Các giai đoạn của ung thư dạ dày như thế nào

Ung thư dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa và ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy các giai đoạn của ung thư dạ dày như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư dạ có thể lan rộng xuyên qua thành dạ dày và lan sang các hạch huyết lân cận và lan sang các cơ quan như gan, tuyến tụy, đại tràng, phổi, các hạch thượng đòn và buống trứng. Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm thứ 3 trong các bệnh ung thư. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về ung thư dạ dày và các giai đoạn của ung thư dạ dày.

Các giai đoạn của ung thư dạ dày như thế nào

* Tổng quan về bệnh ung thư dạ dày

+ Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là căn bệnh có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Ung thư dạ dày mỗi năm có thể gây ra 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới. Mỗi tế bào lót thành trong của dạ dày đều có thể trở thành dạng ung thư. Ung thư có thể phát triển thành khối u hoặc vết loét trong dạ dày hoặc nó có thể lây lan khắp toàn bộ thành dạ dày. Ung thư dạ dày cũng được gọi là ung thư bao tử.

+ Các triệu chứng sớm của bệnh ung thư dạ dày

- Khó tiêu, ợ chua: Biểu hiện này chiếm đến gần 70% số người mắc bệnh, đây là một biểu hiện thường thấy và hay bị nhầm lẫn với các bệnh thuộc đường tiêu hóa khác.

- Ăn không ngon, chán ăn: Người bệnh luôn cảm thấy hơi nóng trong bụng, không có cảm giác thèm ăn, khiến cân nặng sụt xuống liên tục. Ngay cả những món yêu thích cũng không thể hấp thụ nổi, đặc biệt là thịt và thịt mỡ.

- Đau tức vùng thượng vị: Vùng bụng trên rốn xuất hiện cơn đau bất thường, có thể là dữ dỗi cũng có thể theo từng đợt. Triệu chứng này hay bị nhầm lẫn với đau dạ dày cấp tính nên cần chú ý thêm các dấu hiệu đi kèm như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Xuất huyết ở đường tiêu hóa: Đây là triệu chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày và có thể biến chứng sang ung thư hóa nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài hiện tượng chảy máu khi đại tiện thì người bệnh có thể thường xuyên buồn nôn và phân có màu đen hoặc màu mận.

- Sờ thấy u: Khi khối u trong dạ dày đã lớn thì người bệnh có thể sờ thấy bên ngoài bụng của mình. Khi xuất hiện khối u này thì ngay lập tức cần đi kiểm tra và điều trị vì có thể căn bệnh ung thư dạ dày đã phát triển đến giai đoạn gần cuối.

- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn và lúc nào cũng khó chịu, cáu gắt không rõ nguyên nhân. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sự suy nhược trong cơ thể và làm cho các tế bào ung thư phát triển một cách nhanh chóng.

Các giai đoạn của ung thư dạ dày như thế nào

+ Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày

Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày chưa được xác nhận một cách chính xác bởi các nhà khoa học. Tuy nhiên, họ cũng xác định được một số yếu tố khiến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, thậm chí gián tiếp giúp các tế bào ung thư phát triển. Một số tác nhân chính có thể kể đến như sau:

- Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Vi khuẩn Hp được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.

- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn uống không có giờ giấc, ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên cay nóng, chứa các chất bảo quản, ăn quá mặn,… Ngoài ra, việc thiếu hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin, protein, chất xơ,… cũng khiến đề kháng của cơ thể kém đi, gây ra nhiều bệnh trong đó có ung thư.

- Viêm loét dạ dày mãn tính có Hp: Khi bệnh viêm loét dạ dày không được điều trị triệt để, thường xuyên bị tái phát sẽ có nguy cơ ung thư hóa cao hơn.

- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc, rượu bia, thuốc lá đều chứa các chất độc gây hại cho cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Một số nguyên nhân khác: Thiếu máu ác tính, viêm loét dạ dày thể teo, yếu tố tâm lý,…

* Các giai đoạn của ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày có nhiều giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn đầu các dấu hiệu bệnh thường khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. 5 giai đoạn của bệnh như sau:

+ Giai đoạn 0: Khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.

+ Giai đoạn 1: Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6. Hoặc, khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Các giai đoạn của ung thư dạ dày như thế nào

+ Giai đoạn 2: Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết. Hoặc, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết Hoặc, khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

+ Giai đoạn 3: Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết. Hoặc, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết. Hoặc, khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.

+ Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết. Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết. Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.

* Cách phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày

+ Không ăn những thực phẩm nấm mốc: Một số loại thực phẩm mốc như gạo, ngô, đậu phộng có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc, bạn cần loại bỏ ngay những thực phẩm này nếu phát hiện nghi vấn.

+ Có thói quen ăn uống hợp lý: Nếu ăn không đúng giờ, đúng lượng, ăn quá nhiều, ăn quá nhanh đều gây kích thích gây tổn thương đến dạ dày, từ đó có thể gây ra ung thư dạ dày. Thói quen ăn chậm nhai kỹ cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày cũng như hạn chế thấp nhất tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

+ Điều trị nhiễm Helicobacter pylori: Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) mạn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Khi vi khuẩn H. pylori gây bệnh dạ dày, dạ dày có thể trở nên bị viêm và gây ra những thay đổi trong các tế bào lót dạ dày. Theo thời gian, các tế bào trở nên bất thường và có thể trở thành ung thư.

+ Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao: Thịt hun khói cũng như các đồ nướng, chiên xào thường được chế biến với nhiệt độ cao, thậm chí là chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần có chứa có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Do đó bạn không nên ăn hoặc ăn ít các loại đồ ăn này.

+ Ăn nhiều rau quả tươi: Rau quả là nguồn cung cấp các chất xơ và vitamin hết sức dồi dào. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E, tăng cường sự hấp thu protein hợp lý, có thể bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư dạ dày. Trong các bữa ăn hàng ngày, chúng ta nên bổ sung thêm các loại rau quả như cà chua, mầm cải xanh, súp lơ, cà rốt…

Các giai đoạn của ung thư dạ dày như thế nào

+ Hạn chế ăn đồ muối: Các thực phẩm như cá muối, dưa cà muối tuy rất tiện lợi và dễ ăn nhưng chúng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư. Bạn cũng nên hạn chế dùng những sản phẩm thực phẩm đóng hộp sẵn như đồ hộp, thực phẩm ướp sẵn gia vị, mì ăn liền, bánh quy mặn, lạc rang mặn, lạp xưởng, cá thịt khô muối, các loại mắm, các loại gia vị bột ngọt, các món ăn chế biến từ muối.

+ Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia: Hút thuốc lá và nghiện rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Vì vậy loại bỏ những thứ này ra khỏi cuộc sống của bạn chính là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư. Trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy tế bào ung thư phát triển như Benzopyrene, hydrocacbon thơm đa vòng, là một trọng những nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày và các giai đoạn của ung thư dạ dày đồng thời cũng giúp bạn tìm hiểu cách phòng tránh ung thư dạ dày. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

Nếu những người đã bị mắc bệnh ung thư thì có thể dùng sản phẩm Paw Paw Cell Reg. Paw Paw Cell Reg là kết quả nghiên cứu hơn 20 năm của Giáo Sư Tiến sĩ đã nghỉ hưu Jerry McLaughlin. Ở đầu thập niên 70, Tiến sĩ McLaughlin là người đầu tiên thử nghiệm  để tìm các nguyên liệu thảo dược có tiềm năng chữa bệnh ung thư và đã tập trung vào nghiên cứu. Asimina Triloba, nay được biết đến là cây đu đủ (Không phải là giống cây đu đủ của Việt Nam). Trong nghiên cứu của Tiến sĩ McLaughlin, ông ta đã tìm ra nguồn hoạt chất sinh học được gọi tên là acetogenins. Ông và và các sinh viên sau đai học đã chiết xuất được trên 40 loại acetogenins và 2 trong số đó là bullatacin và bullatalicin cho thấy khả năng đặc biệt trong điều trị các bệnh ung thư.

paw paw cell reg

Tác dụng Paw Paw Cell Reg:

- Hiệu quả chọn lọc trên các tế bào đặc biệt.

- Tiêu diệt các tế bào bất bình thường, ác tính. Chất acetogenin có thể chọn lọc tác dụng trên tế bào đích ung thư mà không hề ảnh hưởng đến các tế bào bình thường

- Điều chỉnh sản xuất ATP trong ty lạp thể của các tế bào đặc biệt.

- Tăng cường miễn dịch của cơ thể

- Điều chỉnh sự phát triển của các mạch máu gần tế bào đặc biệt. Bởi vì sức khỏe bắt đầu từ trong từng tế bào của cơ thể, cho nên điều quan trọng là phải hỗ trợ cho sức khỏe của tất cả các tế bào.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư

Viết bình luận