Bạn bị đau mắt đỏ, bạn chưa biết làm gì để hết bệnh. Bị đau mắt đỏ nên làm gì để bệnh mau khỏi là câu hỏi của nhiều người. Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh. Đối với những bệnh nhân đeo kính áp tròng khi bị đỏ mắt phải ngưng dùng ngay. Khi giao mùa là những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị mắc bệnh. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh đau mắt đỏ và cách phòng và điều trị.
Bị đau mắt đỏ nên làm gì để bệnh mau khỏi
* Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng kết mạc, phần màng trong suốt giữa mí mắt và tròng trắng của mắt (phần trắng của nhãn cầu), bị sưng lên do viêm gây đỏ và đau nhức. Bạn có thể đau mắt đỏ một hoặc cả hai mắt. Mặc dù đau mắt đỏ rất khó chịu và mất thẩm mỹ nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Bệnh đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm nên bạn cần được cách ly và điều trị càng sớm càng tốt để tránh lây cho người khác.
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
* Làm gì khi bị đau mắt đỏ
- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...
- Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.
* Đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Ngoài việc nghỉ ngơi và điều trị đúng cách, mọi người cũng rất quan tâm đến chế độ ăn uống trong những ngày bị bệnh. Bệnh đau mắt đỏ là dạng bệnh về viêm kết mạc, do bị vi khuẩn tấn công vào vùng niêm kết mạc của mắt, gây đỏ, ngứa, chảy ghèn…Bệnh có thể nặng hơn nếu có chế độ ăn uống không phù hợp.
Do đó người mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm sau:
+ Đau mắt đỏ không nên ăn thực phẩm cay, nóng: Những loại gia vị như: ớt, tiêu, tỏi… sẽ làm cho mắt bị sưng, ngứa và đỏ hơn. Các thực phẩm có mùi tanh sẽ làm cho bệnh đau mắt đỏ nặng hơn
+ Chất tanh có trong một số loại thực phẩm như tôm, cua , cá, mực… sẽ làm cho tình trạng của viêm kết mạc nặng hơn và thời gian mắc bệnh càng kéo dài.
+ Không nên ăn rau muống khi bị đau mắt đỏ: Những người mắc bệnh không nên ăn vì sẽ làm cho mắt khó chịu nhiều, dịch ghèn trong mắt tiết ra càng nhiều.
+ Không sử dụng các chất kích thích: Café, rượu, bia, thuốc lá… là các chất kích thích, vốn dĩ đã không tốt cho sức khỏe, do đó nếu đang mắc bệnh đau mắt đỏ thì sẽ làm cho bệnh nặng và biến chứng nguy hiểm hơn. Rượu sẽ làm giảm khả năng nhìn của mắt, đòi hỏi mắt phải tăng việc điều tiết, làm cho tình trạng bệnh đau mắt đỏ trở nên nặng. Lượng nocotin trong thuốc lá sẽ tác động vào hệ thần kinh, làm tăng sự điều tiết ở mắt.
+ Không sử dụng mỡ của động vật: Hiện nay, một số người vẫn duy trì thói quen sử dụng mỡ động vật trong chế biến thức ăn hoặc cung cấp quá nhiều lượng mỡ động vật vào cơ thể. Điều này sẽ làm cho lượng chất béo trong cơ thể tăng cao khiến cho mắt lâu khỏi, chưa kể nguy cơ mắc một số bệnh khác cũng cao như bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ…Do đó nên sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật trong chế biến thức ăn.
+ Không sử dụng đồ uống có ga: Vì khi sử dụng nhiều sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, không tốt cho người đang mắc bệnh.
+ Ngoài việc kiêng cữ thì người mắc bệnh đau mắt đỏ cũng nên quan tâm tới chế độ ăn uống, bổ sung nhiều vitamin A, B12, C… giúp tăng sức đề kháng. Một số loại thực phẩm nên ăn nhiều như: rau bina, cà rốt, cam, chanh…sẽ giúp tăng sức đề kháng, giúp mắt nhanh khỏe.
+ Hạn chế làm việc lâu trước màn hình máy tính, tránh những nơi có nhiều khói bụi, nên đeo kính râm khi mắc bệnh, không sử dụng khăn mặt chung với người khác… để mau chóng lành bệnh đau mắt đỏ và đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh cho những người xung quanh.
* Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ
Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám, chẩn đoán xem có thật sự do viêm kết mạc hay không vì có những trường hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn …
Tùy vào nguyên nhân cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:
– Viêm kết mạc do virus: bệnh tự khỏi sau vài ngày, cần chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề.
– Viêm kết mạc do vi khuẩn: bác sĩ sẽ kê toa bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị.
– Trường hợp do dị ứng sẽ được kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng.
Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh. Đối với những bệnh nhân đeo kính áp tròng khi bị đỏ mắt phải ngưng dùng ngay. Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi vì sẽ làm bẩn lọ thuốc. Nên dùng khăn mềm, nhúng nước, để vào ngăn lạnh sau đó đắp lên mắt để giảm các triệu chứng phù nề. Đặc biệt những bệnh nhân viêm kết mạc do vi khuẩn và virus cần giữ vệ sinh để đảm bảo không lây truyền bệnh cho người xung quanh của mình bằng cách rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt, che mũi và miệng khi hắt hơi.
* Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, tránh dùng chung các vật dụng với người bệnh ví dụ như bao gối, khăn tay, khăn chườm mắt …
- Không sử dụng chung chai thuốc nhỏ mắt với người bệnh.
- Hạn chế đi bơi khi đang có dịch bệnh. Nếu có đi phải dùng kính bơi để tránh mắt tiếp xúc với nước hồ bơi. Đặc biệt những người dùng kính áp tròng cần tháo ra khi đi bơi để nước hồ bơi không len vào kính gây nên tình trạng viêm và đỏ mắt. Sau khi đi bơi nên rửa mắt bằng dung dịch NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để vệ sinh mắt.
Trên đây là một số lưu ý khi bạn bị đau mắt đỏ giúp bạn trả lời đau mắt đỏ nên làm gì để bệnh nhanh khỏi. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
Có thể bạn quan tâm: >>> Thực phẩm chức năng bổ mắt EyeAid+ của mỹ - lọ 60 viên
Viết bình luận