và tập hợp peroxit chất béo liên kết LDL.

- Nghệ: Gia vị phổ biến này chứa một polyphenol gọi là curcumin từ lâu đã được biết là có lợi trong tác dụng bảo vệ tim mạch. Tinh chất nghệ cũng được cho là làm giảm cholesterol LDL và mảng bám tích tụ trong động mạch. Một nghiên cứu từ năm 2011, được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng và Nghiên cứu thực phẩm cho thấy, nghệ có hiệu quả hơn trong việc giảm cholesterol và ức chế tổn thương xơ vữa động mạch sớm hơn lovastatin, một loại thuốc giảm cholesterol.

- Giá: Giá đỗ chính là một trong những loại thực phẩm có nhiều chất xơ, giúp cơ thể loại bỏ các chất cholesterol có hại cho cơ thể. Có thể ăn giá sống dưới hình thức gỏi cuốn, cuốn bánh tráng, giá xào với hẹ, hoặc ngâm chua giá với dưa cải, hẹ.

Cách chống xơ vữa mạch máu hiệu quả an toàn

- Chanh: Chúng ta đều biết rằng uống nước chanh là một thói quen lành mạnh tốt cho tim của bạn. Chanh được biết là làm giảm mức cholesterol và giúp các động mạch bằng cách ngăn ngừa tổn thương oxy hóa. Khi ăn chanh, các động mạch cũng được nạp vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và nếu sử dụng liều cao có khả năng giảm cholesterol, tăng lipoprotein mật độ cao (HDL), ức chế kết tập tiểu cầu, giảm viêm và tăng cường độ đàn hồi động mạch.

- Ớt: Những thứ cay cũng tốt cho các động mạch bị tắc nghẽn. Ớt chứa một hợp chất capsaicin giúp giảm LDL cholesterol, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Capsaicin được phát hiện có khả năng ngăn ngừa biến chứng phổi và mạch máu phát sinh từ việc sử dụng thuốc điều trị ARV (hoạt tính cao), được cho là làm tăng xơ vữa động mạch và tăng huyết áp động mạch phổi.

- Quế: Quế rất tốt cho việc giảm nhiều yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim. Một nghiên cứu được công bố trên Diabetes Care đã quan sát 60 bệnh nhân đái tháo đường trong khoảng thời gian 40 ngày và cho thấy tiêu thụ từ 1,3-6g mỗi ngày có thể làm giảm lượng glucose, LDL và cholesterol toàn phần trong bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng quế có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

- Kim chi: Một món ăn phổ biến ở Hàn Quốc rất nhiều probiotic, được làm từ bắp cải lên men và ớt cay, đã được chứng minh là làm chậm quá trình xơ vữa động mạch. Kim chi có một hợp chất hoạt tính 3-94-hydroxy-, 5-dimethoxyphenyl giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch chủ với chế độ ăn nhiều cholesterol. Ngoài ra, bắp cải lên men có thể làm suy giảm các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu chlorpyrifos và bisphenol A.

- Hạt lanh: Hạt lanh là một loại thực phẩm có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe tim mạch, đồng thời nguồn axit omega-3, axit alpha-linoleic trong hạt lanh giúp giảm viêm và hạ huyết áp, nên được cho là có thể ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Tạp chí Atherosclerosis công bố một nghiên cứu cho thấy rằng hạt lanh đã làm giảm sự phát triển của xơ vữa động mạch chủ tới 46%.

- Hạt vừng: Hạt vừng có thể giúp làm giảm tắc nghẽn động mạch. Axit béo chứa trong dầu vừng có thể ức chế hiệu quả sự hình thành tổn thương xơ vữa động mạch, chất béo trung tính,

1.2 Tập thể dục thường xuyên:

Những môn thể thao thích hợp sẽ giúp tăng cường cung cấp dưỡng khí cho cơ tim, thúc đẩy cơ tim hình thành vòng tuần hoàn nhánh và tăng lượng huyết lưu của tuần hoàn nhánh, đồng thời, những bài tập phù hợp cũng giúp cơ tim giảm thiểu lượng dưỡng khí tiêu hao, tăng khả năng phản ứng của hệ thống tuần hoàn máu, giúp cải thiện quá trình thay thế chất béo, giảm thấp nồng độ cholesterol trong máu; làm bệnh nhân cảm thấy tinh thần sảng khoái, bớt chú ý đến bệnh tật, phát huy các nhân tố tích cực nội tại của người bệnh, từ đó giảm bớt hoặc giảm nhẹ nguy cơ đau tim.

Trước tiên, cần nắm vững tình trạng bệnh tật của chính mình. Những trường hợp mắc bệnh động mạch vành tim được phép tham gia hoạt động thể dục thể thao là: huyết áp tăng, điện tâm đồ có dấu hiệu nghi ngờ hoặc dương tính; Tiến hành điện tâm đồ vận động cho kết quả dương tính nhưng không cần thiết phải dùng thuốc ngừa đau tim; Bệnh đau tim đã bước đầu bị khống chế, không cần uống thuốc hoặc về cơ bản không dùng thuốc ngừa đau tim; Người bị nhồi máu cơ tim cấp tính đang trong giai đoạn hồi phục, bệnh tình đã ổn định và dần dần thuyên giảm. Những trường hợp nói trên có thể tập luyện với lượng vận động vừa phải và tiến hành theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Những bệnh nhân thể trạng yếu có thể tập các môn như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp, bơi… theo phương thức: cứ luyện tập 30 giây đến vài phút thì lại tạm nghỉ thời gian bằng hoặc dài gấp đôi khi tập, tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi tổng thời gian tập luyện khoảng trên dưới 40 phút. Tiến hành như vậy cho đến khi thể lực được tăng cường mới lại kéo dài hơn thời gian tập luyện.

Bạn cần đảm bảo thực hiện tốt khâu khởi động và hồi tĩnh. Nếu chưa khởi động tốt đã tiến hành luyện tập với cường độ lớn sẽ dễ bị thiếu máu cơ tim dẫn đến đau tim. Cũng tương tự như vậy, nếu chưa hồi tĩnh đã dừng hoạt động đột ngột cũng làm tim khó thích nghi ngay, thậm chí gây ra những phản ứng xấu. Cần chú ý phản ứng của nhịp tim và huyết áp. Nên tiến hành đo nhịp tim và huyết áp trước mỗi lần vận động, trong khi tập luyện với lượng vận động cao nhất và 2 phút sau khi dừng tập (đếm mạch đập trong 15 giây rồi nhân với 4), lấy đó làm các chỉ tiêu để đánh giá lượng vận động với phản ứng của cơ thể.

Cần lên kế hoạch tập luyện và ghi chép nhật ký luyện, lượng vận động và cảm giác của chính mình… làm cơ sở điều chỉnh và tổng kết kinh nghiệm, để việc tập luyện phát huy hết tác dụng, giúp sức khỏe ngày càng được tăng cường.

1.3 Dùng thuốc điều trị bệnh xơ vữa động mạch:

Thuốc điều trị cholesterol cao và huyết áp cao có khả năng làm chậm và thậm chí có thể ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch. Đồng thời, những loại thuốc này còn có tác dụng làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Thế nhưng tốt nhất, bạn chỉ nên dùng các thuốc trên sau khi được bác sĩ chỉ định và tư vấn về những tác dụng phụ có thể gặp phải.

1.4 Dùng thực phẩm chức năng phòng chống xơ vữa mạch máu Bi-Cozyme Max hàng ngày:

Bi-Cozyme Max là công thức đặc biệt áp dụng liệu pháp trị Enzyme tiên tiến (bổ sung các enzymes, nguồn gốc: thực vật và động vật, nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu, trao đổi chất, cân bằng chuyển hoá và duy trì các chức năng trong cơ thể) của các enzyme tiêu protein (Proteolytic Enzymes) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm Vesta Pharmaceuticals, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.

Bi-Cozyme Max là phức hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginkgo biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).

Công dụng của Bi-Cozyme Max:

>> Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

>> Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

>> Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

>> Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

>> Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

>> Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

>> Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

>> Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

>> Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 

bi-cozyme max

buy

 

Bi-Cozyme Max dùng hiệu quả cho các trường hợp:

- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên

- Người có các bệnh lý về tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao

- Người có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch

- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp

- Người có nguy cơ tai biến, sau tai biến, sau đặt stent, can thiệp tim mạch,

- Người mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não.

- Người mắc bệnh các bệnh gout, hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, căng thẳng, stress áp lực công việc, cuộc sống…

Bi-Cozyme Max đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam theo số giấy phép: 7080/2020/ĐKSP.

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme Max - Xua tan nỗi lo huyết áp, tim mạch, đột quỵ

1.5 Nong mạch vành và đặt stent:

Phương pháp này thường được chỉ định khi động mạch vành bị hẹp từ 70% trên phim chụp mạch vành. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng một ống thông nhỏ có gắn bóng và giá đỡ kim loại (stent) được đưa qua động mạch đùi hoặc động mạch quay ở cổ tay đi đến động mạch vành người bệnh. Khi đến vị trí bị xơ vữa, bóng được thổi phồng lên để mở rộng lòng mạch và đưa vào giá đỡ kim loại nhằm duy trì sự lưu thông của mạch máu.

1.6 Phẫu thuật bắc cầu mạch vành:

Một động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh từ cơ thể sẽ được bác sĩ kết nối, hoặc ghép, với động mạch vành bị chặn. Phẫu thuật này giúp tạo ra một con đường mới cho máu giàu oxy chảy đến cơ tim. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải bệnh nhân bị xơ vữa động mạch nào cũng cần thực hiện loại phẫu thuật này.

2. Chẩn đoán xơ vữa động mạch

Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể tìm thấy các dấu hiệu của động mạch bị thu hẹp, dãn rộng hay bị cứng lại, bao gồm:

+ Mạch yếu hoặc động mạch bị hẹp

+ Huyết áp giảm

+ Nghe bằng ống nghe thấy tiếng thổi trên động mạch

Dựa vào kết quả khám sức khỏe, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch, bao gồm:

+ Xét nghiệm máu:

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể phát hiện mức độ cholesterol và đường trong máu tăng lên có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Để thực hiện xét nghiệm này, người bệnh sẽ không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước trong 9-12 giờ trước khi thử máu. Bác sĩ sẽ thông báo trước cho người bệnh chuẩn bị nếu xét nghiệm này được thực hiện.

+ Siêu âm Doppler:

Bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị siêu âm đặc biệt (siêu âm Doppler) để đo vận tốc dòng máu tại các điểm khác nhau dọc theo cánh tay hoặc chân hoặc bất kỳ mạch máu nào có thể khảo sát được. Các phép đo này có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ của bất kỳ tắc nghẽn nào, cũng như tốc độ lưu thông máu trong động mạch.

+ Chỉ số mắt cá chân-cánh tay:

Xét nghiệm này có thể cho biết người bệnh có bị xơ vữa động mạch ở động mạch ngoại biên hay không. Bác sĩ có thể so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay. Phương pháp này được gọi là chỉ số mắt cá chân - cánh tay, nó cho thấy một sự khác biệt bất thường của huyết áp ở hai vị trí đo, có thể chỉ ra bệnh mạch máu ngoại biên, thường được gây ra bởi chứng xơ vữa động mạch.

+ Điện tâm đồ (ECG):

Điện tâm đồ ghi lại các tín hiệu điện khi chúng đi qua tim. Một ECG thường có thể tiết lộ bằng chứng về một cơn đau tim trước đó. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra thường xuyên nhất trong khi tập thể dục, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm nghiệm pháp gắng sức bằng đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp trong khi đang gắn điện cực ghi ECG.

+ Kiểm tra sự căng thẳng:

Một bài kiểm tra sự căng thẳng, còn được gọi là bài tập căng thẳng, được sử dụng để thu thập thông tin về việc tim hoạt động tốt như thế nào trong hoạt động thể chất. Bởi vì tập thể dục làm cho tim bạn đập mạnh hơn và nhanh hơn so với hầu hết các hoạt động hàng ngày. Bài kiểm tra tập căng thẳng có thể tiết lộ những vấn đề trong tim có thể không thể nhận thấy bằng cách khác. Bài kiểm tra tập căng thẳng thường là đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp đứng yên trong khi nhịp tim, huyết áp và nhịp thở được theo dõi.

+ Đặt ống thông tim và chụp động mạch vành:

Thủ thuật này có thể phát hiện ra các động mạch vành bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Một chất cản quang được tiêm vào các động mạch của tim thông qua một ống dài, mỏng (ống thông) được đưa qua động mạch, thường là ở chân hoặc cổ tay đến các động mạch trong tim. Khi chất cản quang lấp đầy các động mạch, các động mạch sẽ hiển thị trên tia X, cho thấy các khu vực bị hẹp hay tắc nghẽn.

+ Các xét nghiệm hình ảnh khác:

Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) hoặc chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) để kiểm tra các động mạch. Những xét nghiệm này thường có thể cho thấy xơ cứng và hẹp các động mạch lớn, cũng như phình động mạch và lắng đọng canxi trong thành động mạch.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách chống xơ vữa mạch máu hiệu quả an toàn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bệnh mạch vành và cách chữa trị như thế nào

>>> Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào

>>> Cách điều trị bệnh mạch vành như thế nào

Viết bình luận