Bạn bị sỏi thận, bạn muốn biết bệnh sỏi thận kiêng ăn rau gì? Có thể nói rau xanh là nguồn thực phẩm hàng đầu giúp bổ sung chất xơ tốt cho người bị sỏi thận, vì thế cần ăn rau hàng ngày. Tuy nhiên rau cũng có nhiều loại, không phải loại rau nào người bị sỏi thận cũng ăn được. Để biết chính xác người bị sỏi thận không nên ăn rau gì, người bệnh nên tham khảo gợi ý sau, từ đó lựa chọn thực phẩm tốt nhất. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Bệnh sỏi thận kiêng ăn rau gì?
1.1. Bệnh sỏi thận kiêng ăn rau bina
Rau Bina chính là rau chân vịt hay còn gọi là rau cải bó xôi hoặc bắp xôi, chứa giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể, được dùng để làm nước ép hoặc chế biến làm món ăn.
Loại rau này bắt nguồn từ các nước Trung Á và Tây Nam Á, thuộc họ Dền và đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Rau bina thích nơi có khí hậu mát mẻ nên ở Việt Nam được trồng chủ yếu ở các miền núi cao và nhiệt độ trung bình thấp hoặc vụ mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ.
Rau bina chứa một lượng vừa phải oxalate hòa tan và không hòa tan. Ăn nhiều rau bina dễ hình thành sỏi thận. Vì vậy những người đã bị sỏi thận rồi thì không nên ăn rau bina.
1.2. Bệnh sỏi thận kiêng ăn đậu cô ve
Đậu cô ve là thực phẩm phổ biến thường dùng của mọi gia đình nhưng có lẽ ít người biết đến lợi ích sức khỏe của loại đậu này. Đậu cô ve dồi dào vitamin, chất dinh dưỡng, tăngcường sức đề kháng, tiêu diệt các gốc tự do có hại, thậm chí giúp cho cơ xươngchắc khỏe và giảm cân.
Từ lâu, đậu cô ve đã là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày với các món: Luộc, kho, xào, ... vô cùng hấp dẫn. Không chỉ giúp bữa ăn gia đình thêm ngon miệng, đậu cô ve còn chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời, rất tốt cho sức khỏe.
Theo Tạp chí Boldsky, trong 100g đậu cô ve có chứa 90,32g nước, 31kcal, 1,83g protein, 3,26g canxi, 12,2mg vitamin C, 33 mcg folate... và nhiều chất chống oxy hóa tuyệt vời (thiamine, riboflavin, niacin, ...).
Tuy nhiên đậu cô ve có chứa nhiều oxalate không tốt cho người bị sỏi thận. Vì vậy người sỏi thận nên loại bỏ đậu cô ve ra khỏi thực đơn của mình.
1.3. Bệnh sỏi thận kiêng ăn rau muống
Rau muống chứa một lượng lớn vitamin A, C, các chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào. Qua bài viết dưới đây, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về tác dụng của rau muống để có thể tăng cường sức khỏe bản thân.
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea, là giống cây thân thảo, thường mọc bò trên mặt nước hoặc trên đất bùn. Chúng có thân dài, rỗng, mỗi khớp thân cách nhau khoảng 5 cm. Đối với giống rau muống mọc bò dưới nước, tại mỗi khớp trên thân sẽ có rễ ngắn xung quanh.
Ở Việt Nam, rau muống được chia thành hai loại phổ biến là rau muống trắng và rau muống tía. Rau muống trắng thường được trồng trên cạn, gieo trồng theo luống. Rau muống tía thường mọc hoang dưới nước, có thân đỏ nên còn được gọi là rau muống đồng, rau muống ruộng hay rau muống đỏ.
Tuy nhiên rau muống cũng chứa nhiều oxalate không tốt cho người bị bệnh sỏi thận.
1.4. Bệnh sỏi thận kiêng ăn củ cải đường
Củ cải đường hay còn có tên tiếng anh là Sugar bet, là một loại cây thân rễ. Củ cải đường có màu đỏ đậm, tuy nhiên một số nơi thì cây củ cải đường có màu đỏ thẫm, vàng và trắng. Ở một số quốc gia, củ cải đường được trồng thương mại để sản xuất đường. Trong một số tài liệu ngày xưa có ghi chép: củ cải đường thường được dùng vào mục đích y học để chữa sốt, táo bón hay một số bệnh về da. Ngoài ra củ cải đường còn được dùng làm thực phẩm. Thêm củ cải đường vào chế độ ăn uống có thể giúp kéo dài tuổi thọ, giảm cân để phòng ngừa bệnh mạn tính, như ung thư.
Tuy nhiên củ cải đường cũng chứa nhiều oxalate không tốt cho người bị bệnh sỏi thận. Những người bị sỏi thận cũng nên lưu ý.
1.5. Bệnh sỏi thận kiêng ăn dưa chuột
Dưa chuột (miền Nam gọi là dưa leo) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae. Quả dưa leo bên ngoài có vỏ xanh, bên trong mọng nước, khi ăn có vị giòn, thanh mát.
Trong 100g dưa chuột có chứa 96gram nước, 0.6gram protein, 0.1gram mỡ, 22gram đường cùng các vitamin và khoáng chất quý. Các vitamin có thể kể đến như: 12mg vitamin C, 0.02mg vitamin B2, 0.03mg vitamin B1, 45 đơn vị quốc tế vitamin A. Các khoáng chất vi lượng là 0.3mg sắt, 12mg canxi, 15mg magie, 24mg photpho.
Dưa chuột cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều oxalate nên người bị sỏi thận nên hạn chế ăn.
1.6. Bệnh sỏi thận kiêng củ cải đỏ
Củ cải đỏ thuộc họ nhà Cải, tương tự như củ cải trắng nhưng có hình dạng khác biệt. Củ cải đỏ có hình tròn, hình bầu dục chứ không có dạng dài như củ cải trắng.
Củ cải đỏ ngoài là nguyên liệu chế biến món ăn ra thì còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Bởi trong củ cải đỏ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có khả năng chữa bệnh và phòng bệnh hiệu quả.
Củ cải đỏ cung cấp sắt rất lớn, giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Củ cải đỏ cũng được sử dụng làm thuốc trong thời cổ đại. Nó cũng giàu vitamin C, magiê, beta-carotene, bioflavonoids, kali và mangan. Nước ép củ cải đường hỗ trợ sức khoẻ mắt và gan. Củ cải đỏ cũng được biết đến với việc hạ huyết áp, chất béo trung tính trong máu và cải thiện hoạt động thể thao.
Tuy nhiên củ cải đỏ cũng chứa nhiều oxalate nên người bị sỏi thận hạn chế không nên ăn.
1.7. Bệnh sỏi thận kiêng đậu bắp
Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây, bắp còi và gôm, còn được biết đến ở các quốc gia nói tiếng Anh là móng tay phụ nữ. Đây là một loài thực vật có hoa có giá trị vì quả non ăn được.
Đậu bắp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin A, vitamin C, acid folic, kali… Đó là những dưỡng chất giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch, chống oxy hóa… Bởi vậy, đậu bắp được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon hàng ngày.
Tuy nhiên đậu bắp cũng chứa nhiều oxalate không tốt cho người bị bệnh sỏi thận. Những người bị sỏi thận không nên ăn đậu bắp.
1.8. Bệnh sỏi thận kiêng rau diếp cá
Diếp cá là thực vật thân thảo, ưa nơi ẩm ướt, cây sống nhiều năm và có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Thân cây mọc đứng, chiều cao khoảng 40cm và có lông bao phủ. Rễ nhỏ của cây thường mọc ở các đốt trên thân rễ.
Rau diếp cá chứa thành phần hóa học rất đa dạng, bao gồm tinh dầu, decanoyl acetaldehyde, methyl-n-Nonykelton, calcium sulfate, quercitrin, hyperin, myrcene, capric acid, reynountrin, calcium chloride, afzefin, rutin, isoquercitrin, camphene, limonene, stearic acid, oleic acid, …
Rau diếp cá là loại rau quen thuộc với người Việt. Bên cạnh đó, diếp cá còn được sử dụng để giảm sốt, điều trị viêm họng, viêm phế quản, áp xe phổi, mụn nhọt, bệnh trĩ và trúng thực. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn nên không thích hợp cho các trường hợp có mụn nhọt thể âm.
Tuy nhiên rau diếp cá cũng chứa nhiều oxalate không tốt cho người bị bệnh sỏi thận. Những người bị sỏi thận không nên ăn rau diếp cá.
2. Bệnh sỏi thận làm sao để khắc phục
+ Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ. Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
+ Uống nước chanh:
Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, khoáng sản và axit bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, canxi và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
+ Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate:
Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
+ Giảm lượng muối ăn hàng ngày:
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
+ Cắt giảm lượng caffeine:
Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
+ Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá:
Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá... sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
+ Giảm cân an toàn để giữ sức khỏe:
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh thận niệu, tiểu đường, huyết áp cao...
Muốn chữa sỏi thận đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng bệnh nhân, mức độ bệnh để đưa ra phương pháp phù hợp:
+ Điều trị nội khoa:
Nếu bệnh nhân có sỏi nhỏ và không quá nguy hiểm, thông thường, chuyên gia sẽ chỉ định điều trị nội khoa nghĩa là dùng thuốc điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như: uống nhiều nước, thường xuyên vận động,... Đây là cách để kích thích đẩy sỏi ra ngoài cơ thể.
Những trường hợp này cũng không được chủ quan mà cần phải thường xuyên theo dõi và thường xuyên kiểm tra định kỳ theo dõi kích thước sỏi cũng như vị trí di chuyển của sỏi để tiên lượng và can thiệp điều trị tiếp nếu cần.
+ Tán sỏi ngoài cơ thể:
Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể. Những tia sóng xung kích có tác dụng phá bề mặt sỏi, làm sỏi vỡ vụn và từ đó đào thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Cách điều trị này thường áp dụng cho bệnh nhân sỏi khoảng < 2cm.
+ Tán sỏi thận qua da:
Bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật để tạo đường hầm vào thận, đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi. Đồng thời dùng tia laser hoặc khí nén để làm vỡ sỏi và sau đó lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có sỏi cứng, sỏi có kích thước lớn, …
+ Tán sỏi qua nội soi niệu quản:
Với phương pháp này, chuyên gia sẽ đưa ống soi mềm thông qua đường tiểu lên niệu quản vào các đài thận và tiến hành tán vụn sỏi, … Đây là cách có thể chữa sỏi thận hiệu quả mà có thể bảo tồn chức năng thận hiệu quả.
+ Bổ sung thực phẩm chức năng Super Power Uriclean hàng ngày:
Super Power Uriclean đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép và nhập khẩu tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ và được BNC medipharm nhập khẩu về Việt Nam. Trên sản phẩm có đầy đủ thông tin nhà sản xuất, nhà phân phối, tem chống hàng giả của Bộ Công An, tem bảo hành sản phẩm và có số công bố do Bộ Y tế cấp phép.
Thành phần trong sản phẩm Super Power UriClean:
Vitamin C, Chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry), Chanca Piedra (diệp hạ châu), Purple Corn Exact (ngô tím).
Công dụng Cranbery có trong super power uriclean:
Cranberry (Cranberries) là một loại cây bụi mọc ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy hay vùng đất ngập nước. Cranberry có nguồn gốc từ vùng đông bắc và Northcentral của Hoa Kỳ. Các cây bụi cỏ, lá nhỏ màu xanh đậm, hoa hồng hay trái cây màu đỏ đậm có hình quả trứng. Thường được gọi với tên là Nam Việt Quất.
Cranberry là thành phần của super power uriclean thường được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Cranberry thường được sử dụng cho người bị bệnh sỏi thận, bàng quang thần kinh (bệnh bàng quang), để khử mùi nước tiểu ở những người khó bị kiểm soát tiểu tiện, để ngăn chặn các ống thông nước tiểu khỏi bị chặn, và chữa lành da quanh các lỗ phẫu thuật trong dạ dày được sử dụng để loại bỏ nước tiểu . Một số người sử dụng cranberry để tăng lưu lượng nước tiểu, tiêu diệt vi trùng và giảm sốt.
Một số người sử dụng nam việt quất (cranberry) cho bệnh tiểu đường loại 2, hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS), tiền liệt tuyến, cảm lạnh thông thường, cúm, bệnh tim, bộ nhớ, hội chứng chuyển hóa, loét do Helicobacter pylori, bệnh còi, viêm niêm mạc xung quanh phổi (viêm màng phổi), và ung thư...
Cranberry cũng như một trong nhiều loại trái cây và rau quả khác, có chứa một lượng đáng kể của axit salicylic, đó là một trong những thành phần quan trọng trong aspirin. Uống nước ép nam việt quất thường xuyên sẽ làm tăng lượng axit salicylic trong cơ thể. Salicylic acid làm giảm sưng, ngăn ngừa cục máu đông, và giúp chống khối u. (Nguồn: Tham khảo mạng Internet)
Công dụng của Super Power Uriclean:
>> Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận, tiết niệu, bàng quang, mật gan.
>> Làm tan và bào mòn sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi mật…
>> Đẩy các loại sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi gan mật ra khỏi cơ thể.
>> Làm sạch đường tiết niệu, duy trì một đường tiết niệu khỏe mạnh, chống viêm nhiễm đường tiết niệu, chống lắng cặn bể thận.
>> Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, đau và sưng…
>> Cải thiện chức năng thận, gan, lợi mật và bài tiết mật, giúp dễ tiêu hoá, cải thiện độ thanh lọc cầu thận
Hướng dẫn sử dụng:
Dùng cho người lớn, uống 2 viên/ngày hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Chú ý: phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc đang có kế hoạch sinh con hoặc dưới 18 tuổi hoặc đang điều trị bệnh khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.
Quy cách đóng gói: Lọ 30 viên.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN giúp chữa sỏi thận Super Power Uriclean
Viết bình luận