Các loại lá cây tốt cho phổi - BNC medipharm

Phổi là cơ quan quan trọng trong cơ thể chuyên cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể để vận hành mọi hoạt động sống. Phổi không khỏe thì cơ thể không khỏe. Các loại lá cây tốt cho phổi là câu hỏi của nhiều người. Từ xa xưa tổ tiên của chúng ta đã biết dùng những loại lá cây làm thảo dược để trị các bệnh lý của con người. Và bệnh phổi cũng là một trong những có thể được điều trị bằng lá cây, tuy nhiên không phải ai cũng biết những loại lá cây đó. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Các loại lá cây tốt cho phổi

1. Các loại lá cây tốt cho phổi

+ Bách bộ:

Bách bộ là một loại thảo dược quý, thường được dân gian lưu truyền như một “thần dược trị ho”, có thể giúp điều trị các bệnh ho lâu ngày và viêm phế quản mạn tính. Bộ phận mang tác dụng dược lý của bách bộ là phần rễ củ. Trong rễ củ của bách bộ có chứa một lượng lớn các loại alkaloid như glucid, lipid tuberostemonin, stemonin, isostemotinin,...

Theo Y học hiện đại, các thành phần trên mang tác dụng kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus Pneumoniae, Staphylococcus aureus,..Đặc biệt, stemonin có trong bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, giúp ức chế các phản xạ gây ho.

Cách dùng bách bộ hiệu quả để điều trị viêm phế quản: Dùng 20g củ bách bộ khô, đun sắc với khoảng 100ml nước. Thêm vào một chút mật ong rừng, chia làm 3 lần uống trong một ngày.

+ Xuyên tâm liên:

Xuyên tâm liên là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền của Ấn độ, Trung Quốc và Việt Nam. Bộ phận thường dùng của loài cây này là phần bên trên mặt đất, bao gồm lá, thân và cành mang lá. Theo y học hiện đại, lá và thân cây xuyên tâm liên có chứa tanin, đường, chất nhựa và các acid hữu cơ. Ngoài ra, bên trong lá còn có các chất như andrographolide, neoandrographolide và panicolide. Theo dược lý hiện đại, các chất này có tác dụng chống viêm mạnh và kháng lại được nhiều vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis,... Trong y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh phế, can, tỳ. Với tác dụng thanh phế, chỉ khái, lợi hầu họng, xuyên tâm liên thường được dùng trong các trường hợp viêm họng, viêm phế quản và viêm amidan.

Bài thuốc chữa viêm phế quản có chứa xuyên tâm liên: Dùng 12g xuyên tâm liên, 12g huyền sâm, 12g mạch môn, cam thảo và trần bì mỗi thứ 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 - 3 lần uống. Dùng đều đặn từ 7 - 10 ngày.

+ Lá húng quế và quế:

Được biết đến không chỉ là một loại rau gia vị đặc trưng trong ẩm thực, húng quế còn được coi là vị thuốc quý. Theo Đông y, húng quế giúp loại bỏ đờm từ ống phế quản và giảm triệu chứng viêm. Húng quế có khả năng sát trùng, diệt vi khuẩn, kháng khuẩn mạnh nên mỗi ngày bạn uống hỗn hợp 2 lần, sẽ cải thiện đáng kể cho căn bệnh viêm phổi bạn đang mắc phải. Trong khi đó, các đặc tính tốt trong quế có thể giúp chống lại virus truyền bệnh và giảm nhiễm trùng. Việc kết hợp húng quế và quế chắc chắn sẽ tạo thành một bài thuốc tuyệt vời giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phổi.

Nguyên liệu:

- 3 đến 4 lá húng quế

- 2,5 cm mảnh quế

- 2 chén nước

Cách làm:

- Đun sôi 2 chén nước

- Cho thêm lá húng quế và mảnh quế vào nồi nước đang đun rồi tiếp tục đun sôi một lúc nữa

- Lọc lấy nước rồi uống. Bạn có thể cho thêm một muỗng cà phê mật ông cho thêm hương vị

+ Lá bạc hà:

Theo Đông y, bạc hà có vị cay, mùi thơm, tính mát, không độc có tác dụng tán phong nhiệt, làm ra mồ hôi, giải độc cơ thể, chống xung huyết, co thắt phổi, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp rất tốt.

Nguyên liệu:

- 6-7 lá bạc hà tươi

- 1 thìa mật ong

Cách làm:

- Bạn lấy lá bạc hà tươi rửa sạch sau đó dùng chày giã nát sau đó lọc lấy 10ml nước cốt

+ Rau bina và nước ép cà rốt:

Rau bina và nước ép cà rốt sẽ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể phục hồi tốt sau khi bị bệnh, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch. Nước rau bina và rau bina là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị bệnh viêm phổi.

Nguyên liệu:

- 5 đến 6 lá rau bina

- 1 củ cà rốt

Cách làm:

- Thái cà rốt thành từng miếng nhỏ

- Cho cà rốt và rau bina vào máy xay sinh tố rồi xay

- Lọc hỗn hợp lấy nước rồi uống

+ Lá đu đủ đực:

Theo các nghiên cứu được thực hiện thành phần trong lá đu đủ đực có tác dụng giúp tiêu diệt tế bào ung thư khá hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thần kinh, đặc biệt là ung thư phổi hay các bệnh liên quan đến phổi.

Sử dụng lá đu đủ đực trong điều trị xơ phổi bằng cách: lấy lá đu đủ đực rửa sạch và cắt nhỏ thành từng đoạn. Mang phần lá đu đủ đực đã cắt nhỏ đi phơi khô và sau đó cất vào hộp thuỷ tinh. Tiếp đó nấu lá đu đủ đực phơi khô với nước theo tỷ lệ 1:1 đến khi nước có màu vàng cánh gián thì có thể lấy đi sử dụng được.

Xem thêm: >>> Mách bạn 5 cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ hiệu quả

+ Diếp cá:

Diếp cá là loại cây được sử dụng như rau ăn kèm với nhiều món ăn quen thuộc của Việt Nam. Nhưng ít người biết được công dụng của diếp cá có thể chữa các bệnh liên quan đến phổi. Ngoài việc sử dụng diếp cá để chăm sóc sắc đẹp thì nó còn được sử dụng giúp thuyên giảm các triệu chứng tức ngực, khó thở. Hoạt chất có trong rau diếp cá giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây tổn thương phổi.

- Tiếp tục trộn thêm 1 thìa mật ong vào nước cốt lá bạc hà và uống

- Mỗi ngày bạn có thể uống 4 lần hỗn hợp này, bệnh viêm phổi bạn đang mắc sẽ khỏi rất nhanh

Các loại lá cây tốt cho phổi

+ Chữa bệnh phổi bằng thuốc nam cây Xạ đen:

Bệnh ung thư phổi cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Do đó, các bác sĩ Tây và Đông y đã thực hiện nhiều nghiên cứu. Họ đưa ra kết luận rằng: xạ đen được xem là cây thuốc nam trị ung thư phổi hiệu quả. Cây Xạ đen giống như “ngọn hải đăng” mang lại hi vọng cho người mắc phải căn bệnh này. Theo như thông tin được lưu lại trong các bài thuốc xưa, cây xạ đen là một loại thuốc quý có tác dụng cầm máu, chữa trị vết thương. Không những thế, trong xạ đen còn chứa Flavonoid. Đây hoạt chất giúp hạn chế sự phát triển của các khối u, giúp điều trị các bệnh ác tính.

Để xạ đen đạt tối đa hiệu quả, bạn có thể hãm 60 gram xạ đen trong 1,5 lít nước, đun 30 phút và dùng mỗi ngày. Bạn cũng có thể để nước nguội và bỏ tủ lạnh để sử dụng dần.

2. Tổng quan về phổi dấu hiệu, tác nhân

2.1 Những dấu hiệu có thể cảnh bảo những bệnh lý tại phổi

+ Ho ra máu: Ho ra máu có thể gặp ở một số bệnh cảnh như lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi...hoặc đôi khi có sự nhầm lẫn giữa việc nôn ra máu. Tuy nhiên, dù bất kỳ nguyên nhân do đâu thì đều cần tới gặp bác sĩ ngay.

+ Thay đổi nhịp thở: Đối với người trưởng thành tốc độ thở là số nhịp thở mà phổi của bạn thực hiện trong một phút sẽ trong phạm vi bình thường từ 12 đến 20 nhịp thở mỗi phút. Nhiều hơn hoặc ít hơn đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe có thể liên quan trực tiếp đến phổi của bạn hoặc các cơ quan khác có liên quan. Một số bệnh lý bao gồm suy tim, lo lắng, hen suyễn, viêm phổi, lạm dụng thuốc, bệnh lý về phổi.

+ Khó thở: Khó thở khi nghỉ ngơi hay ngay cả sau khi tập thể dục, thì đều là dấu hiệu không bình thường nếu xuất hiện trong thời gian dài. Đặc biệt nếu khó thở kèm theo các dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn hay nhiễm virus thì cần phải tới khám và điều trị ngay.

+ Thở khò khè, thở rít: Nguyên nhân gây thở khò khè có thể do điều gì khiến đường thở bị thu hẹp hoặc chặn đường thở của bạn.

+ Ho mãn tính: Nếu tình trang ho xuất hiện sau một tháng gọi là ho kéo dài hoặc mãn tính.

+ Đau ngực: Đặc biệt dấu hiệu này nặng hơn nếu nó trầm trọng hơn khi thở hoặc ho.

+ Ho có đờm: Nếu ho có đờm trên một thánh cần phải điều trị ngày vì có thể nguyên nhân do lao phổi, viêm phế quản mạn...

2.2 Những tác nhân có thể gây ảnh hưởng tới hai lá phổi

+ Hút thuốc: Khói thuốc lá có thể thu hẹp và làm viêm nhiễm đường hô hấp và khiến bạn khó thở hơn. Nó thường gây kích ứng phổi và có thể gây ra một cơn ho dai dẳng. Theo thời gian, khói thuốc lá sẽ phá hủy mô phổi và có thể gây ung thư. Đây là nguyên nhân số 1 gây ra ung thư phổi và COPD, một căn bệnh phá hủy từ từ các túi nhỏ trong phổi (phế nang) để chuyển oxy đến máu của bạn.

+ Tuổi tác: Khi già đi, những thay đổi có thể xảy ra khiến phổi của bạn khó thực hiện công việc bình thường của nó. Những thay đổi đó bao gồm:

Các cơ như cơ hoành, cơ vùng ngực bắt đầu yếu đi. Mô phổi bắt đầu mất tính co giãn, có thể thu hẹp đường thở của bạn.

Xương và cơ trong khung xương sườn của bạn có thể co lại, để lại ít không gian hơn cho phổi nở ra.

Hệ thống miễn dịch có thể không mạnh, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

+ Các tác nhân ô nhiễm không khí: Không khí chứa các loại khí, khói và bụi có thể xâm nhập vào phổi. Khiến cho phổi dễ bị tổn thương và bị tấn công bởi vi sinh vật hơn.

+ Hút thuốc lá: Hút thuốc là tác nhân không nhỏ gây ảnh hưởng tới hai lá phổi có thể gây ra ung thư phổi

+ Vi sinh vật: Nấm, vi khuẩn hay virus đều là những tác nhân có thể ảnh hưởng không nhỏ tới hệ hô hấp. Chúng gây ra phản ứng viêm và làm cản trở sự trao đổi khí. Trong hầu hết các trường hợp điều trị đều giúp cải thiện bệnh, nhưng với những người sức đề kháng kém hay chưa phát triển đầy đủ thì có nguy cơ bị nặng hơn.

2.3  Một số lời khuyên để giúp hai lá phổi khỏe mạnh

Để giữ có hai lá phổi khỏe mạnh bạn nên thực hiện những điều sau:

+ Tập thở: Đây là biện pháp giúp các phế nang trong đường hô hấp được hoạt động tối đa. Tập thở rất đơn giản và có thể được coi như một biện pháp thư giãn. Bạn có thể nằm hoặc ngồi, sau đó thả lỏng cơ thể. Hít một hơi thật sâu, sau đó thở ra bằng miệng.

+ Tập thể dục đều đặn: Nó không chỉ tốt cho tim của bạn và giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối. Mà nó cũng tốt cho phổi của bạn, ngay cả khi bạn đang bị bệnh phổi. Bạn có thể lựa chọn bất cứ môn thể thao nào phù hợp như đi bộ, chạy bộ hoặc chơi tennis thường xuyên có thể giúp ích rất nhiều. Mục tiêu trong khoảng 30 phút và năm lần một tuần.

+ Nên kiểm tra chất lượng không khí: Những nơi có chất lượng không khí ở mức ô nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bất kỳ ai. Đặc biệt những đối tượng như trẻ em, người lớn trên 65 tuổi và những người bị bệnh. Khi mức độ ô nhiễm không khí rất cao, bạn nên thường xuyên ở trong nhà thì sẽ an toàn hơn.

+ Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như sởi, virus corona...

Người bệnh phổi nên tham khảo sử dụng sản phẩm BLCare Max giúp phổi luôn khỏe mạnh:

BLCare Max hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.

BLCare Max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.

BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về các loại lá cây tốt cho phổi. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Bài thuốc chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả

>>> Giải pháp nào cho bệnh lý gan, thận, phổi?

Nguồn tham khảo: nhathuocankhang.com, suckhoehangngay.vn, vinmec.com, youmed.vn, vinmec.com

Viết bình luận