Bạn bị đau dạ dày, căn bệnh gây rất nhiều khó chịu cho bạn, bạn muốn ăn đúng cách, bạn chưa biết làm cách nào? Bệnh dạ dày nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất là câu hỏi của nhiều người. Đau dạ dày và tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến, chiếm tới 9-10% dân số thế giới. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày rất đa dạng, như vi khuẩn HP, stress, ăn uống thất thường… Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc thì một chế độ ăn lành mạnh là rất quan trọng. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh dạ dày.
Bệnh dạ dày nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất
* Bệnh dạ dày nên ăn gì?
+ Thực phẩm hấp thu axit: điển hình là các loại bánh mì, bánh bông lan, bánh xốp,..
+ Thực phẩm trung hòa axit: sữa tách béo, trứng (chỉ ăn lòng trắng, bỏ lòng vàng) chính là thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên ăn, có thể uống 2-3 cốc sữa tách béo nóng mỗi ngày sau bữa cơm khoảng 1 tiếng (không uống khi đang đói bụng); uống nước bạc hà hoặc cà rốt (lưu ý với người có mắc kèm bệnh trào ngược dạ dày thì không nên ăn hoặc uống nước bạc hà).
+ Thực phẩm giúp mau lành vết viêm, loét, giảm đau dạ dày: bột nghệ, mật ong nguyên chất (dùng riêng hoặc kết hợp); trà gạo rang; bắp cải, khoai tây, bí đỏ, cải xanh cà rốt (cách chế biến lý tưởng nhất là hấp hoặc luộc, hạn chế dùng dầu mỡ để chiên, xào).
+ Các loại rau xanh rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là các loại rau có màu đậm. Bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp bạn bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cần thiết như: vitamin A, C, K, axit folic, sắt, và canxi. Người bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày có thể tham khảo một số loại rau như: cải xanh, cải bắp, măng tây, một số loại rau mùi, rau thơm,… vào bữa ăn của mình.
+ Các loại thức ăn nhiều protein nhưng ít chất béo cũng tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Thành phần protein có thể giúp bạn phục hồi các vết sẹo trong dạ dày tá tràng. Tuy nhiên bạn không nên tiêu thụ những thức ăn giàu protein đồng thời giàu chất béo. Các thực phẩm nhiều chất béo có hại cho dạ dày vì làm tăng tiết acid dạ dày. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm như: thịt nạc, cá, gia cầm, đậu, sản phẩm đậu nành, sữa ít béo,…
+ Các nghiên cứu cũng chỉ ra sử dụng nhiều thực phẩm giàu flavonoid cũng có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm chứa thành phần flavonoid có tác dụng giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày. Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm như cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, ớt chuông,…
* Bệnh dạ dày nên kiêng gì?
+ Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
+ Chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.
+ Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò...
+ Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt...
+ Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
+ Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
+ Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn... Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
+ Một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
* Một số nguyên tắc mà người bệnh dạ dày nên ghi nhớ
1. Không căng thẳng: Bạn có biết rằng quá căng thẳng cũng gây đau dạ dày? Trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
2. Không để cơ thể quá mệt mỏi: Bất luận là lao động chân tay hay lao động trí óc, nếu mệt mỏi quá độ, đều có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, máu không được cung cấp đủ, chức năng bài tiết mất cân bằng, vị toan (axit hydrochloric) quá nhiều và dịch kết dính giảm… khiến niêm mạc bị tổn thương.
3. Không uống rượu bia vô độ: Rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.
4. Không để bụng no đói không đều: Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu….
5. Không ăn uống bẩn: Lây nhiễm trực khuẩn môn vị là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột. Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 – 90%. Vi khuẩn thường lây truyền qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng và nụ hôn. Ăn thực phẩm không sạch cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
6. Không ăn tối quá no: Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây bệnh đau dạ dày.
7. Không ăn nhanh: Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
8. Không uống cà phê, trà đặc: Cà phê, trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh dạ dày nên ăn gì và kiêng gì đồng thời cũng nhắc cho bạn biết được những nguyên tắc không nên phạm phải để bệnh dạ dày nặng thêm. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
Bạn có thể tham khảo 1 số thuốc dạ dày như: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Viết bình luận