Viêm gan siêu vi b là bệnh rất phổ biến hiện nay. Vậy vì sao nó lại phổ biến? Và virus siêu vi b lây qua đường nào là câu hỏi của nhiều người. Viêm gan siêu vi b là căn bệnh mà đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các thuốc gần như chỉ ngăn chặn không cho nó phát triển mạnh hơn thôi. Viêm gan siêu vi b chủ yếu lây qua đường máu như các thói quen: quan hệ tình dục không lành mạnh, dùng chung dao cạo râu, kim tiêm, … Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu viêm gan siêu vi b lây qua đường nào và cách phòng ngừa ra sao.
* Viêm gan siêu vi b lây qua đường nào?
Siêu vi viêm gan B là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á. Siêu vi viêm gan B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Các con đường lây nhiễm virus siêu vi viêm gan B quan trọng là:
+ Lây truyền qua đường tình dục không lành mạnh:
Bệnh viêm gan siêu vi B có thể lây truyền qua đường tình dục của người đồng giới và khác giới, những người có lối sống tình dục không lành mạnh, không sử dụng biện pháp an toàn. Virus viêm gan siêu vi B có trong tinh dịch, tinh trùng của người bệnh thông qua các vết xước niệu đạo sẽ xâm nhập vào trong trực tràng, âm đạo, dương vật sau đó phát triển và tấn công lên gan.
+ Lây truyền qua đường máu:
Thường xảy ra do truyền máu có nhiễm virus viêm gan siêu vi B, phẫu thuật, dùng chung kim tiêm với người mắc bệnh viêm gan siêu vi B. Khi dùng chung các đồ dùng như: Dùng chung dao cạo râu, bàn chải có thể lây qua vết trầy xước, xăm hình hay xỏ lỗ tai bằng các vật dụng thiếu vệ sinh, chưa được khử trùng an toàn có nguy cơ mắc bệnh.
+ Lây truyền từ mẹ sang con:
Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường nào là chủ yếu? Trong đó, có con đường lây truyền từ mẹ sang con cần lưu ý. Tỉ lệ lây truyền còn phụ thuộc vào thời điểm người mẹ mắc bệnh, cụ thể nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ là 1%, trong ba tháng giữa là 10%, trong ba tháng cuối của thai kỳ lên cao nhất có thể lên đến 60% đến 70%. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ nếu niêm mạc da của trẻ sơ sinh bị tổn thương trong quá trình sinh nở, cho bé bú sữa mẹ cũng có thể bị lây nhiễm do những vết thương hở ở vú mẹ, hay ở miệng trẻ.
+ Diễn biến tự nhiên của bệnh Viêm gan B:
- Nhiễm trùng cấp tính: Nhiễm SVVG B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu.
- Nhiễm trùng mạn tính: 90% trường hợp nhiễm SVVG B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành “người mang trùng mạn tính”. Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.
Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.
* Viêm gan siêu vi b có lây qua đường ăn uống không?
Viêm gan siêu vi B không lây qua nước hoặc trong khi ăn uống chung và những tiếp xúc thông thường, do vậy không cần thiết phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt riêng với người bệnh. Tuy nhiên các trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B cần hết sức cẩn thận vì có thể chỉ một vết trầy xước nhỏ trên cơ thể nếu vô tình tiếp xúc với người khác là đã có thể truyền mầm bệnh cho họ.
Khi mắc bệnh viêm gan B cấp tính, người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị. Nói chung tùy tình trạng bệnh mà thời gian điều trị khác nhau. Với viêm gan B cấp thể thông thường thì thời gian nằm viện là 1 đến 2 tuần. Sau khi điều trị, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn về tình trạng sức khỏe, nhưng vẫn có nguy cơ tái phát và ung thư gan sau này.
Viêm gan B mạn tính rất khó hồi phục hoàn toàn. Viêm gan B có thể gặp do viêm gan khi sinh hoặc do viêm gan khi trưởng thành. Viêm gan B khi sinh có khoảng 10% hồi phục hoàn toàn, 90% tiến triển thành viêm gan mãn tính. Viêm gan khi trưởng thành lại có 90% hoàn toàn hồi phục và chỉ có 10% trở thành viêm gan mãn tính. Trong tổng số trường hợp viêm gan mãn tính thì có 80% không có biến chứng nặng, chỉ có 20% có biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.
Đối với những người đã xét nghiệm có HbsAg dương tính, nên phòng bệnh bằng ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe, kiêng rượu bia, thuốc lá, uống nhiều nước.
* Bệnh viêm gan siêu vi b là gì?
Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.
Nhiều người bị nhiễm bệnh viêm gan B này thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.
Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.
* Các dấu hiệu cảnh bảo bạn bị nhiễm viêm gan siêu vi b
+ Sốt: Khá nhiều bệnh nhân ung thư gan có triệu chứng ra mồ hôi, sốt, trong đó đa số là sốt nhẹ, một số ít có thể sốt cao.
+ Sút cân và mệt mỏi: Người bị ung thư gan có thể có cảm giác mệt mỏi hơn so với các bệnh ung thư khác, nguyên nhân mệt mỏi do rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng. Sút cân cũng là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư gan, bởi nó liên quan mật thiết đến vấn đề chức năng gan suy yếu.
+ Xuất huyết: Người bị viêm gan không xuất huyết, tuy nhiên người bị ung thư gan thường có các triệu chứng xuất huyết như chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da…, nguyên nhân do chức năng gan bị suy giảm, rối loạn đông máu, đặc biệt những người vừa bị ung thư vừa xơ gan thì triệu chứng trên càng phổ biến hơn.
+ Đau vùng gan: Khoảng 50% người bị ung thư gan có triệu chứng xuất hiện đầu tiên là đau vùng gan, chủ yếu ở khu vực xương sường phải, cơn đau có thể ngắt quãng hoặc đau nhức liên tục, trước khi đau, người bệnh có cảm giác khó chịu ở phía trên bụng phải, cơn đau có lúc nặng, lúc nhẹ, hoặc có thể tự hết.
+ Triệu chứng ở đường tiêu hóa: Rất nhiều người bệnh xuất hiện cảm giác chán ăn hoặc có cảm giác no kéo dài sau bữa ăn, ngoài ra còn xuất hiện một số hiện tượng như khó tiêu, buồn nôn, đây là triệu chứng thường thấy của bệnh ung thư gan. Trong đó triệu chứng chán ăn, đầy bụng là phổ biến hơn cả, đặc biệt các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm ruột mãn tính, vì vậy khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên nhanh chóng đi làm các xét nghiệm về ung thư gan.
Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.
* Cách ngừa bệnh viêm gan siêu vi B
Có một loại siêu vi rất an toàn và hiệu quả, có thể ngừa bệnh viêm gan B. Loại thuốc này được cho dùng theo đợt ba mũi chích ngừa. Các viên chức y tế khuyến cáo nên chích ngừa loại thuốc này cho trẻ sơ sinh khi ra đời, và tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều nên đi chủng ngừa. Họ cũng khuyến cáo rằng những người lớn dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do công việc hoặc tiếp xúc với người bạn tình hoặc người nhà đã mắc bệnh đều nên đi chủng ngừa.
Nhờ có chủng ngừa, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B mãn tính tại Hoa Kỳ đã giảm 78% trong 15 năm qua. Tuy nhiên, bệnh HBV vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người lớn không đi chủng ngừa, số người này chiếm 95% trong số khoảng 51,000 trường hợp mới mắc bệnh HBV trong năm 2005. Chính vì vậy việc người lớn đi chủng ngừa là rất quan trọng.
Ngoài chủng ngừa, chúng ta còn có thể ngừa HBV bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
- Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
- Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
- Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem viêm gan siêu vi b lây qua đường nào và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Funadin – Giải độc gan – Thanh lọc thận – Thông khí phổi
Funadin hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ
- Người bị viêm gan cấp, mãm tính
- Người bị viêm gan siêu virus A, B, C,…
- Người bị suy gan, xơ gan.
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)…
Xem chi tiết sản phẩm tại: >>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều viêm gan siêu virus
CÔNG DỤNG THỰC SỰ CỦA FUNADIN
Viết bình luận