Viêm đường tiết niệu đau ở đâu? - BNC medipharm

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp hiện nay và thường mắc phải ở nữ giới. Vậy viêm đường tiết niệu đau ở đâu là câu hỏi của nhiều người. Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Đó là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Viêm đường tiết niệu đau ở đâu

1. Viêm đường tiết niệu đau ở đâu?

Người bệnh viêm đường tiết niệu thường có cảm giác buồn đi tiểu, thường đi tiểu vào ban đêm, bị đau tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu. Chị em thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu. Người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít. Một số bệnh nhân bị đau dữ dội vùng bụng dưới và vùng thắt lưng do nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Trường hợp nặng; người bệnh còn có cảm giác sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn ói.

2. Viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: Hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.

Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều cách phân loại:

Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên (bao gồm viêm bể thận- thận cấp, viêm thận - bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ) và nhiễm trùng niệu dưới (bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến).

Phân loại theo diễn biến: Nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu biến chứng là nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, hay gặp ở người có những bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết, các bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.

Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

3. Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Khi bệnh trong giai đoạn mãn tính, triệu chứng bệnh sẽ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Trong giai đoạn cấp, bệnh lý này gây sốt cao, mệt mỏi, tiểu buốt, nước tiểu có máu và mủ.

Trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Vì bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Tâm lý chủ quan của bệnh nhân sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khiến máu bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, nếu thai phụ bị viêm đường tiết niệu, trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân, ốm yếu hoặc mắc nhiều dị tật bẩm sinh. Với người trưởng thành, bệnh này là thủ phạm gây vô sinh, sinh non, sẩy thai. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm.

Viêm đường tiết niệu đau ở đâu

4. Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nặng

Viêm đường tiết niệu nặng không chỉ mang đến những triệu chứng vô cùng khó chịu mà nó còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

+ Suy thận cấp tính và mãn tính:

Đây là biến chứng nguy hiểm vì vi khuẩn có thể ngược dòng tấn công lên thận làm sưng viêm và phù nề các tế bào thận. Đồng thời làm giảm khả năng hoạt động bài tiết của thận. Lâu ngày chúng có thể phá hủy chủ mô thận, làm hoại tử nhu thận, gây tắc nghẽn và làm suy giảm chức năng thận. Từ đó dẫn đến hệ quả suy thận vĩnh viễn.

+ Gây tổn thương đường tiết niệu:

Tình trạng viêm nhiễm đường niệu xảy ra trong thời gian dài kèm theo các triệu chứng bệnh ngày càng gia tăng với cường độ mạnh khiến niêm mạc đường niệu bị tổn thương nghiêm trọng.

+ Nhiễm trùng máu:

Sự hiện diện dai dẳng của vi khuẩn khiếm chúng có thể di chuyển vào máu, gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và tử vong.

+ Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống:

Viêm đường tiết niệu khiến người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu khi đi tiểu, những đau đớn khi quan hệ tình dục… Điều này khiến họ luôn cảm thấy sợ hãi. Khi tình trạng này kéo dài quá lâu nó khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng mệt mỏi, chán nản … suy giảm chất lượng cuộc sống.

+ Gây vô sinh, hiếm muộn:

Tình trạng viêm nhiễm nặng ở đường niệu khiến nữ giới bị viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Nam giới bị áp – xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, tắc ống dẫn tinh… Bệnh làm cản trở quá trình thụ tinh và làm gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn của các cặp đôi. Không chỉ vậy, khi nữ giới bị viêm đường tiết niệu nặng trong giai đoạn thai kỳ rất có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, gia tăng nguy cơ sinh non…

5. Giải pháp nào cho người bệnh viêm đường tiết niệu

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng giúp chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Super Power Uriclean giúp chữa viêm đường tiết niệu và giúp tan sỏi thận an toàn hiệu quả.

Super Power UriClean là một công thức đặc biệt có các thành phần quan trọng được mệnh danh là "Người cắt đá, Máy nghiền đá, Máy tan đá", đây là một sự phối hợp đặc biệt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật. Các loại thảo dược có trong Super Power Uriclean đã được sử dụng hàng trăm năm trong lịch sử ở dạng các bài thuốc cổ truyền để phòng và chữa sỏi thận và sỏi đường mật cải thiện chức năng thận, gan và túi mật và bồi bổ sức khỏe tổng thể.

Các loại thảo dược có trong Super Power Uriclean đã được sử dụng hàng trăm năm trong lịch sử ở dạng các bài thuốc cổ truyền để phòng và chữa sỏi thận và sỏi đường mật cải thiện chức năng thận, gan và túi mật và bồi bổ sức khỏe tổng thể.

Các hoạt chất có trong Super Power Uriclean đã được xác nhận lâm sàng trong hỗ trợ loại bỏ chất lỏng thông thường (lợi tiểu) / sản xuất, bài tiết mật và hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể. Super Power Uriclean chứa các chất chống oxy hóa polyphenol, alkaloid (amin từ thiên nhiên) dồi dào, hoạt chất phyto có hoạt tính chống các chất oxy hoá cao và khử các gốc tự do, có khả năng ức chế và làm tan các mảng vữa do tác nhân các chủng liên cầu đột biến, giúp giải độc, đào thải, làm sạch, loại bỏ chất thải và các chất độc hoà tan trong mỡ, làm giảm đau và cắt các cơn co thắt, tăng lưu lượng nước tiểu, tăng cường miễn dịch, diệt các vi khuẩn và virus đường tiết niệu, đường mật giúp làm tan, bào mòn, chống hình thành và đẩy các dạng sỏi hình thành trong hệ thống thận-tiết niệu và đường mật, gan ra khỏi cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy Super Power Uriclean ức chế sự bám dính của vi khuẩn E.coli ở lớp niêm mạc bàng quang, thận tiết niệu và đường mật, chống đông vón, giúp làm giảm nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đường mật, duy trì một đường tiết niệu, đường mật khỏe mạnh. Sản phẩm tan sỏi thận và mật Super Power Uriclean còn có tác dụng làm giảm nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống liên quan đến lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Super Power Uriclean giúp tan sỏi, chống viêm nhiễm đường tiết niệu

Super Power UriClean còn giúp điều hoà và giảm lượng đường trong máu và tăng khả năng thanh lọc cầu thận giúp đào thải các chất cặn bã, chất không cần thiết trong máu và đảm bảo thông thoáng và làm sạch đường tiết niệu. Super Power Uriclean giúp:

- Ngăn chặn hình thành sỏi, làm tan, bào mòn và đẩy các loại sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi gan mật ra khỏi cơ thể.

- Làm sạch đường tiết niệu, duy trì một đường tiết niệu khỏe mạnh.

- Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, đau và sưng…

- Cải thiện chức năng thận, gan, lợi mật và bài tiết mật, giúp dễ tiêu hoá và chống suy nhược cơ thể

- Hỗ trợ điều hoà đường huyết, cải thiện độ thanh lọc cầu thận giúp điều hoà huyết áp.

Đối tượng  sử dụng:

Người bị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bàng quang và sỏi đường mật. Muốn tăng cường sức khoẻ đường tiết niệu, gan mật

Hướng dẫn sử dụng:

Uống 1 viên / lần, ngày uống 1 đến 2 lần, uống sau bữa ăn hoặc uống theo tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia y tế. Liệu trình sử dụng: nên dùng một đợt 3 tháng, liều 1 viên/lần x 2 lần/ngày (tuỳ thuộc mức độ, tình trạng của sỏi) sau đó đến các cơ sở y tế khám và kiểm tra lại, liều dùng duy trì 1 viên/ngày trong vòng 6 tháng.

6. Lưu ý khi bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nên lưu ý về chế độ ăn uống bên dưới:

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước các cách làm giảm nguy cơ Hydrat hóa, làm loãng bàng quang và giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Việc đi tiểu thường xuyên hơn có thể giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, uống nước cũng giúp thanh lọc có thể, loại bỏ độc tố và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

- Tăng cường vitamin C: Vitamin C hay còn được gọi là Axit Ascorbic thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Nhờ vào khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli, vitamin C có thể làm cho nước tiểu ít axit hơn và giảm tái viêm nhiễm đường tiết niệu. Vitamin C được tìm thấy trong bắp cải, súp lơ, cà chua, quả mọng đỏ, kiwi, bông cải xanh, rau bina, ổi và bưởi.

- Trái cây và rau xanh: Trái cây tươi và rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể tăng lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng nhiều trái cây tươi cũng giúp tăng lượng nước tự nhiên trong cơ thể, thải độc và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

- Nước ép nam việt quất: Uống nước ép nam việt quất không đường là một trong những biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu tự nhiên phổ biến và nổi tiếng. Trong quả nam việt quất có chứa một hoạt chất được gọi là Proanthocyanidin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn E.coli liên kết với các tế bào trong đường tiết niệu. Sử dụng nước ép nam việt quất mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm bám vào thành đường tiết niệu và gây bệnh.

- Thực phẩm giàu Probiotic: Probiotic là các vi sinh vật có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của con người được bổ sung thông qua các loại thực phẩm. Probiotic có thể thúc đẩy sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột của người bệnh và chống lại một số bệnh lý. Probiotic được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm lên men bao gồm kimchi, sữa chua, kefir,… và các chế phẩm sữa chua sinh học khác.

Viêm đường tiết niệu đau ở đâu

- Kiêng Cà phê: Những loại thức uống có chứa caffeine chính là yếu tố làm kích thích bàng quang, khiến tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia có 64% tỉ lệ người bị viêm đường tiết niệu cao hơn bình thường khi uống 2 ly cà phê mỗi ngày.

- Kiêng Bia, rượu: Bia, rượu hoặc bất cứ loại nước uống có cồn nào cũng có thể khiến tình trạng viêm đường tiết niệu bị ảnh hưởng. Viêm đường tiết niệu kiêng gì thì đó chính là rượu bia. Rượu bia có thể làm kích thích bàng quang khiến bộ phận này bị chịu áp lực và suy yếu.

- Kiêng Soda: Thành phần của những loại nước soda cũng có caffeine, chất tạo ngọt, gas và các loại hương liệu. Bên cạnh đó soda cũng được cho là có thể làm kích thích bàng quang đồng thời làm gia tăng khả năng mắc bệnh đường tiết niệu.

- Kiêng Thực phẩm cay: Mặc dù đây là loại thực phẩm không phải ai cũng có thể bị dị ứng nhưng nó cũng có thể làm kích thích bàng quang khi bạn bị bệnh viêm đường tiết niệu. Chính vì thế, tốt nhất với những người bị viêm đường tiết niệu nên từ bỏ thói quen sử loại thực phẩm này hoặc những món ăn, gia vị có vị cay nóng.

- Đồ chế biến sẵn, đồ ăn mặn: Những loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh có nhiều chất béo không lành mạnh cũng nên hạn chế tối đa. Có thể kể đến những sản phẩm như: mỡ động vật, thịt hun khói, xúc xích…

- Kiêng Hải sản: Đồ hải sản thực tế có chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng nó lại không phù hợp với những người bị bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu bạn ăn nhiều những loại đồ ăn này sẽ khiến vùng kín bị ngứa ngáy, ẩm ướt nên sẽ khó điều trị hơn rất nhiều.

- Kiêng Quan hệ tình dục: Viêm đường tiết niệu kiêng gì chính là việc quan hệ tình dục. Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm có thể dẫn đến trạng thái xung huyết cơ quan sinh dục, do đó khi quan hệ tình dục sẽ gây khó chịu hoặc bỏng rát ở khu vực niệu đạo và bàng quang.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem viêm đường tiết niệu đau ở đâu và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Chữa viêm đường tiết niệu như thế nào

>>> Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu - BNC medipharm

>>> Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu - BNC medipharm

Viết bình luận