Bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra, rất dễ mắc phải. Vậy bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào là câu hỏi của nhiều người. Viêm gan B được coi là “sát thủ thầm lặng” bởi bệnh ít triệu chứng nhưng để lại nhiều hệ lụy cho cơ thể, thậm chí tử vong và hiện chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm kiếm câu trả lời.

Bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào

* Bệnh viêm gan b có lây không?

Để trả lời được câu hỏi bệnh viêm gan b có lây không thì chúng ta cần hiểu về bệnh viêm gan b như thế nào và nguyên nhân vì sao gây ra viêm gan b. Chúng ta cùng đi tìm hiểu.

+ Bệnh viêm gan b là gì?

Viêm gan B là một dạng bệnh lý về gan do virus viêm gan B gây ra. Loại virus này tên khoa học là Hepatitis B Virus( HBV), có khả năng truyền nhiễm theo đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới gan, gây thiệt hại nặng nề cho gan. Hơn 90% số người bệnh có diễn biến cấp tính và có thể khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan B mãn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.

Bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào

+ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan B

Viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Vì bệnh chỉ lây theo 3 con đường chính.

- Từ mẹ sang con.

- Lây qua đường máu.

- Qua đường tình dục không an toàn.

Theo khoa học, đây là bệnh truyền nhiễm không phải bệnh di truyền. Tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ lây truyền sang con trong quá trình mang thai nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách.

+ Đối tượng nào dễ mắc viêm gan B

Viêm gan B thường tấn công những người có khả năng miễn dịch kém, dễ bị virus tấn công hoặc lây nhiễm sang những người có tiếp xúc với người bị viêm gan B không được bảo vệ an toàn. Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan B đó là:

- Người quan hệ tình dục không an toàn.

- Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh viêm gan B.

- Người bị truyền máu có nhiễm virus viêm gan B.

- Trẻ em khi sinh có mẹ mắc viêm gan B.

- Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh viêm gan B, kể cả máu khô.

- Người sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích thuốc (nghiện hút ma túy…)

- Dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người bị viêm gan B như bàn chải, dao cạo, dụng cụ làm móng, bông tai, xăm mình…có nhiều khả năng dính máu.

Bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào

Từ đây ta đã có thể trả lời được câu hỏi bệnh viêm gan b có lây không: xin trả lời là có. Và lây qua đường nào thì bệnh có thể lây qua đường quan hệ tình dục, mẹ sang con, truyền máu, tiêm trích, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, xăm hình,…

* Biểu hiện của viêm gan b là gì?

+ Xuất huyết dưới da:

Đây là triệu chứng viêm gan B nặng. Khi đó bạn sẽ thấy da xuất hiện ban xuất huyết hoặc chấm ứ máu, chân răng hoặc mũi xuất huyết, đây là do cơ chế đông máu của bệnh nhân bị phá hoại. Một số ít bệnh nhân có thể trực tiếp phát những triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa như trên như: phân đen, phân có dạng nhựa đường.

+ Sốt báo hiệu viêm gan B:

Sốt cũng có thể được xem là dấu hiệu nhận biết viêm gan b cần quan tâm, thông thường những người mắc bệnh viêm gan B giai đoạn đầu thường sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Nếu như bệnh nhân bị viêm gan B nặng thì có thể xuất hiện sốt kéo dài, sốt thất thường vào buổi chiều. Chính là do chứng chất độc bên trong dồn vào máu hoặc tế bào gan bị hoại tử tính tiến hành.

Bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào

+ Cảm thấy mệt mỏi:

Bệnh nhân khi mắc nhiễm viêm gan B thường có cảm giác người mệt mỏi không rõ nguyên nhân, nhiều người còn có biểu hiện ý nghĩ mông lung, nói lập đi lập lại, không muốn ăn uống, lười đi lại vận động. Tình trạng toàn thân kém: suy nhược rõ ràng, kém sức, hoạt động khó khăn, bản thân người bệnh không thể tự mình thực hiện các vấn đề sinh hoạt, hay buồn bực, bất an, thấy khó chịu trong người.

Triệu chứng này thường xuất hiện ở hầu hết bệnh nhân viêm gan B và tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh mà biểu hiện mức độ khác nhau. Tóm lại cơ thể mệt mỏi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân thì có thể do viêm gan B gây ra.

+ Rối loạn chức năng tiêu hóa:

Những người mắc bệnh viêm gan b thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, bởi gan cũng là một cơ quan tham gia vào trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Người bệnh không muốn ăn, suốt ngày không hề nghĩ đến ăn uống, sợ dầu chất béo, bụng trên khó chịu, có thể buồn nôn nhiều lần hoặc không ngừng nấc cụt, thậm chí nôn và bụng trướng rõ.

Đối với những người viêm gan B giai đoạn muộn còn có thêm biểu hiện phân đen hoặc phân có dạng nhựa đường. Tất cả các dấu hiệu trên là do gan bị tổn thương nghiêm trọng, không thể khử hoạt tính của chất độc đến từ đường ruột dẫn đến chứng chất độc bên trọng tụ lại ở máu, điều này làm cho thần kinh cơ hoành và thần kinh phế vị bị kích thích hưng phấn cao làm xuất hiện triệu chứng trên.

+ Vàng da báo hiệu viêm gan B:

Đặc trưng của các bệnh về gan đó chính là có thể làm da trở nên vàng màu hơn. Mức độ nặng của viêm gan b bạn sẽ gặp phải tình trạng vàng da, mức độ vàng da đậm hơn, da toàn thân và mống mắt vàng đậm, nước tiểu như nước trà đặc. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.

Bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào

Có thể nói đây là dấu hiệu viêm gan B rõ ràng nhất. Khi vàng da xuất hiện người bệnh mới có ý thức về căn bệnh mình nhiễm phải. Và chỉ đến khi da chuyển màu vàng thì bệnh nhân mới đến bệnh viện khám và chữa bệnh. Những biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi khá mơ hồ khiến người bệnh thường nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường.

* Các biện pháp phòng chữa bệnh viêm gan b

+ Tiêm vaccine phòng ngừa virus viêm gan B:

Nên tiêm vaccine chủng ngừa viêm gan siêu vi B  càng sớm càng tốt để giúp bạn phòng tránh bệnh viêm gan B. Vaccine chủng ngừa viêm gan B gồm 3 mũi, được tiêm theo liệu trình 0 - 1- 6 (mũi 2 cách mũi 1 một tháng, mũi 3 cách mũi 1 sáu tháng), tùy theo đối tượng, thời gian tiêm mà liệu trình sẽ có thay đổi.

- Với trẻ sơ sinh có mẹ chưa bị nhiễm virus viêm gan B cần được tiêm chủng viêm gan B  trong vòng 24h sau khi sinh, vẫn theo liệu trình 0 - 1 - 6 như trên (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6 tháng tuổi). Với trẻ có mẹ đã nhiễm virus viêm gan B, khi trẻ vừa chào đời, cần ngay lập tức tiêm huyết thanh chống viêm gan B, sau đó mới kết hợp tiêm vaccine viêm gan B để ngăn ngừa theo liệu trình 0 - 1- 6 . Điều này có thể giúp nâng tỷ lệ ngăn ngừa thành công cho trẻ lên đến 97% trong trường hợp mẹ của trẻ đã bị viêm gan B.

Bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào

- Với thanh thiếu niên và người lớn cần phải xét nghiệm máu để xem mình có bị nhiễm virus viêm gan B chưa và có kháng thể hay không, nếu chưa thì cần tiêm phòng ngay để bảo vệ chính bản thân mình.

+ Những thói quen tốt giúp phòng bệnh viêm gan B:

Vì viêm gan B lây chủ yếu qua đường máu và tình dục, nên cách phòng chống bệnh viêm gan B cũng đến từ chính những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Thay đổi một số thói quen sau sẽ giúp bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Không dùng chung kim tiêm.

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân có thể gây trầy xước như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, gây gãi lưng…

- Không nên xăm hình, châm cứu trừ khi bạn chắc chắn những dụng cụ hành nghề này đã được xử lý vô trùng.

- Mang găng tay nhựa nếu bạn phải tiếp xúc với máu.

- Hãy dùng kềm cắt móng của riêng mình để hạn chế chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Với người đang mắc bệnh viêm gan B nên hạn chế tối đa các nguy cơ lây nhiễm cho người khác bằng cách không hiến máu, không dùng chung những vật dụng cá nhân có thể gây trầy xước và sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Bệnh viêm gan b có lây không và lây qua đường nào

+ Chủ động chống độc, bảo vệ gan khỏe mạnh:

- Từ bỏ những thói quen không tốt như thức khuya, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, ăn thực phẩm giàu chất béo, quá ngọt hay quá mặn, khiến cho gan nhanh chóng bị suy yếu, giảm sức đề kháng từ đó tạo điều kiện cho virus viêm gan B dễ xâm nhập và khó loại thải ra ngoài, làm hủy hoại gan, khiến bệnh diễn tiến sang mãn tính, thậm chí gây biến chứng xơ gan.

- Sử dụng thêm các sản phẩm giúp bảo vệ gan, phòng và giúp điều trị bệnh viêm gan B. Điển hình có sản phẩm Funadin giúp điều trị viêm gan B được sản xuất tại Mỹ và được BNC medipharm nhập khẩu về Việt Nam phân phối được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh viêm gan b và giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh viêm gan b có lây không. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

Funadin – Giải độc gan – Thanh lọc thận – Thông khí phổi

funadin

Funadin hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ
- Người bị viêm gan cấp, mãm tính
- Người bị viêm gan siêu virus A, B, C,…
- Người bị suy gan, xơ gan.

Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)…

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ

Sản phẩm Funadin được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02120/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận