Bệnh viêm phế quản cấp là gì và cách phòng bệnh ra sao?

Viêm phế quản cấp là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy bệnh viêm phế quản cấp là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm của cây khí quản, thường xảy ra sau nhiễm trùng đường hô hấp trên, xảy ra ở những bệnh nhân không bị rối loạn phổi mãn tính. Nguyên nhân hầu hết là do nhiễm virus. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh viêm phế quản cấp này.

Bệnh viêm phế quản cấp là gì và cách phòng bệnh ra sao

1. Bệnh viêm phế quản cấp là gì?

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong hệ hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.

Viêm phế quản là một thuật ngữ Y học chỉ tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Các tổn thương này gây ra hàng loạt các triệu chứng, trong đó điển hình nhất các cơn ho, đờm.

Để thuận tiện trong cách điều trị, viêm phế quản được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính. Cụ thể:

+ Viêm phế quản cấp tính: Ở giai đoạn cấp tính, tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do vi rút. Viêm phế quản cấp tính là tình trạng nhiễm trùng do virus gây viêm và sưng ở ống phế quản, hình thành chất nhầy bên trong phổi, làm thu hẹp đường thở dẫn đến khó thở hơn. Hầu hết các trường hợp bệnh viêm phế quản cấp có thể cải thiện trong vòng vài ngày nhưng người bệnh sẽ bị ho kéo dài trong vài tuần, sau khi hết tình trạng nhiễm trùng.

+ Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn phát triển xấu đi của thể cấp tính. Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm (đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính). Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài trong thời gian dài (từ vài tháng đến vài năm). Mức độ ảnh hưởng ở giai đoạn mãn tính nghiêm trọng hơn cấp tính nhiều lần.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng viêm phế quản cấp

Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính ở người lớn, dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

+ Ho có đờm, đờm không màu hoặc có màu trắng đục, xám vàng hay màu xanh lục

+ Khó thở, đặc biệt khi phải gắng sức làm việc gì đó

+ Thở khò khè

+ Mệt mỏi

+ Hụt hơi

+ Viêm họng

+ Sốt và ớn lạnh

+ Tức ngực

Tuy nhiên, các triệu chứng viêm phế quản cấp tính ở trẻ em rất khó để nhận biết do trẻ thường nuốt đờm chứ không khạc nhổ ra.

Người hút thuốc cũng thường có đờm trong họng vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. Nếu trường hợp tình trạng này kéo dài trong hơn 3 tháng, có thể đây là triệu chứng viêm phế quản mạn tính. Vì vậy, bạn vẫn có khả năng mắc viêm phế quản mạn tính dù không hề bị viêm phế quản cấp tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh viêm phế quản cấp là gì và cách phòng bệnh ra sao

3. Nguyên nhân viêm phế quản cấp tính là gì?

Nguyên nhân viêm phế quản cấp thường gặp là do virus. Những virus này lây lan trong không khí khi mọi người ho, hoặc khi tiếp xúc cơ thể (ví dụ: trên tay chưa rửa sạch). Bệnh thường xảy ra sau khi xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: nhiễm trùng, nhiễm hóa chất, khói, bụi hay các chất ô nhiễm khác khiến đường phế quản bị kích ứng. Người hút thuốc và những người có các vấn đề về phổi như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn hay xơ nang cũng có khả năng cao mắc bệnh. Ít thường xuyên hơn, vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm phế quản cấp tính.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ của viêm phế quản bao gồm:

+ Khói thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, bạn có nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.

+ Tiếp xúc với hóa chất trong công việc: Nguy cơ mắc viêm phế quản sẽ cao hơn nếu môi trường làm việc có nhiều tác nhân gây kích ứng phổi như các loại hạt hay vải dệt, hóa chất dạng hơi, khí.

+ Sức đề kháng yếu: Do ảnh hưởng từ một bệnh cấp tính như cảm lạnh hoặc bệnh lý mãn tính khiến hệ miễn dịch bị tổn hại. Người cao tuổi, bé dưới 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường phế quản do có sức đề kháng yếu.

+ Trào ngược dạ dày: Những cơn ợ nóng nghiêm trọng có thể gây kích ứng cổ họng, dễ gây viêm phế quản cấp.

4. Người bệnh viêm phế quản cấp nên tham khảo sử dụng sản phẩm BLCare Max bổ phổi

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

BLCare Max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.

BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: BLcare Max - Giải pháp cho người bệnh phổi

5. Cách phòng bệnh viêm phế quản cấp

+ Không hút thuốc lá có thể giúp phòng bệnh viêm phế quản cấp:

Hút thuốc lá là nguyên nhân yếu tố nguy cơ của các bệnh hô hấp nói chung cũng như bệnh viêm phế quản cấp nói riêng. Khi tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều, hệ thống hô hấp cụ thể là phổi và các đường dẫn khí sẽ bị tổn thương bởi khói thuốc. Do vậy sẽ đề kháng yếu với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus nếu bị chúng tấn công.

Không những thế, thuốc lá còn là căn nguyên dẫn tới nhiều bệnh hiểm nghèo khác, nhất là ung thư phổi. Hậu quả để lại sau những điếu thuốc thật là nặng nề.

Vì vậy mỗi người dân nên có ý thức tránh xa khói thuốc lá. Nếu đang hút thuốc cần bỏ thuốc lá sớm nhất có thể. Bỏ thuốc lá là một biện pháp giảm phòng bệnh viêm phế quản cấp cho mình và mọi người xung quanh.

+ Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây viêm phế quản dị ứng:

Viêm phế quản dị ứng là tình trạng niêm mạc phế quản bị kích thích và tổn thương bởi các tác nhân gây dị ứng. Đó có thể là lông chó mèo, phấn hoa, con mạt nhà… Do vậy cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên này để phòng tránh viêm phế quản dị ứng.

+ Tránh khói bụi ô nhiễm để tránh nhiễm viêm phế quản cấp:

Sự phát triển của đô thị hóa và các khu công nghiệp nhà máy mọc lên khắp nơi là nguy cơ cho ô nhiễm môi trường tăng cao. Kéo theo đó, các bệnh lý hô hấp phát sinh ngày một nhiều hơn.

Tránh tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa nơi sinh sống sạch sẽ… là các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc viêm phế quản cấp.

+ Vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày:

Giữ gìn vệ sinh tai mũi họng, Thường xuyên súc rửa họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cũng là những biện pháp đơn giản và hiệu quả để giữ cho đường hô hấp của chúng ta khỏe mạnh.

+ Bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng:

Để có một sức khỏe tốt vấn đề ăn uống là vô cùng quan trọng. Nhìn chung, mọi người cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bốn nhóm dinh dưỡng chính. Bao gồm chất đường bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Trong đó để có một sức đề kháng tốt, vitamin và khoáng chất có vai trò lớn. Rau xanh các loại và hoa quả tươi là những nguồn thực phẩm chứa hàm lượng vitamin dồi dào. Mỗi người nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi mỗi ngày trong khẩu phần ăn của mình. Thêm vào đó tập thể dục thể thao đều đặn cũng là cách hữu hiệu để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật.

+ Điều trị triệt để các bệnh lý tai mũi họng:

Bởi vì các ổ nhiễm trùng ở tai - mũi - họng có thể gây ra biến chứng viêm phế quản phổi. Thường hay gặp do các bệnh lý như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang cấp tính... Do vậy để phòng ngừa bệnh viêm phế quản cấp, cần điều trị triệt để các bệnh lý tai mũi họng kể trên.

+ Không tắm quá lâu:

Tắm quá lâu cũng là có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và giảm sức đề kháng. Do vậy các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập gây nên tình trạng viêm phế quản cấp. Khi cơ thể mệt mỏi hoặc nhiều mồ hôi khi vừa hoạt động xong, không nên tắm ngay hay tắm bằng nước lạnh. Tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng kín gió là điều quan trọng với một người thể trạng đang yêu để phòng tránh bệnh tật.

+ Giữ ấm cơ thể mùa lạnh:

Vào mùa lạnh cần chú ý giữ ấm cơ thể tránh bị nhiễm lạnh. Nhất là những đối tượng người già và trẻ em lại cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem bệnh viêm phế quản cấp là gì và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh - BNC medipharm

>>> Cách chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà hiệu quả

>>> Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong hiệu quả

Viết bình luận