Các triệu chứng của bệnh đau tim như thế nào?

Đau tim là tình trạng đau đột ngột xảy ra ở vùng ngực trái nó thường bất ngờ khiến bệnh nhân không kịp trở tay. Vậy các triệu chứng của bệnh đau tim như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Tim là bộ phận quan trọng trong việc mang máu và oxy đi nuôi dưỡng cho toàn bộ cơ thể. Tim không khỏe thì cơ thể không khỏe. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng của bệnh đau tim và cách phòng bệnh ra sao.

Các triệu chứng của bệnh đau tim như thế nào

1. Các triệu chứng của bệnh đau tim

Nhiều bệnh nhân tim mạch cho biết họ thường thấy xuất hiện một vài các triệu chứng dưới đây, nhưng chỉ thoáng qua rồi nhanh chóng bỏ qua các triệu chứng ban đầu đó. Khi bệnh đã trở nặng, họ mới tìm đến gặp bác sĩ. Điều này làm quá trình điều trị trở nên khó khăn và không đạt hiệu quả mong muốn, thậm chí nhiều bệnh nhân phải bỏ ra những khoản tài chính vô cùng lớn để chữa bệnh. Nếu phát hiện và can thiệp sớm, người bệnh không chỉ giảm chi phí y tế mà hiệu quả điều trị cao, nhất là trong các can thiệp tim mạch.

Người bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim như người cao tuổi, thừa cân, béo phì hoặc bị bệnh tăng huyết áp nên được thăm khám định kỳ tim mạch. Nếu cùng lúc xuất hiện ít nhất 2 triệu chứng trong các triệu chứng dưới đây người bệnh cần đi khám bác sĩ.

+ Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống:

Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để nhận được tư vấn và tìm nguyên nhân. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Để phân biệt bệnh tim với bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.

+ Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức:

Nếu thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp.

+ Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực:

Thông thường, những người được chẩn đoán mắc bệnh tim hay phàn nàn về triệu chứng họ thường gặp là cảm giác bị đè nặng lên ngực hoặc tức ngực. Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại. Khi bị đau ngực kéo dài, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và khẩn trương đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. Đau thắt ngực hoặc đau ngực nói chung thường là do các tế bào cơ tim không nhận đủ ôxy do lưu lượng máu tới tim giảm. Trong suy tim, do khả năng bơm máu của quả tim bị suy giảm, việc lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở, thậm chí người bệnh khó thở khi làm những công việc cá nhân hoặc cả khi ngồi nghỉ. Các cơn khó thở đến mức có cảm giác quần áo, giầy thít chặt vào cơ thể.

+ Ho dai dẳng hoặc khò khè:

Người bị suy tim sung huyết là khi chức năng bơm máu của tim không đủ cung cấp cho cơ thể, máu bị ứ lại, gọi là ứ dịch. Nó ứ dịch ở nhiều cơ quan như phổi sẽ gây ho mạn tính, thở khò khè, nếu ứ dịch ở gan, ruột gây chán ăn, buồn nôn... Đối với trường hợp ho dai dẳng nhiều khi người bệnh dễ nhầm với bệnh phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Tình trạng ho có thể xấu đi khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường. Ho do bệnh tim thường ho khan hoặc có thể có đờm trắng hoặc chất nhầy đặc.

+ Hiện tượng phù:

Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước. Nếu thấy khi ngủ dậy mặt bị căng phù, mí mắt nặng, hoặc điển hình phù bàn chân vào thời điểm nhất định trong ngày cảm thấy đi dép chật...., tất cả đều cho thấy bạn đang có những triệu chứng của suy tim. Khi lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị ứ lại, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô làm bệnh nhân bị phù.

+ Chán ăn:

Một trong những dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Đó là do sự tích tụ của dịch trong gan hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Kết quả là, người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa tim mạch.

+ Nhịp tim có vấn đề:

Trong suy tim, trái tim người bệnh thường đập với tốc độ nhanh hơn, hay cảm giác như đang chạy hoặc đập dồn dập. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh là để bù đắp cho khả năng suy giảm chức năng bơm máu. Các biểu hiện như hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực đều cần được người bệnh lưu tâm.

Các triệu chứng của bệnh đau tim như thế nào

+ Đi tiểu ban đêm:

Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm là một dấu hiệu quan trọng của suy tim. Điều này xảy ra do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu. Để tránh hiện tượng này, người bệnh cần kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể vào buổi tối hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng.

+ Lo lắng:

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng lại là dấu hiệu rất hay bị bỏ qua. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi; nhiều người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn gần đây cảm thấy lo lắng hoặc cảm thấy bất an, cộng thêm một trong những triệu chứng đã nói ở trên cần đi kiểm tra bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh suy tim.

+ Khi nào đau tim trở nên nguy hiểm?

Cơn đau tim trở nên nguy hiểm khi các triệu chứng của nó trở nên trầm trọng hoặc kéo dài trên 15 phút và không giảm bớt cho dù bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giảm đau thắt ngực. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Lúc này, bạn cần ngay lập tức gọi đến số điện thoại 115 hoặc thông báo với người thân để được đưa đi cấp cứu, nhằm hạn chế tối đa biến chứng và nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim. Kinh nghiệm của một số người bệnh sống sót sau nhồi máu cơ tim cho biết, đau tức vùng ngực kèm theo đổ mồ hôi lạnh bất thường ở đầu, bụng đầy trướng, buồn đi cầu là dấu hiệu cho biết cơn nhồi máu cơ tim đã đến.

Thời gian tốt nhất để một cơn đau tim được tiếp cận với điều trị là trong vòng 1-2 giờ, kể từ khi khởi phát những triệu chứng đầu tiên. Bất kỳ sự trì hoãn hay chậm trễ nào cũng sẽ khiến cho trái tim bị tổn thương nặng nề hơn và giảm cơ hội sống sót của bạn.

2. Nguyên nhân khiến bạn bị đau tim

Nguyên nhân khiến bạn bị đau tim có thể chỉ là nguyên nhân do sinh hoạt, tâm lý không tốt, song cần cẩn thận nếu nguyên nhân do bệnh lý. Bệnh lý tim mạch gây đau tim có thể tiến triển nhanh, gây suy giảm chức năng tim nghiêm trọng nên cần khám và điều trị sớm.

+ Nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý:

Đau nhói ở tim là dấu hiệu cho thấy tim đang bị tổn thương nhất định, nhất là khi nó diễn ra thường xuyên thì nguyên nhân có thể do bệnh lý như:

Bệnh lý ở phổi.

Rối loạn thần kinh tim.

Viêm sụn sườn, viêm dây thần kinh liên sườn.

Bệnh lý về tim như hẹp van tim, viêm màng ngoài tim, nhồi máu, thiếu máu cơ tim.

Viêm dạ dày, thực quản gây đau tức vùng tim xuất hiện không thường xuyên, tình trạng đau ngực thường đặc trưng hơn.

Khi dấu hiệu đau tim bất thường, bạn cần nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi triệu chứng này cũng như triệu chứng kèm theo. Hãy sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch sớm để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân cũng như tìm biện pháp can thiệp kịp thời.

Để hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân nhói ở tim dễ dàng, hãy cung cấp đủ thông tin về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, dấu hiệu lâm sàng, triệu chứng, hợp tác thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

+ Nguyên nhân không do bệnh lý:

Đôi khi, đau tim xuất hiện là hậu quả khi bạn hoạt động thể lực quá sức hoặc vấn đề tâm lý như: căng thẳng, buồn phiền, lo âu quá mức,… Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tim khi tác động đến thần kinh giao cảm, thần kinh tim,… Đây chỉ là hiện tượng tạm thời, không kéo dài và không tái phát nhiều lần nên không quá nguy hiểm.

Có thể nhận biết tình trạng đau tim lành tính không xuất phát từ vấn đề tim mạch cần thăm khám, điều trị nếu có đặc điểm sau:

Đau nhói ở tim kéo dài khoảng 30 giây hoặc hơn, khi nghỉ ngơi hoặc ổn định nhịp thở, dấu hiệu này sẽ giảm dần và biến mất.

Đau nhói ở tim đột ngột hoặc sau khi ăn no.

Đau khi hoặc sau khi hoạt động thể chất ở cường độ cao như: tập gym, chạy bộ dài, chơi thể thao, mang vác làm việc tay chân nặng nhọc.

Khi tình trạng đau tim bất ngờ, dần hồi phục khi bạn nghỉ ngơi thì tình trạng này thường không nghiêm trọng và bạn không nên quá lo lắng. Song vẫn cần theo dõi triệu chứng xem Đau tim có tái phát hay không, cơ thể có gặp vấn đề bất thường nào khác không.

3. Cách sơ cứu người bị đau tim

Đau tim là tình trạng y tế khẩn cấp, các cơ tim có thể đang chết đi từng phút và không thể hồi phục được. Do đó, người bệnh cần được điều trị khẩn trương để tăng cơ hội sống và giới hạn tình trạng tổn thương tim.

Nếu bạn nghĩ bạn hoặc một người xung quanh đang có các dấu hiệu của đau tim, nên nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc nhờ bạn bè, người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Khi đến khoa cấp cứu, hãy nói ngay là đang bị đau tim để được chú ý và can thiệp ngay lập tức.

Để quá trình điều trị được thuận lợi, cần cung cấp cho bác sĩ một số thông tin như: Cơn đau tim bắt đầu từ lúc nào? Tính chất cơn đau thay đổi như thế nào từ khi bắt đầu? Các bệnh đang mắc phải cùng các thuốc đang dùng thường xuyên để điều trị? Các thuốc đã dùng từ khi xuất hiện cơn đau?

Các triệu chứng của bệnh đau tim như thế nào

+ Trong thời gian chờ đợi đưa đến cơ sở y tế, có thể áp dụng một số cách sơ cứu người bị đau tim như sau:

Nới rộng quần áo ở cổ, ngực, bụng, ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, đầu và vai được nâng đỡ, đầu gối gấp để giảm gánh nặng cho tim. Cố gắng giữ tâm trạng bình tĩnh, tránh hoảng loạn.

Sử dụng thuốc aspirin: Nhai một liều aspirin dạng viên nén (300mg) để giúp làm tan cục máu đông và làm giảm thiểu tổn thương cơ tim. Không được dùng trong trường hợp bị dị ứng hoặc có các chống chỉ định đặc biệt mà bác sĩ không cho sử dụng.

Dùng Nitroglycerin hoặc các thuốc khác đã được bác sĩ kê đơn trước đó để sơ cứu người bị đau tim. Không dùng các thuốc tim mạch của người khác vì có thể khiến bệnh nhân gặp các tình huống nguy hiểm hơn.

Nếu tình trạng của bệnh nhân nguy kịch, hãy tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) cho bệnh nhân.

Nếu có thể, hãy sử dụng máy khử rung tim tự động bên ngoài AED cho bệnh nhân, máy sẽ phát ra các sốc điện để điều chỉnh tình trạng nhịp tim bất thường, khi đã gắn máy AED vào người, hãy luôn bật máy ngay cả khi bệnh nhân đã hồi phục.

Khi cơn đau tim xảy ra, sẽ rất khó để lên kế hoạch phải làm gì để sơ cứu người bị đau tim, do đó nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và đã từng có những cơn đau thắt ngực trước đó, nên chuẩn bị các phương án trước khi cơn đau tim xảy ra như: Số điện thoại cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất, số điện thoại người thân sẽ hỗ trợ, các thuốc điều trị luôn cần mang theo bên người,...

Các bệnh tim mạch gây nên cơn đau tim thường xảy ra ở những người nghiện thuốc lá, ăn nhiều chất béo, mắc bệnh tiểu đường, cholesterol máu cao, huyết áp cao, thừa cân, béo phì,... Thực hiện lối sống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ, thường xuyên vận động để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các cơn đau tim có thể xảy ra trong tương lai.

4. Hồi phục sau đau tim

Quá trình phục hồi sau cơn đau tim có thể mất vài tháng, đây là một quá trình cần hồi phục từ từ mà không được vội vàng. Trong thời gian phục hồi, tùy mức độ tổn thương từ cơn đau tim mà bệnh nhân có thể phải tập vật lý trị liệu hoặc chỉ cần vận động thể dục hợp lý kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp.

Quá trình phục hồi thường diễn ra theo từng giai đoạn, bắt đầu từ bệnh viện cho đến sau khi được ra viện bệnh nhân có thể tiếp tục phục hồi tại nhà.

Hai mục tiêu quan trọng nhất của quá trình phục hồi là: Dần dần khôi phục lại thể chất của bệnh nhân để có thể tiếp tục các hoạt động bình thường và Giảm nguy cơ bị đau tim khác.

+ Tập thể dục:

Sau khi trở về nhà, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tránh các hoạt động thể lực mạnh và chỉ thực hiện các hoạt động nhẹ, như đi bộ lên và xuống cầu thang vài lần trong ngày hoặc đi bộ một quãng ngắn.

Sau một thời gian, bệnh nhân có thể tăng dần khối lượng hoạt động lên.

+ Chế độ ăn uống phù hợp:

Người bệnh có khẩu phần ăn hợp lý, giảm tinh bột, giảm mỡ. Ăn trái cây, ăn ít thịt thay bằng cá.

Thay thế bơ và pho mát bằng các sản phẩm từ dầu thực vật như dầu ô liu.

Không nên dùng thực phẩm bổ sung trước khi tham khảo ý kiến ​​bác hoặc các chuyên gia. Một số chất bổ sung (ví dụ như beta-caroten) có khả năng gây hại.

+ Lối sống:

Không nên hút thuốc lá: Nếu đã từng hút thuốc thì bệnh nhân nên cai thuốc vì sức khỏe của chính mình

Không nên uống rượu, bia: Uống nhiều rượu, và thức uống có cồn làm tăng huyết áp, nồng độ cholesterol và tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau tim khác. Nghiên cứu đã cho thấy người tiếp tục uống rượu sau đau tim có nguy cơ tử vong tăng gấp 2 lần so với người không sử dụng rượu.

Kiểm soát cân nặng: Nếu đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách kết hợp thể dục và chế độ ăn kiểm soát calo dành cho người béo phì.

Hãy có lối sống khỏe, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ và khám sức khỏe định kỳ. Theo dõi cơn đau tim của bạn, nếu các triệu chứng thay đổi hoặc trở nên xấu hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, hãy báo ngay cho bác sĩ.

+ Sử dụng thực phẩm chức năng Bi-Q10 Max hàng ngày giúp bổ tim, tăng cường chức năng tim giúp phòng chống các bệnh lý về tim.

Bi-Q10 Max là một sản phẩm hỗ trợ toàn diện sức khỏe tim mạch, não, gan và thận... Bi-Q10 Max có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành...

bi-q10-max

Công dụng của Bi-Q10 Max:

Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch đã vinh dự nhận được cúp vàng do hiệp hội thực phẩm trao tặng sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng:

>> Giúp giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu.

>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.

>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.

>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.

>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 Max làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.

>> Chỉ định điều trị Bi-Q10 Max cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.

>> Bi-Q10 Max giúp ổn định và điều hòa huyết áp.

>> Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.

>> Giải phóng  năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Q10 Max - Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh tim như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Đau nhói ở tim là bệnh gì và cách chữa trị ra sao

>>> Cách chữa tức ngực khó thở như thế nào

>>> Bệnh mạch vành nên uống thuốc gì?

Viết bình luận