Sỏi thận là căn bệnh mà nhiều người mắc phải hiện nay, những viên sỏi to thì thường phải dùng đến phương pháp mổ. Vậy các phương pháp mổ sỏi thận như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc có mổ số trường hợp là do phát hiện bệnh khi sỏi đã to hoặc đã xuất hiện biến chứng như thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận… Trên đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các phương pháp mổ sỏi thận là những phương pháp nào.
* Các phương pháp mổ sỏi thận
+ Phẫu thuật bằng robot:
Phương pháp này được chỉ định cho những viên sỏi có kích thước lớn, có thể rút ngắn thời gian nằm viện tuy nhiên chi phí lại rất cao.
+ Phẫu thuật mổ mở:
Phương pháp này là phương pháp cổ điển đã được sử dụng hàng trăm năm nay nhưng ít được chỉ định do có khả năng gây ra nhiều tai biến và lâu phục hồi. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những viên sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước lớn và bệnh nhân có chức năng thận kém.
+ Lấy sỏi thận qua da:
Phương pháp: tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng đối với sỏi có kích thước lớn, ở vị trí sỏi bể thận, sỏi ở nhóm đài dưới sỏi san hô, sỏi cứng.
+ Phẫu thuật nội soi lấy sỏi:
Phương pháp: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể. Phương pháp này được chỉ định cho sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.
+ Tán sỏi ngoài cơ thể:
Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích để phá vỡ bề mặt sỏi, đập vụn sỏi và đào thải sỏi ra ngoài theo đường tiết niệu. Phương pháp này có thể áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng 3cm và ở các vị trí: sỏi ở bể thận, sỏi nhóm đài trên, sỏi ở nhóm đài dưới nhưng cổ đài phải rộng, sỏi 1/3 trên niệu quản.
+ Tán sỏi nội soi ngược dòng:
Phương pháp: dùng ống soi niệu quả đưa từ niệu đạo lên bàng quang, lên niệu quản, tiếp cận viên sỏi sau đó phá vụng sỏi bằng laser hoặc khí nén rồi lấy bơm rửa hết sỏi. Phương pháp này áp dụng với sỏi ở các vị trí: 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi nội soi với sỏi cao hơn ở vị trí đốt sống L3, L4.
* Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
+ Tiểu ra máu:
Sỏi thận gây trầy xước mô, máu có thể trộn lẫn với nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
+ Đau rát khi tiểu tiện:
Đau rát khi tiểu tiện xảy ra khi sỏi thận di chuyển qua niệu quản đến bàng quang. Khi ấy, sỏi thận kích thích bàng quang và gây nên đau rát. Viêm nhiễm có thể xảy ra và càng khiến bạn đau rát khi tiểu tiện.
+ Sốt và cảm giác ớn lạnh:
Hiển nhiên, nếu chỉ có triệu chứng sốt và ớn lạnh thì không phải là dấu hiệu của sỏi thận. Nhưng nếu các bệnh này đi kèm với các triệu chứng sỏi thận ở nữ giới, thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vì sỏi thận có thể là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển.
+ Nước tiểu nặng mùi:
Sỏi thận có thể khiến nước tiểu trở nên nặng mùi hơn. Sỏi thận là sản phẩm phụ của quá trình tích tụ các hóa chất trong nước tiểu. Các chuyên gia khuyến cáo rằng khi nước tiểu nặng mùi đi kèm với các triệu chứng khác của sỏi thận thì nên khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
+ Thường xuyên tiểu tiện nhỏ giọt:
Thường xuyên tiểu tiện nhỏ giọt, có khả năng sỏi thận đang đi qua niệu quản. Khi ấy, sỏi thận kích thích bàng quang và khiến bạn có cảm giác tiểu tiện thường xuyên hơn. Nếu viên sỏi thận to, nó có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Nếu gặp những trường hợp trên, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
+ Đau lưng, bụng hoặc đau một bên:
Các triệu chứng của sỏi thận xảy ra khi niệu quản (một ống nhỏ dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) bị chặn bởi các hạt sỏi. Bạn sẽ cảm giác đau đớn quanh thận (ở phần giữa lưng) và cơn đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi. Nếu cơn đau khiến bạn không thể ngồi được thì bạn hay nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay.
+ Buồn nôn và ói mửa:
Buồn nôn và ói mửa có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang bị tắc nghẽn. Nghĩa ra niệu quản bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ và ngăn không cho nước tiểu di chuyển đến bàng quang. Những dây thần kinh trong ruột và thận có liên quan đến nhau. Khi sự tắc nghẽn ở thận xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và làm bạn buồn nôn và ói mửa.
* Khi nào thì phải tiến hành mổ sỏi thận
Thông thường, nếu như sỏi thận có kích cỡ trên 20 mm thì sẽ tiến hành mổ cho bệnh nhân là phổ biến. Còn với sỏi thận mà có kích cỡ nhỏ hơn 10 mm thì phương pháp điều trị đó là tán sỏi để loại bỏ ra khỏi cơ thể dần dần mà không cần phải mổ. Bên cạnh đó còn là do gây ra bởi nhiễm trùng, ngăn cản dòng nước tiểu ra khỏi thận và gây ra một số vấn đề nghiêm trọng khác như cháy máu chẳng hạn. Bạn cần phải thăm khám kịp thời để biết được sỏi của mình đang ở tình trạng nào và có quyết định nên hay không nên mổ.
Trên đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các phương pháp mổ sỏi thận như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Phương pháp điều trị sỏi thận an toàn hiệu quả
>>> Sỏi niệu quản và cách điều trị an toàn hiệu quả
>>> Bệnh sỏi thận nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi thận
Viết bình luận