Bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột gây tử vong cao và để lại những di chứng nặng nề. Bệnh tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết. Vậy bệnh tai biến mạch máu não là gì, cách phòng và điều trị ra sao? Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh tai biến mạch máu não.
Có thể bạn quan tâm:
>> Thuốc điều trị tai biến mạch máu não tốt nhất
>> Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?
>> Bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì là tốt nhất?
Bệnh tai biến mạch máu não cách phòng và điều trị
* Bệnh tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
* Dấu hiệu cảnh báo bệnh tai biến mạch máu não là gì?
1. Đau đầu dữ dội: Do mạch máu đưa máu lên nuôi não đột ngột bị ngừng do tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu nên máu không được đưa lên để nuôi não chính vì vậy ở bệnh nhân tai biến mạch máu não thường có hiện tượng đau đầu dữ dội và đột ngột.
2. Chóng mặt, ù tai và choáng váng: Triệu chứng tai biến mạch máu não này cũng do não không được nuôi dưỡng và đột ngột không có khả năng điều khiển như bình thường .Vì vậy, một trong những triệu chứng của tai biến mạch máu não là gây chóng mặt, ù tai, một số trường hợp có thể gây yếu một bên chân và bệnh nhân đứng không vững.
3. Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: Nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.
4. Cảm giác chân tay: Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
5. Xuất hiện những “khoảng vắng”: Thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.
6. Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.
7. Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
* Cách phòng bệnh tai biến mạch máu não:
+ Thực ra để phòng tránh bệnh tai biến thì không phải là khó ngay từ bây giờ bạn nên có một lối sống khoa học và lành mạnh.
+ Tập thể dục thường xuyên, tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bản thân.
+ Hạn chế sử dụng rượu bia hay những chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Có chế độ giảm cân phù hợp với những người béo phì.
+ Chế độ ăn uống phù hợp, không ăn quá nhiều chất béo, mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh và hoa quả …
+ Thường xuyên đi khám bệnh, xét nghiệm máu định kì để phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị.
+ Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.
+ Dùng thêm các loại thực phẩm chức năng giúp phòng và điều trị bệnh tai biến mạch máu não như Bi-cozyme, rutozym,…
* Cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não
+ Bệnh tai biến mạch máu não có khả năng tái phát cao. Do đó, người bệnh cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông.Tránh tắm khuya và tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…
+ Trong chăm sóc não sau đột quỵ, các nhà khoa học nhật bản đã tìm ra phức hợp các enzymes tự nhiên được chiết xuất từ thảo dược: Nattokinase chiết xuất từ đậu nành, Bromelain tinh lọc từ quả dứa, Papain từ đu đủ, white willow extract từ vỏ cây liễu trắng và phức hợp rutin bioflavonoid từ kiều mạch, bạch đàn, lá chanh, táo gai, ginkgo biloba và nhiều rau quả khác giúp phòng chống tai biến mạch máu não, đột quỵ, hạn chế hình thành cục máu đông (huyết khối) mới; giúp khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi các chức năng não, hạn chế cơn đột quỵ tái phát.
+ Chuyên gia tư vấn tâm lý lưu ý, người bệnh trong gia đoạn này trải qua cú sốc tinh thần vì có cảm giác trở thành vô dụng, buông xuôi, trầm cảm, không có động lực cũng như nghị lực để vươn lên. Vai trò của người lúc này là rất quan trọng. Bên cạnh việc chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ người bệnh tập luyện, khuyến khích người bệnh tự làm, tự chăm sóc bản thân, cần thường xuyên động viên, bày tỏ sự quan tâm để người bệnh mau chóng phục hồi.
Cuối cùng xin chúc bạn và gia đình luôn có sức khỏe, hạnh phúc!
Viết bình luận