Viêm phổi là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay và đặc biệt là ở người già. Vậy viêm phổi mạn tính ở người già phải làm sao là câu hỏi của nhiều người. Viêm phế quản mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến ở người cao tuổi. Trên 80% là do hút thuốc lá, thuốc lào. Khói thuốc làm giảm vận động lông chuyển của tế bào niêm mạc phế quản, làm quá sản, phì đại, tăng tiết nhày của các tuyến. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về viêm phổi mạn tính ở người già.
1. Tìm hiểu thêm về viêm phổi mạn tính
Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hay một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, viêm phổi thường được chia làm 2 loại là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi mắc phải tại bệnh viện.
+ Đối với viêm phổi mắc phải tại bệnh viện:
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện là bệnh lý viêm phổi xuất hiện sau nhập viện 48 giờ bao gồm cả các trường hợp viêm phổi trên bệnh nhân thở máy. Trong bệnh viện, sau nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn máu thì phổi là cơ quan dễ bị nhiễm khuẩn nhất.
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện khác nhau giữa từng bệnh viện, thậm chí là từng khoa trong cùng một bệnh viện. Những vi khuẩn chủ yếu gây viêm phổi mắc phải tại bệnh viện bao gồm: vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus bao gồm cả MRSA, trực khuẩn gram âm đường ruột như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn gram âm không có nguồn gốc từ đường ruột như Pseudomonas aeruginosa, các vi khuẩn cư trú ở hầu họng của các bệnh nhân mắc bệnh nặng nằm tại bệnh viện.
Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn gram âm và tụ cầu vàng. Ngoài ra, viêm phổi cũng có thể do phế cầu, thậm chí nguồn nước trong bệnh viện có thể cũng là nguyên nhân làm bùng phát nhiễm trùng do Legionella.
+ Đối với viêm phổi mắc phải tại cộng đồng:
Khác với viêm phổi ở trẻ em, nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi chủ yếu là do vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác. Thường gặp nhất là do tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn gram âm đường ruột...
Ngoài ra, nhiễm các loại virus như virus cúm thông thường, virus gây hội chứng nhiễm trùng hô hấp cấp (SARS), virus cúm gia cầm, Corona virus cũng đều có thể là nguyên nhân gây viêm phổi nặng.
+ Triệu chứng viêm phổi ở người cao tuổi:
Dấu hiệu viêm phổi ở người cao tuổi rất khác so với người trẻ. Nhiều trường hợp người bệnh không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là những người tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường.
Người bệnh thường có một số triệu chứng điển hình như thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng. Ho là triệu chứng hay gặp nhất, đặc biệt là ở những người cao tuổi có bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Ho có đờm lỏng hoặc đặc quánh, một số trường hợp có dính một ít máu do mao mạch bị vỡ ra, có một số ít trường hợp không ho. Ngoài ra còn tức ngực và khó thở nhẹ. Người bệnh thường có dấu hiệu mất nước (môi khô, lưỡi trắng, má hóp, da nhăn nheo).
Muốn chẩn đoán chính xác cần chụp X-quang phổi và nuôi cấy đờm, chất nhày phế quản để xác định vi khuẩn gây bệnh, trên cơ sở đó, chọn kháng sinh thích hợp để điều trị nhằm giảm bớt thời gian nằm viện.
Khi người cao tuổi nghi ngờ bị viêm phổi, cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt bởi vì nếu để muộn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện về các bệnh phổi, nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm việc tốt và nhanh phục hồi nhất là sau khi phẫu thuật. Những người mắc bệnh ung thư, HIV cần có sự tư vấn của bác sĩ về cách phòng bệnh viêm phổi cho phù hợp với hoàn cảnh.
2. Vì sao người cao tuổi dễ mắc viêm phổi
+ Tình trạng suy yếu:
Người cao tuổi thường trở nên suy yếu dần và yếu hơn so với những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chỉ với tình trạng suy yếu thì nó không gây ra bệnh lý. Suy yếu là sự suy giảm theo thời gian đối với nhiều hệ sinh lý trong cơ thể, dẫn đến suy giảm đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố môi trường, đồng thời làm tăng nguy cơ gây tổn thương khi gặp các tác nhân có hại.
Lấy một ví dụ đơn giản, dấu hiệu suy yếu dễ thấy nhất ở người cao tuổi chính là tình trạng các cơ bắp trở nên yếu. Đây chính là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm sạch các chất tiết ra từ phổi và tránh nhiễm trùng ở người cao tuổi.
+ Hệ miễn dịch suy yếu:
Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ trở nên yếu dần theo quá trình lão hóa, vì thế người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng như viêm phổi. Ngoài ra, một số loại thuốc như steroid và hóa trị liệu cũng có thể góp phần gây ức chế phản ứng của hệ miễn dịch.
+ Các bệnh lý sức khỏe khác:
Người cao tuổi thường mắc phải các bệnh phổ biến như bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh tim khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi. Ngoài ra, các vấn đề về phổi khác như bệnh xơ nang, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và chứng giãn phế quản cũng góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ gây bệnh này.
+ Phẫu thuật:
Những người cao tuổi đã trải qua phẫu thuật thường có xu hướng dễ bị tổn thương hơn vì cơ thể của họ cần phải hoạt động rất nhiều để hồi phục. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc giảm đau trong suốt các quy trình phẫu thuật, tuy nhiên chúng có thể làm cho người bệnh thở nông hơn– góp phần gây tích tụ đàm trong phổi. Ngoài ra, các loại thuốc an thần và gây tê cũng gây ra tác dụng phụ tương tự như vậy.
3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
Hiện nay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chưa được chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu bị chẩn đoán COPD không phải là chấm dứt mọi hy vọng. Vì hầu hết mọi người đều có các dạng bệnh nhẹ mà ít cần điều trị ngoài việc cai thuốc lá. Ngay cả đối với các giai đoạn tiến triển hơn của bệnh, liệu pháp hiệu quả có sẵn có thể kiểm soát các triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng trầm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bước thiết yếu nhất trong mọi kế hoạch điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là ngừng hút thuốc. Đó là cách duy nhất để giữ cho COPD không trở nên tồi tệ hơn. Nhưng bỏ thuốc lá là không dễ và việc này có vẻ nan giải nếu bạn đã từng cố gắng bỏ thuốc và không thành công. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về các sản phẩm thay thế nicotine và thuốc hỗ trợ cai thuốc lá, cũng như cách xử lý tái phát.
+ Liệu pháp oxy:
Nếu mức oxy trong máu của bạn quá thấp, bạn có thể được chỉ định nhận oxy bổ sung thông qua mặt nạ hoặc ống thông mũi để giúp bạn thở tốt hơn.
+ Điều trị nội khoa:
Thuốc giãn phế quản là loại thuốc giúp giãn các cơ của đường thở, mở rộng đường thở để bạn có thể thở dễ dàng hơn. Glucocorticosteroid có thể được bác sĩ kê thêm vào để giảm viêm ở đường thở. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn tiêm phòng cúm hàng năm, vắc-xin phế cầu khuẩn và ho gà.
+ Phẫu thuật
được chỉ định cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng hoặc khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại, nhiều khả năng là khi bạn có một dạng khí phế thũng nghiêm trọng.
Không giống như một số bệnh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nguyên nhân rõ ràng và hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Phần lớn các trường hợp liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc lá, và cách tốt nhất để ngăn ngừa COPD là không bao giờ hút thuốc - hoặc ngừng hút thuốc ngay bây giờ. Phơi nhiễm nghề nghiệp với khói hóa chất và bụi là một yếu tố rủi ro khác đối với COPD. Nếu bạn làm việc với loại chất gây độc phổi này, hãy nói chuyện với người giám sát của bạn về những cách tốt nhất để bảo vệ chính bạn, chẳng hạn như sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp.
4. Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tại nhà hiệu quả
Điều quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là cần phải tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân. Sự tiết dịch ở đường thở làm cản trở trao đổi, làm tăng nhiễm bẩn đường thở, làm chậm quá trình khỏi bệnh.
Chú ý làm ẩm và nóng không khí hít vào cũng làm loãng đờm và dễ long đờm. Bệnh nhân có thể đeo khẩu trang, hít vào bằng đường mũi rồi thở ra qua miệng, môi khép kín.
Khi ho, người bệnh nên ho ở tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước. Đầu gối và hông ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho. Hít vào chậm qua mũi thở ra qua môi mím. Tránh quá sức khi ho sẽ gây tổn thương cho phổi.
Nên để bệnh nhân bị viêm phổi nằm nghỉ trên giường bệnh để giảm tiêu hao năng lượng, thay đổi tư thế thường xuyên. Cho thuốc giảm ho và giảm đau nếu có chỉ định.
Quan sát và theo dõi thường xuyên thể trạng người bệnh, tình trạng tinh thần. Chú ý tới các dấu hiệu nhiễm khuẩn như: môi khô, lưỡi dơ, mắt trũng, sốt. Khó thở có thể xuất hiện sau vài giờ, tím môi tùy thuộc vào mức độ bệnh, khó thở có thể nặng và diễn tiến xấu.
Để bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều. Cẩn thận với tình trạng bệnh ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn, bởi vì viêm phổi có thể tái phát.
Uống thuốc theo quy định: Luôn uống đúng và đủ các loại thuốc bác sĩ đã kê. Dừng uống thuốc khi chưa hết đơn có thể thể làm vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và bệnh viêm phổi sẽ quay lại.
5. Người già bị viêm phổi mãn tính nên tham khảo sử dụng sản phẩm BLCare Max giúp bổ phổi, thông khí phổi.
BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.
BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.
Đối tượng sử dụng BLCare Max:
- Những người cần tăng cường sức khoẻ phổi và đường hô hấp.
- Những người mắc các bệnh lý phổi mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn (COPD), viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, khó thở, tăng tiết dịch, đờm…
- Những người bị ho khan kéo dài, bệnh bụi phổi, bệnh phổi nghề nghiệp, làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm không khí, khói bụi, hoá chất công nghiệp, nghiện thuốc lá, cai thuốc lá, bia rượu…
- Những người cần giảm tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh lao phổi, kháng sinh, hoá chất hoặc xạ trị...
- Những người đang điều trị ung thư phổi, sau phẫu thuật, can thiệp về phổi và đường hô hấp...
Chi tiết xem thêm tại: >>> BLcare Max - Giải pháp cho người bệnh phổi
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem viêm phổi mạn tính ở người già phải làm sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận