Bệnh lý xương khớp ở người trẻ

Bệnh lý xương khớp ở người trẻ

MC: Xin chào quý vị khán giả đang theo dõi Chương trình Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Và như thường lệ mời quý vị đến với Đường tin.

Thông thường, thoái hóa khớp là đặc trưng của người từ 50 tuổi trở lên do quá trình lão hóa tự nhiên. Nhưng hiện nay, thống kê cho thấy, tình trạng thoái hóa khớp ngày càng trở nên phổ biến ở người mới 35 tuổi, thậm chí trẻ hơn. 

Theo Hội Thấp khớp học Mỹ, tuổi bị thoái hóa khớp đang bị trẻ hóa một cách đáng sợ. Có đến 12% dân số Mỹ trong độ tuổi 25 - 75 có biểu hiện lâm sàng và triệu chứng của thoái hóa khớp. Số liệu thống kê của khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho thấy, tỷ lệ người trẻ mắc thoái hóa khớp đã tăng khoảng 20% so với trước đây, phần lớn là giới văn phòng hoặc người vận động quá mức.

Lý giải nguyên nhân bệnh xương khớp ngày càng được trẻ hóa, các bác sĩ chuyên khoa Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong điều kiện làm việc hiện nay, hầu hết tất cả các công việc đều có máy móc, phương tiện hỗ trợ nên các bạn trẻ ít vận động hơn. Việc hạn chế vận động, gây ra béo phì, không chỉ khiến khớp mà mức độ lão hóa của nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ diễn ra sớm hơn.

PV: Tính chất của công việc khiến tôi thường xuyên phải ngồi một chỗ để làm việc, ít có thời gian vận động do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu. Có lẽ do thói quen này mà gần đây, tôi thường xuyên bị đau lưng, những hôm trở trời thì đau kinh khủng, nhiều khi không đứng được dậy, phải nhờ người trợ giúp. 

Bệnh lý xương khớp gây khó khăn trong vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp là việc làm hết sức cần thiết không chỉ riêng người già, mà còn là việc làm vô cùng thiết thực với người trẻ hiện nay.
MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, chúng ta hầu như ai cũng nghĩ bệnh liên quan tới hệ thống xương khớp hầu như là gặp ở những người cao tuổi vì nhóm người này có nhiều khả năng gây nên bệnh xương khớp.

Thế nhưng một thực trạng hiện nay đó là những bệnh nhân tới bệnh viện khám bệnh xương khớp đang ngày càng trẻ hóa, có thể ở cả những người đang ở độ tuổi xương chắc khỏe nhất mà cũng có thể gặp phải căn bệnh này. Để tìm hiểu rõ hơn về những căn bệnh xương khớp người trẻ thường mắc phải và cách phòng ngừa căn bệnh này. Chúng tôi đã sẵn sàng để mang đến những kiến thức cần thiết cho quý vị khán giả. Và bên cạnh tôi là hai chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi xin được giới thiệu:

Bệnh lý xương khớp ở người trẻ

MC: Thưa bác sĩ, chúng ta vừa xem qua một phóng sự về sự trẻ hóa trong độ tuổi bệnh nhân bị xương khớp, tức là ngày càng có nhiều người trẻ bị mắc bệnh về xương khớp. Xin bác sỹ cho biết lý do vì sao?

Cuộc sống hiện đại với nhiều thói quen, lối sống có hại chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh xương khớp ở người trẻ tuổi, chủ yếu là do sai tư thế khi làm việc, đặc biệt là những người phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên, lái xe đường dài… và những người làm việc quá sức.

Cộng thêm với tình trạng béo phì, thừa cân và ít vận động khiến tình trạng bệnh ngày thêm tăng nặng.

MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, vậy bác sỹ có thể kể tên một số bệnh xương khớp thường gặp nhất ở người trẻ tuổi hiện nay được không?

- Bệnh thoái hóa xương khớp

- Bệnh gout

- Thoát vị đĩa đệm

- Viêm khớp dạng thấp

- Viêm gân

- Gai cột sống

- Lao xương

- Giãn dây chằng

Bệnh xương khớp phổ biến nhất của người trẻ là: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…

MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở người trẻ đó là tình trạng đau lưng, tuy nhiên đa số cho rằng đau lưng, thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm là một. Vậy bác sỹ có thể chia sẻ rõ hơn về căn bệnh này để khán giả có thể phân biệt được với các chứng bệnh khác không?

Thoái hoá cột sống thắt lưng diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống:

Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.

Thoái hoá cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới.

Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra (Multilevel spondylosis) ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống.

Tác động của bệnh thoái hóa cột sống khác nhau giữa các cá nhân, nhưng chúng thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân của thoái hoá cột sống do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.

Hầu hết những người bị bệnh thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.

Các triệu chứng phổ biến như cứng khớp và đau nhẹ, nó càng trở nên nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.

- Bình thường chúng ta có 24 đốt sống có thể cử động (từ cổ đến thắt lưng), giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm.

- Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo (gelatin). Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động uyển chuyển và làm giảm sóc của cơ thể.

 - Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

- Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

- Thoát vị cũng có thể không nhận biết được khi không có triệu chứng vì nó không gây đè ép vào rễ dây thần kinh.

Bệnh lý xương khớp ở người trẻ

MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, nghe những gì bác sỹ vừa chia sẻ, chúng ta thấy rằng thoát vị đĩa đệm sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Vậy xin được hỏi Bác sỹ những đối tượng nào thì dễ có nguy cơ bị mắc bệnh này? Và chuẩn đoán bệnh này như thế nào?

Đối tượng: Người hay mang vác nặng, người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống… người ngồi làm việc không đúng tư thế…

Dấu hiệu: Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ – gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay…

Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau cột sống và đau rễ thần kinh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi.

Người bệnh còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng.
Chẩn đoán cận lâm sàng:

Chụp X quang quy ước: Thông qua một số hình ảnh của chụp Xquang quy ước như: Lệch vẹo cột sống, Mất ưỡn cột sống, Hẹp khoang gian đốt sống... có thể xác định vị trí thoát vị. Ngoài ra chụp Xquang quy ước còn giúp xác định thương tổn khác của cột sống như khuyết eo, mất vững cột sống, trượt đốt sống...

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ cho phép xác định được vị trí, hình thái thoát vị, số tần thoát vị. Đây được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Trường hợp người bệnh nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nhưng không thể chụp cộng hưởng từ sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính kết hợp với chụp bao rễ cản quang. Kỹ thuật này cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác với độ nhạy cao.

MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ. Đó là một số thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị bệnh này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi tiếp phần 3 của chương trình.

Vâng thưa bác sỹ, thoát vị đĩa đệm đang ngày càng trở thành căn bệnh phổ biến, do nhiều thói quen sinh hoạt của xã hội hiện nay, và trở thành nỗi lo của rất nhiều người trẻ. Điều mà chắc hẳn hầu hết chúng ta hiện tại đang đều rất quan tâm đó là: Thoát vị đĩa đệm có thể chữa được hay không và hiện tại thì phương pháp điều trị tiến tiến và hiện đại nhất là phương pháp gì?

Theo cơ chế sinh học thì một đĩa đệm khi đã bị thoát vị sẽ không thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn như lúc đầu. Các biện pháp điều trị bảo tồn bằng thuốc hoặc phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cũng chỉ là các giải pháp tạm thời. Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa khỏi nếu đĩa đệm có khả năng tự tái tạo hoặc cơ thể tự sinh ra đĩa đệm mới thay thế.

Tuy nhiên những bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm có thể chữa khỏi bệnh được trên 90% và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mãn tính có thể phải nhờ đến các phương pháp phẫu thuật. Trường hợp này sức khỏe có thể giảm sút nhưng không nguy hiểm đến tính mạng nếu chữa trị thành công.

Đâu là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả?

Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp kết hợp vật lý trị liệu có thê điều trị giúp tìm ra nguyên nhân tận gốc rễ gây nguyên nhân gây ra cơn đau để loại bỏ mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Trị liệu thần kinh cột sống (với các thao tác nắn chỉnh cột sống) là phương pháp ra đời tại Hoa Kỳ và được nhiều bệnh nhân trên thế giới tin tưởng bởi tính an toàn, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai hay người cao tuổi.

Trị liệu thần kinh cột sống giúp điều chỉnh cấu trúc cột sống sai lệch, giảm áp lực đè lên các đĩa đệm, thúc đẩy tuần hoàn máu đến các mô đĩa đệm hư tổn, làm chậm quá trình thoái hóa và đẩy nhanh tiến trình hồi phục.

Khi vấn đề cốt lõi gây ra cơn đau chưa được giải quyết triệt để thì bệnh sẽ không thể khỏi hẳn. Do đó, trước khi chỉ định phác đồ điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống sẽ tiến hành xem xét nguyên nhân gây đau, khu vực đĩa đệm, nhóm cơ, dây chằng bị ảnh hưởng.

Dựa vào thông tin bệnh án và kết quả chẩn đoán trên hình ảnh X- quang, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ sẽ áp dụng các liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm phối hợp với các phương pháp khác nhau tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Thuốc cải thiện thường là giảm đau chống viêm giúp người bệnh bớt đau lưng nhưng dùng lâu ngày chắc chắn sẽ có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thận, huyết áp... Hơn nữa, khi bệnh tiến triển nặng cần phẫu thuật thì dù được phẫu thuật thành công, cột sống người bệnh cũng khó có thể trở về được tình trạng như lúc ban đầu.

Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm là việc nên làm nhằm giảm đau an toàn, cải thiện nhanh chóng bệnh thoát vị đĩa đệm và bảo vệ, chăm sóc tốt cho bộ khung xương khớp của cơ thể. Ngày nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng được quảng cáo là hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên sản phẩm có khả năng tác động trúng vào cơ chế bệnh sinh từ đó cải thiện bệnh lý xương khớp từ gốc, đặc biệt là có kết quả kiểm chứng lâm sàng thì không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được. Các hoạt chất có thể kể đến: Glucosamine HCl, Boswellia Extract, Collagen type II, MSM (Methylsulfonylmethane), Chondroitin sulfate, Ginger root, Hyaluronic acid, …

MC: Thưa bác sỹ đã có thời gian tu nghiệp tại Mỹ, vậy phác đồ điều trị bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng ở người trẻ ở Mỹ có gì khác so với Việt Nam hay không? 

Các bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ xương khớp để bù đắp lại sự thiết hụt của các dịch nhầy bị chảy ra, ngăn cho các dịch nhầy này không chảy ra và ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Glucosamin (là thành phần cấu tạo nên sụn và đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan), ngoài ra còn có Chondroitin sulfat (có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp.

Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic), Methyl sulfonyl methane (MSM) (nguồn bổ sung sulfur tự nhiên, đặc biệt khi cơ thể không được cung cấp đủ giúp phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. MSM tác dụng như một dẫn chất cộng hưởng với tác dụng của Glucosamine và Chondroitine có khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe ở người bị ốm.)

Hyaluronic Acid: là thành phần quan trọng  trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều, để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.

Collagen Type II tự nhiên: Đây là một dạng collagen Type II không biến tính (với tên gọi khác là phức hợp UC-II) là thành phần chính của sụn khớp chiếm 90% các sợi collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt. Collagen type 2 thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. 

Collagen type II có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả, kích hoạt hệ thống miễn dịch và bảo vệ khớp. Collagen type II là một dạng thực phẩm chức năng mới cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe của khớp, sụn và sửa chữa các hư hỏng ở khớp là nguyên nhân gây ra đau, sưng liên quan đến các bệnh viêm khớp. Collagen type 2 có tác dụng ngăn cản lão hóa và thoái hóa khớp theo 2 cách:

- Khi về già: các sợi collagen bị mất kết cấu mềm dẻo và mịn màng rồi trở nên thô, xơ cứng, các thương tổn này do các gốc tự do gây ra.

- Tỷ lệ ở độ tuổi trên 60 bị bệnh viêm khớp xương mãn tính là rất cao. Đó là do quá trình bào mòn và rách tự nhiên của sụn khớp. Khi tuổi già đến, khả năng của cơ thể tổng hợp collagen type 2 giảm xuống rõ rệt.
Boswellia Extract: đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rõ rệt trong các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hen phế quản, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Triển vọng trong tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh trong bệnh viêm khớp, phòng chống ung thư...

Bột rễ Gừng: là một loại thảo dược chống viêm mạnh mẽ và gần đây đã có nhiều quan tâm đến việc sử dụng nó cho các vấn đề về khớp, đặc biệt là thấp khớp. Nó cũng đã được chỉ định cho viêm khớp, sốt, nhức đầu, đau răng, ho, viêm phế quản, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, để giảm bớt viêm gân, giảm cholesterol và huyết áp...

Bi-Jcare

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: Bi-Jcare - Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà

MC: Để tìm hiểu thêm về các thành phần trên, để biết lý do vì sao những hoạt chất trên lại tốt cho những người bị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là người bị thoát vị đĩa đệm, mời quý vị theo dõi tiếp một đoạn phim khoa học sau đây:

Thoái hóa khớp thực chất là quá trình thoái hóa sụn, từ đó dẫn tới các quá trình bào mòn, tổn thương, viêm, khô khớp… Thoái hóa khớp có thể ở một, vài hoặc nhiều vị trí, đặc biệt ở gối, bàn tay, háng, cột sống, ngón chân, gây nên những hậu quả nguy hiểm như: thoát vị đĩa đệm, vôi hóa đốt sống, xương “mọc” gai, thậm chí dẫn đến tàn phế. Chính vì thế, để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này, cần bổ sung hoạt chất nuôi dưỡng sụn khớp, khắc phục những hư tổn của sụn khớp, cụ thể là Glucosamin.

Theo như nghiên cứu thì Glucosamin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. Vì  những người bị các bệnh về xương khớp thường bị thiết hụt nhiều lượng glucosamin, vì thế glucosamin có thể giúp chúng ta chống lại căn bệnh này một cách hiệu quả. Glucosamin kích thích tế bào sụn sản sinh ra thành phần thiết yếu của sụn khớp là Proteoglycan, đồng thời glucosamin còn ức chế một số tác nhân gây tổn hại sụn như các men collagenase, phospholinase…

Glucosamin kết hợp với Chondroitin, Collagen type 2 làm tăng tính bền vững và tính đàn hồi cho sụn khớp do có tác dụng làm tăng tính bền vững của collagen, ngoài ra chondroitin cũng kích thích sản sinh thành phần thiết yếu của sụn khớp là Proteoglycan, vì vậy giúp phục hồi sự khoẻ mạnh của các khớp xương đã bị tổn thương, giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả thoát vị đĩa đệm.

MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, chúng ta vừa xem một phóng sự khoa học về các hoạt chất tốt cho sụn khớp. Chắc hẳn sau khi xem phóng sự này, rất nhiều khán giả có chung một thắc mắc rằng: Chúng ta có thể tìm thấy những hoạt chất này ở đâu? Và bổ sung các hoạt chất này với hàm lượng như thế nào để đạt được mục đích sử dụng?

Glucosamin được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể, nhưng khả năng tổng hợp này giảm dần khi tuổi càng cao. Chế phẩm glucosamin được chiết xuất từ mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm. Glucosamin được sử dụng rộng rãi cho bệnh viêm khớp mạn tính và thoát vị đĩa đệm…

Kết hợp glucosamin với bromelain, chondroitin sulfat hay collagen type 2 có thể tăng cường tác dụng của glucosamin đối với thoái hóa khớp. Glucosamin thường kết hợp với chondrotin sulfate, một phân tử cũng hiện diện tự nhiên trong các sụn. Chondrotin tạo tính đàn hồi cho sụn và được tin là ngăn ngừa sự phá hủy của sụn bởi các enzym.

Về hàm lượng dùng: Trên thị truờng có nhiều loại glucosamin với hàm lượng rất khác nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu, người ta sử dụng tổng liều 1200 - 1500 mg glucosamin thuờng chia 3 lần/ngày. Ngoài ra, nếu kết hợp với chondroitin thì liều được khuyên dùng là 1200mg chia 3 lần/ngày. 

Công ty Bình Nghĩa là đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm Bi - Jcare với công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp:  Glucosamine hàm lượng 1500mg, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể…

MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, thưa quý vị và các bạn, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, chính vì thế, MC nghĩ rằng các quý vị khán giả cũng như MC rất mong muốn được nghe lời khuyên từ bác sỹ dành cho người trẻ, đó là làm thế nào để có thể phòng tránh được các bệnh về xương khớp?

Phòng thoát vị đĩa đệm:

Đối với người làm nghề ngồi, đứng, cúi lâu, sau 1 giờ cần nghỉ, thay đổi tư thế. Sáng dậy tập thói quen xoa bóp toàn thân.

Lao động vừa sức mình. Với các vật nặng, nhất thiết phải được khiêng bởi nhiều người hoặc sử dụng máy móc, xe nâng thay thế.

Không sử dụng lực cơ học đột ngột mà phải san sẻ lực từ từ, phân chia công việc từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao.

Tư thế lao động đúng là tư thế cột sống thẳng, kể cả khi mang vác những vật nhẹ, khi bưng bê, khi thực hiện các công việc trong sinh hoạt như, giặt giũ, bế trẻ em, thậm chí là lái ô tô…

Tiếp nữa là có chế độ làm việc hợp lý, để điều hòa sự “lao động” và hồi phục của đĩa đệm. 

Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

Vâng, chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là có rất nhiều phương pháp, cách thức cũng như những mẹo nhỏ trong cuộc sống cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như những người thân. Nhưng chúng ta phải hiểu thật đúng thì mới có hiệu quả được. Đó cũng là lời nhắn nhủ của Hiểu đúng bệnh - chữa đúng cách.

Viết bình luận