Bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả an toàn

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải và có xu hướng ngày càng tăng. Những người trưởng thành có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với người trẻ. Rối loạn tiền đình cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị rối loạn tiền đình không chỉ áp dụng một chế độ ăn khoa học, hợp lý tránh những yếu tố làm căng thẳng, stress. Mà rối loạn tiền đình nên tập thể dục chính là cách tốt nhất để làm giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Dưới đây là một số bài tập giúp chữa rối loạn tiền đình.

1. Bài tập chữa rối loạn tiền đình

1.1. Bài tập Romberg

Đầu tiên đứng vào gần vách tường. Đứng thẳng, hai chân chụm sát, hai tay buông thẳng sát vào người. Hai mắt nhắm. Đứng như vậy trong 30 giây.

Có thể nâng mức độ cho động tác này, các bước như cũ, chỉ thay đổi là hai tay đưa thẳng về phía trước song song với mặt đất.

1.2. Bài tập Brandt-Daroff

Hãy bắt đầu bằng cách ngồi ở mép giường và nhìn thẳng về phía trước. Nhận biết được dấu hiệu như chóng mặt, bạn hãy nằm thẳng ra với đầu ở tư thế nghiêng 45 độ. Giữ như thế trong 30 giây rồi ngồi dậy. Lặp lại 5 lần động tác này với đầu hướng lần lượt sang phía đối diện.

1.3. Bài tập lắc lư trước sau

Đầu tiên đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.

Lập lại như vậy 20 nhịp. Lúc đầu nên làm chầm chậm, sau đó nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

Bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả an toàn

1.4 Tập thể dục với đầu

Cũng làm như với tập thể dục với mắt nhưng lần này không di chuyển mắt và di chuyển đầu theo tấm thẻ. Tuy nhiên quay đầu sao cho mắt luôn tập trung được vào thẻ, tiếp tục từ 1 – 2 phút cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

1.5. Bài tập lắc lư hai bên

Đứng thẳng, dang chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng.

Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải. Không được nhấc gót và ngón chân lên.

Lập lại như vậy 20 nhịp. Lúc đầu nên làm chầm chậm, sau đó nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

1.6. Bài tập dậm chân tại chỗ

Thực hiện động tác dậm chân tại chỗ như người đi hành quân, lặp đi lặp lại khoảng 3 phút.

Kết thúc bài tập và thả lỏng cơ thể.

Các bài tập trên đây dù rất đơn giản nhưng lại có thể giúp bạn thích nghi với cảm giác cơ thể chuyển động và giữ thăng bằng tốt hơn, là một biện pháp hiệu quả để cải thiện chứng rối loạn tiền đình và triệu chứng chóng mặt.

1.7 Bài tập thể dục mắt

Trong khi ngồi thoải mái trên ghế với đôi bàn chân đặt ngay ngắn trên sàn nhà. Sử dụng một vật nào đó ví dụ như một chiếc thẻ trò chơi chẳng hạn. Cầm nó cách xa mắt với khoảng cách là độ dài của cánh tay bạn. Bắt đầu di chuyển thẻ đó từ trái qua phải để mắt cũng di chuyển theo. Tiếp tục từ 1 – 2 phút hoặc có thể hơn cho đến khi các triệu chứng căng thẳng giảm dần.

1.8 Kết hợp đầu và mắt

Đây là bài tập cao hơn của 2 bài tập trên. Ngồi thoải mái trên ghế với chân giữ vững trên sàn nhà. Sử dụng một vật ví dụ như tấm thẻ và giữ cách xa khuôn mặt một sải tay. Quay đầu và bắt đầu di chuyển thẻ chiều ngược lại trong khi vẫn giữ đôi mắt tập trung vào thẻ. Nếu đầu bạn di chuyển sang trái, thẻ di chuyển sang phải với đôi mắt tập trung vào thẻ. Tiếp tục từ 1 - 2 phút cho đến khi các triệu chứng căng thẳng đã giảm bớt.

2. Tìm hiểu thêm về căn bệnh rối loạn tiền đình

2.1 Tại sao bị rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: gặp các bệnh lý về huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu. Do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn hại, làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu. Do hậu quả của một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,…

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cũng làm xuất hiện hội chứng rối loạn tiền đình như: làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, nhiễm độc thức ăn, thời tiết chuyển mùa, ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền, lười vận động, căng thẳng thần kinh quá mức, sử dụng rượu bia quá mức.

Để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như: điện não đồ, chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính CT Scan, chụp cộng hưởng từ (MRI).

2.2 Biểu hiện của rối loạn tiền đình như thế nào?

+ Chóng mặt không xác định rõ

+ Mất thăng bằng và định hướng

+ Rối loạn thính giác

+ Rối loạn thị giác

+ Làm giảm khả năng chú ý

+ Lo lắng, thiếu tự tin và trầm cảm

+ Choáng váng, chóng mặt và buồn nôn

Bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả an toàn

2.3 Phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Để phòng tránh hội chứng rối loạn tiền đình, mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách:

Tập thể dục thể thao.

Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.

Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.

Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày.

Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn.

Cần giảm căng thẳng, lo âu.

2.4 Điều trị bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Bạn có thể được bác sĩ kê toa các loại thuốc sau đây khi áp dụng phác đồ điều trị rối loạn tiền đình:

Cinnarizin, Flunarizine, Vipocetin, Duxil, Tanganil, Ginko biloba. Thuốc giống như một “con dao hai lưỡi”, có những tác dụng nhất định song cũng có những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bạn lưu ý không nên tự chẩn đoán và tự mua thuốc để điều trị bệnh. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh điều trị sai cách làm bệnh trở nặng hoặc tái phát. Để tăng hiệu quả của phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống cùng kế hoạch tập luyện và thói quen sống lành mạnh.

+ Bổ sung thực phẩm chức năng hàng ngày là một giải pháp an toàn không tác dụng phụ:

Khi bị các triệu chứng của rối loạn tiền đình bạn đừng lo đã có sản phẩm Super Power Neuro Max:

Super Power Neuro Max giúp bạn:

+ Tăng cường trí nhớ, tập trung.

+ Đánh bật các triệu chứng rối loạn tiền đình

+ Yên tâm làm việc, chăm lo cho cuộc sống

+ Thoải mái trong mọi hoàn cảnh

+ Tự tin vì không bao giờ bệnh tiền đình quay trở lại

+ Tăng cường trao đổi chất giữa các tế bào não.

+ Tăng cường sức khỏe

Sự kết của Cognizin™ với Phosphatides, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carritine, L-Glutamine, Taurine và Blueberry Fibers để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não. Điều đặc biệt trong sản phẩm Super Power Neuro Max là sự có mặt của Coenzyme Q10 giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp tim khoẻ mạnh, tăng cường sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng máu lên não thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, cung cấp oxy, dinh dưỡng, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu của tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

Super Power Neuro Max - Bổ não, tăng cường trí nhớ

1. Cognizin Citicoline: 

Citicoline (CDP-Choline hoặc Cytidine 5′-diphosphocholine) là một chất trung gian quan trọng trong quá trình tổng hợp Lecithin (Phosphatidylcholine) và các Phospholipid khác. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu quang phổ cộng hưởng từ.

Citicolin cũng chính là chất béo cấu tạo bao myelin bọc dây thần kinh, đặc tính này làm cho tốc độ dẫn truyền các tín hiệu dưới dạng các xung động thần kinh được thông suốt đến não. Do đó Citicolin có khả năng cải thiện tính toàn vẹn cấu trúc và dẫn truyền tín hiệu cho màng tế bào, tổng hợp phosphatidylcholine và acetylcholine. Chẳng hạn như các hoạt động của bơm và các thụ thể trao đổi ion. Vì màng tế bào có tốc độ quay vòng rất cao, các phospholipid này phải được tổng hợp liên tục để đảm bảo hoạt động bình thường của các tế bào, bao gồm tế bào não và tế bào thần kinh.

2. Alpha lipoic acid: 

Một số người còn sử dụng alpha-lipoic acid cho chứng mất trí nhớ, hội chứng mệt mỏi kinh niên,…

3. Taurine: 

Taurine được tìm thấy nhiều trong não và có vai trò quan trọng trong việc phát triển não, nhất là với tiểu não và võng mạc (mắt).

4. Phosphatidylserine (PS): 

giúp duy trì tính linh động của màng tế bào thần kinh, tăng dẫn truyền xung động cải thiện nhận thức, hành vi và phản xạ thần kinh.

5. Phosphatidyl choline: 

acetylcholine giúp ích trong việc điều trị các vấn đề ở “trung tâm não” như mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, lo âu, rối loạn hưng cảm-trầm cảm và một dạng rối loạn vận động tên là rối loạn vận động muộn.

6. Cytidine 5’-diphosphocholine: 

Đây là chất béo cấu tạo bao myelin bọc dây thần kinh, đặc tính này làm cho tốc độ dẫn truyền các tín hiệu dưới dạng các xung động thần kinh được thông suốt đến não, làm tăng sự nhạy bén của các hoạt động trí não, cảm xúc, đem lại sự cường tráng cho não, đồng thời bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác.

7. Acetyl L-carnitine:

 L-Carnitine hiện diện tự nhiên trong cơ thể, với tổng cộng khoảng 20-25 gram. Các cơ quan và tế bào đòi hỏi năng lượng cao như tim, cơ, tế bào miễn dịch, não bộ, dây thần kinh, tinh dịch chứa lượng L-Carnitine cao nhất và các cơ quan này không thể thực hiện tốt chức năng của chúng nếu không được cung cấp đầy đủ L-Carnitine.

+ Khi mắc bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt khoa học sau đây:

Tập luyện thể dục mỗi ngày: Bạn nên tập các động tác nhẹ nhàng bao gồm đi bộ, đi xe đạp, tập yoga và tập dưỡng sinh.

Bài tập chữa rối loạn tiền đình: Các bài tập cho mắt, bài tập với đầu, và bài tập toàn thân rất hữu ích cho các bệnh nhân rối loạn tiền đình.

Không thay đổi tư thế đột ngột: Bạn không nên đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột vì sẽ gây ra tình trạng giữ thăng bằng kém, chóng mặt, thậm chí té xỉu.

Để gối cao vừa phải khi ngủ: Khi nằm ngủ, bạn nên để gối ở tư thế cao vừa phải để máu có thể tuần hoàn tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy khiến bạn khó thở, xây xẩm mặt mày.

Sinh hoạt điều độ: Bạn nên ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, gây ra các tình trạng buồn nôn, chóng mặt và mất nhận thức.

Tránh ngồi quá lâu: Bạn nên tránh làm việc hoặc ngồi trước máy tính trong thời gian dài. Cứ khoảng 1-2 tiếng, bạn nên đứng dạy, đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn để tránh gây căng thẳng cho thần kinh

+ Đặc biệt, bạn nên lưu ý tránh những loại thực phẩm không tốt cho người rối loạn tiền đình sau đây:

Thực phẩm giàu chất béo: Bạn nên tránh những loại chất béo không tốt cho cơ thể người bệnh như mỡ động vật, kem bơ, sữa dừa, bánh kem dễ làm tắc tĩnh mạch và khiến cholesterol trong máu tăng cao.

Các chất kích thích: Bạn tuyệt đối không nên uống cà phê và hút thuốc lá vì nicotine có trong thuốc lá sẽ làm tăng chứng ù tai ở người bệnh và làm giảm lượng máu cung cấp đến tai.

Thực phẩm quá mặn, quá ngọt hoặc có ga: Thực phẩm quá ngọt, quá mặn hoặc có ga sẽ làm tăng triệu chứng của tai trong và làm bệnh trở nặng hơn.

Thực phẩm chứa axit amin Tyramine: Bạn nên tránh rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói vì sẽ làm tăng triệu chứng nhức đầu và nặng tai.

Thức uống có cồn: Bạn nên hạn chế các thức uống có cồn như rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt và mỏi mệt toàn thân.

3. Một số địa chỉ tin cậy khi khám bệnh rối loạn tiền đình

Tại Hà Nội, khi mắc hội chứng rối loạn tiền đình người bệnh có thể đếm thăm khám và điều trị tại các cơ sở như:

3.1. Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: 024 6278 4146

3.2. Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

3.3 Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội

Điện thoại: 0243 868 6050

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về các bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả và các câu hỏi liên quan đến căn bệnh rối loạn tiền đình này. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận