Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư bằng tia X được sử dụng phổ biến hiện nay. Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không

* Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Xạ trị hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến người xung quanh vì xạ trị ngoài, người ta sử dụng năng lượng bức xạ cao chiếu vào trong vùng xạ (vùng tổn thương) để phá hủy các tổn thương ở phổi. Và sau khi bệnh nhân đi ra khỏi phòng xạ trị thì không còn gây ảnh hưởng gì đối với người xung quanh. Ngay cả đối với bản thân bệnh nhân thì di chứng cũng chỉ ở những giai đoạn sau chứ không phải là ngay tức thì.

Còn nếu sử dụng đồng vị phóng xạ dạng uống, ví dụ như điều trị ung thư tuyến giáp, dùng thuốc iod 131 thì những chất thải của bệnh nhân như mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, phân... có thể bị nhiễm xạ. Trường hợp này bệnh nhân nên lưu lại bệnh viện 24 giờ, sau đó về nhà sinh hoạt bình thường.

Hiện nay, kỹ thuật tiến bộ nên thời gian cách ly ngày càng rút ngắn hơn, tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên cẩn thận, lưu lại bệnh viện 24 giờ vì tại bệnh viện đã có sẵn quy trình xử lý chất thải của bệnh nhân để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

* Quy trình xạ trị ung thư diễn ra như thế nào?

1. Thăm khám và giải thích cho bệnh nhân về quy trình xạ trị

Việc thăm khám đầu tiên vô cùng quan trọng, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại của bệnh nhân cũng như khối u để đưa ra hướng điều trị thích hợp, giúp cho việc tiên lượng bệnh cũng dễ dàng hơn.

Lưu ý khi thăm khám bệnh nhân:

Chú ý đến tiền sử bệnh tật.

Thăm khám kỹ các triệu chứng lâm sàng.

Phân tích kỹ về các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng để có thể chẩn đoán, tiên lượng chính xác.

Sau khi thăm khám và tư vấn điều trị, giải thích cho bệnh nhân hiểu về phương pháp cũng như quy trình xạ trị ung thư. Thông tin cung cấp cho bệnh nhân cần phải đầy đủ và chính xác:

Thời gian trị liệu.

Số ngày điều trị dự kiến và khoảng cách giữa các lần điều trị.

Ngày dự kiến tiến hành buổi trị liệu đầu tiên.

Những thứ cần chuẩn bị cho quá trình trị liệu.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng, chăm sóc trong và sau quá trình xạ trị.

Những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình xạ trị.

2.  Chụp CT mô phỏng

Chụp CT mô phỏng ở tư thế điều trị là quét phần cơ thể của bệnh nhân sẽ được xạ trị trên máy chụp CT ở tư thế mà sẽ sử dụng để điều trị xạ cho bệnh nhân. Mục đích của công đoạn này là cung cấp một cách chính xác hình ảnh ba chiều của cơ thể bệnh nhân được điều trị để dựa vào đó, bác sĩ và các chuyên gia có thể thiết lập hình ảnh 3D trên hệ thống lập kế hoạch điều trị.

Lưu ý trong quá trình chụp, kỹ thuật viên có thể sử dụng các phụ kiện hỗ trợ như gối, mặt nạ, bàn kê...để thuận tiện cho việc chụp đạt được kết quả chính xác nhất.

Kỹ thuật viên có thể xăm trên da của bệnh nhân một vài dấu xăm nhỏ để đánh dấu như những điểm tham chiếu trong mỗi lần đặt bệnh nhân vào xạ trị.

Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không

3.  Xây dựng hình ảnh 3D của bệnh nhân dựa trên hình ảnh chụp CT

Sau khi đã có phim chụp CT, các chuyên viên sẽ dựa vào đó để thiết lập một hình ảnh 3D của bệnh nhân trên hệ thống kế hoạch điều trị. Trên hình ảnh 3D này đã được vẽ đầy đủ và xác định vị trí chính xác của những khối u với những cấu trúc quan trọng xung quanh nó. Điều này sẽ giúp bác sĩ trị liệu định hướng được vùng chiếu xạ, tạo thuận lợi cho quá trình trị liệu được tối ưu.

4. Lập kế hoạch điều trị

Khi đã có được hình ảnh cũng như vị trí chính xác của những vùng xạ trị, bác sĩ và các kỹ sư vật lý sẽ thiết lập một kế hoạch điều trị cho bệnh nhân bao gồm tất cả các yếu tố về thông tin bệnh nhân, tình trạng sức khỏe, thời gian trị liệu, liều lượng bức xạ sử dụng và chăm sóc trong suốt quá trình trị liệu. Tuy nhiên, để có thể tiến hành buổi trị liệu đầu tiên, bệnh nhân thường sẽ phải chờ một thời gian sau khi được chụp CT để các bác sĩ, chuyên gia có thời gian lên kế hoạch chất lượng nhất cho bệnh nhân.

5. Tiến hành trị liệu

Khi kế hoạch điều trị đã được thiết lập, phía bệnh viện sẽ thông báo cho bệnh nhân về việc tiến hành buổi trị liệu đầu tiên. Buổi trị liệu đầu tiên rất quan trọng và thường diễn ra trong thời gian dài hơn so với các buổi sau. Bác sĩ và chuyên viên cần tiến hành đo đạc và kiểm tra lại bệnh nhân trước khi tiến hành chạy xạ.

* Xạ trị được hiểu như thế nào?

Xạ trị, cùng với hóa trị, phẫu thuật và chăm sóc giảm nhẹ là những phương pháp điều trị ung thư nền tảng hiện nay. Trong đó, cứ 2 bệnh nhân ung thư thì có một người được chỉ định xạ trị.

Xạ trị chủ yếu được sử dụng khi ung thư đã xâm chiếm một hoặc nhiều khu vực trên cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí và giai đoạn ung thư, xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật và hóa trị liệu.

Nó có thể được sử dụng trước hoặc sau các phương pháp điều trị khác, tùy theo phác đồ trị liệu hiệu quả hơn. Ví dụ, xạ trị có thể được dùng để khiến khối u co lại một phần trước khi hóa trị, hoặc nó cũng được sử dụng để điều trị những phần khối u còn sót lại sau phẫu thuật.

Hầu hết các phương pháp xạ trị hiện nay sử dụng tia X mang năng lượng cao để bắn phá các khối u. Một số phương pháp khác sẽ sử dụng tia gamma, chùm electron hoặc proton. Một số hạt vật chất có khối lượng nặng cũng có thể được sử dụng.

Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không

Bởi tia X mang năng lượng rất cao, nó có khả năng xuyên vào trong cơ thể bệnh nhân. Khi gặp các tế bào của khối u, tia X tạo tương tác phá hủy DNA và hạn chế khả năng nhân lên của chúng sau này.

Nhưng xạ trị có một nhược điểm, tia X không có khả năng phân biệt giữa các tế bào ung thư và khỏe mạnh, khiến ngay cả các mô bình thường khi tiếp xúc với tia X cũng bị thiệt hại.

Mô tế bào lành tính bị tổn thương dẫn đến các triệu chứng được gọi là tác dụng phụ. Nhẹ thì người bệnh sẽ mệt mỏi. Trong một số ít trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ phải nằm viện hoặc thậm chí tử vong.

Cân nhắc liều lượng bức xạ là một cách cân bằng tốt giữa hiệu quả điều trị và tác dụng phụ. Một cách phổ biến hiện nay mà các bác sĩ sử dụng để cải thiện tỷ lệ lợi/hại là bắn nhiều chùm tia tới khối u từ các hướng khác nhau. Nếu các tia đan cài vào lên nhau, chúng có thể tối ưu tác động đến khối u trong khi giảm thiểu thiệt hại cho các mô khỏe mạnh.

* Phương pháp giảm tác dụng phụ của xạ trị và phòng chống ung thư

Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra. Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hoa năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. 

Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.

Xu hướng hiện nay ở các nước phát triển là sử dụng những hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng khử các gốc tự do, tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương cấp độ tế bào và DNA, bổ sung các chất đạm tinh, dạng có trọng lượng phân tử nhỏ để dễ hấp thu, hạn chế gánh nặng cho gan và thận, không gây dị ứng…

Khoa học đã chứng minh hoạt chất fucoidan chiết xuất từ tảo nâu có hoạt tính sinh hoc cao, là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh qua trung gian gốc tự do thông qua 3 cơ chế: 

- Kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư

- Ngăn cản sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u, ngăn cản sự di căn của ung thư.

- Kích hoạt hệ thống miễn dịch nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu đến các tế bào lympho (là các tế bào kiểm soát khả năng miễn dịch của cơ thể)  để chúng tấn công các mầm bệnh, tăng khả năng miễn dịch một cách hiệu quả.

Ngoài ra Fucoidan còn giúp làm giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng gan, thận

Cùng với đó, liệu pháp albumin cung cấp chất đạm cần thiết cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... cung cấp nguồn axit amin để tổng hợp protein ở các mô tổn thương, góp phần duy trì cân bằng kiềm toan cho cơ thể; làm giảm các phản ứng oxy hóa.

Việc tạo ra một protein thủy phân loại bỏ mọi chất gây dị ứng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và suy kiệt. Kết hợp với các thành phần DNA và RNA đem lại nhiều lợi ích như tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương mức độ DNA, ngăn ngừa ung thư, hồi phục và tăng cường chức năng gan… 

Những axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp bồi bổ cơ thể, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn, đang và sau xạ trị hay điều trị hoá chất, chạy thận nhân tạo, suy gan, thận, hội chứng gan-thận…

Các nhà khoa học Canada đã nghiên ra sản phẩm Bi –Nutafit với Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp khử các gốc tự do, chống các chất oxy hoá. Kết hợp với albumin, protein thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp cơ thể đào thải các độc tố, cải thiện chức năng gan và thận, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng. Sử dụng Bi-Nutafit hàng ngày là giải pháp tái tạo thể chất, hồi phục tinh thần, dọn sạch gốc tự do hỗ trợ phòng và chữa các bệnh lý không nhiễm khuẩn 

bi-nutafit

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Nutafit - Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư

Viết bình luận