Viêm khớp dạng thấp dân gian thường gọi là bệnh thấp khớp. Nhiều người nghĩ bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở người già, nhưng thật ra căn bệnh này cũng gặp nhiều ở người trẻ (dưới 40 tuổi) và trẻ nhỏ (dưới 16 tuổi). Bệnh gây đau nhức nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường nhật của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về viêm khớp dạng thấp và sẵn sàng phòng ngừa bệnh hiệu quả.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể . Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.
Không giống như tổn thương hao mòn của viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp của bạn, gây sưng đau cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày như viết, mở chai lọ, mặc quần áo và mang vác đồ vật. Viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân có thể gây khó khăn cho bạn khi đi đứng và cúi người.
Cứ 100 người trưởng thành thì có 1 đến 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường phổ biến ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Trong số đó, bệnh nhân nữ, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhiều gấp 2-3 lần bệnh nhân nam.
Bệnh diễn biến phức tạp gây hậu quả nặng nề do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong khi đó các loại thuốc mới đã cải thiện đáng kể các lựa chọn điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chính gây nên viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền, tuổi tác và nhiễm trùng.
– Di truyền: nhóm đối tượng này thường có sức đề kháng yếu. Họ rất dễ bị tổn thương do các vi khuẩn, virus bên ngoài tấn công. Lúc này, bạch cầu không chỉ tiêu diệt các chủng vi sinh vật gây bệnh mà còn tấn công cả màng hoạt dịch, từ đó gây đau và viêm tại đây.
Khi chịu ảnh hưởng của các phản ứng viêm, màng hoạt dịch sẽ sưng phồng lên và chèn ép, thậm chí phá hủy lớp sụn khớp nếu không được can thiệp sớm. Ngoài ra, viêm màng hoạt dịch còn tác động đến các dây chằng xung quanh, khiến dải mô mềm này suy giảm chức năng và khiến khớp biến dạng.
– Tuổi tác: người có tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Với người cao tuổi, các sụn bao bọc khớp đã bị lão hóa hết khiến cho các khớp va chạm vào nhau và gây nên đau buốt.
– Nhiễm trùng: nếu chấn thương nặng có thể gây ra nhiễm trùng trong cấu trúc xương, từ đó gây viêm màng hoạt dịch. Sụn bọc khớp lúc này bị phá hủy và bị tổn thương trong thời gian dài.
3. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp nhỏ riêng lẻ như ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Đây là dạng bệnh có tính đối xứng, nếu bị đau các ngón tay bên tay trái, sau một thời gian sau, có thể bạn sẽ bị đau luôn các ngón tay bên tay phải. Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơn đau có thể diễn ra ở các khớp lớn hơn như khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, hông, xương hàm và cổ, với các triệu chứng điển hình như:
3.1. Nhóm triệu chứng toàn thân
• Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược vào giai đoạn đầu.
• Sốt nhẹ, tay chân ra nhiều mồ hôi, tê bì đầu chi.
• Đau nhức toàn thân dù không vận động mạnh trước đó.
• Biến chứng da, mắt, tim, phổi, mạch máu… giai đoạn nặng, ảnh hưởng đến nhiều cấu trúc khác không chỉ riêng khớp.
3.2. Nhóm triệu chứng tại khớp
Đau, cứng khớp: Phản ứng viêm khiến khớp tổn thương và đau âm ỉ. Đau nhiều về đêm, tăng khi gần sáng và cơ cứng khớp lúc thức dậy ít nhất 30 phút, hạn chế vận động. Đặc biệt, viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, chỉ cần một bên khớp bị viêm đau thì bên còn lại cũng có biểu hiện tương tự.
Sưng, đỏ và nóng da tại vùng khớp bị viêm: Khớp tay – cổ tay – ngón tay hoặc khớp gối, khớp chân bị sưng đỏ do dịch tụ lại trong khớp. Sờ vào thấy ấm và nóng da. Vùng da khớp bị viêm có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn so với vùng xung quanh. Giai đoạn nặng, xuất hiện mụn đỏ (các nốt thấp khớp) trên vùng da khớp tổn thương, đường kính 5 – 20mm, các nốt này không gây đau.
Các dấu hiệu của một cơn viêm khớp dạng thấp có thể biểu hiện khác nhau từ mức độ thoáng qua tới mức độ nghiêm trọng. Thời kỳ bùng phát của bệnh tăng lên thường có dấu hiệu sưng, đau, làm người bệnh khó ngủ, sức khỏe yếu dần đi. Hoặc các dấu hiệu cũng có thể dần biến mất đi khi cơn viêm đi qua.
4. Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả
4.1. Điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng khớp có thể đe dọa đến sức khỏe người bệnh, vậy điều trị bằng cách nào để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm trên? Hiện nay có nhiều cách điều trị cho căn bệnh này, tùy vào mức độ chẩn đoán mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh. Và các cách thức điều trị này để nhằm mục đích:
– Giảm viêm ở các khớp chịu ảnh hưởng
– Cải thiện tình trạng đau nhức
– Giảm thiểu rủi ro suy giảm chức năng vận động
– Ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương khớp
4 cách thức điều trị viêm khớp hiệu quả đó là:
– Điều trị bằng thuốc: thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thuốc ức chế miễn dịch,…
– Các bài tập hỗ trợ vận động cũng đem lại sự linh hoạt cho các khớp xương. Có thế áp dụng và làm quen dần với các bài tập yoga, thiền, đi bộ,…
– Phẫu thuật: là phương pháp điều trị tối ưu nhất nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh đã nghiêm trọng.
4.2. Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
Chủ động quan tâm tới sức khỏe và có ý thức phòng ngừa bệnh là cách duy nhất hạn chế viêm khớp. Bạn cần chú ý thực hiện 1 số biện pháp như sau:
– Xây dựng lịch biểu tập thể dục mỗi ngày, kéo dài khoảng 30-60 phút. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, không quá sức để giúp các cơ khớp được vận động đầy đủ.
– Quan tâm tới cân nặng và duy trì ở mức độ hợp lý với cơ thể.
– Hạn chế đứng, ngồi quá lâu; ít vận động.
– Không ăn thực phẩm giàu protein, chất béo, nhóm thực phẩm nhiều muối. Nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D nhằm tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
– Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị kịp thời.
Viêm khớp dạng thấp tuy không thể điều trị hoàn toàn nhưng nếu có phương pháp chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh và giảm những ảnh hưởng mà bệnh gây ra.
Mách bạn: Bi-JcareMax – giải pháp tổng thể bước đột phá trong phòng và điều trị bệnh lý xương khớp.
Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
Công dụng của Bi-Jcare Max:
>> Bổ sung dịch nhờn khớp và tái tạo sụn khớp, củng cố sức khoẻ dây chằng các khớp.
>> Giúp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ và đốt sống lưng.
>> Giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, giãn dây chằng.
>> Bổ sung canxi, vitamin D và vi khoáng giúp phòng chống loãng xương và gai cột sống.
>> Giảm đau và chống viêm khớp cấp và mãn, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...
>> Phòng, bảo dưỡng sức khỏe tổng thể hệ xương khớp.
>> Sản phẩm sức khỏe xương khớp cho mọi nhà.
Đối tượng sử dụng Bi-Jcare Max:
Những người bị thoái hoá sụn khớp, khô chất nhờn, thoái hoá đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, khớp gối, khớp vai, tay... Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, dãn dây chằng, viêm đau dây thần kinh toạ, những người bị chấn thương, phẫu thuật về xương khớp, gãy xương cần bồi bổ xương khớp. Người già bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitatim D3…
Người trưởng thành muốn tăng cường sức khoẻ cho xương khớp. Khi đi lại, lên xuống cầu thang có tiếng kêu lục cục trong khớp, khó vận động, những trường hợp bị tổn thương xương khớp do vận động quá sức, sai tư thế trong thể thao hoặc lao động. Những người bị viêm, sưng, đau nhức xương khớp cấp và mãn tính, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận