Viêm đường tiết niệu luôn là một trong những căn bệnh khó nói của cả hai giới và ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày. Bệnh gây đau đớn, khó chịu và khiến cho người bệnh mất hứng thú với việc quan hệ tình dục. Trong đó, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là “Viêm đường tiết niệu có kiêng quan hệ không” sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây!
1. Viêm đường tiết niệu có quan hệ tình dục được không?
Khi bị viêm đường tiết niệu, tức là hệ tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập gây nên phản ứng viêm tại đó - trong đó phần lớn là do cầu khuẩn. Vi khuẩn khi đó cũng đồng thời kích thích khiến vùng kín bị xung huyết, gián tiếp tạo một số kích thích, áp lực lên các cơ quan này tương tự như việc ham muốn tình dục. Trên thực tế, đây thậm chí còn là nguyên nhân khiến người bệnh có xu hướng muốn quan hệ tình dục cao hơn bình thường.
Viêm đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh lý khá phổ biến. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu, từ niệu đạo cho đến thận. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
• Đi tiểu nhiều lần và thường xuyên cần đi tiểu khẩn cấp.
• Đau khi tiểu.
• Đau vùng chậu hoặc bụng, lưng dưới.
Mặc dù các triệu chứng này có thể dẫn đến khó chịu nhưng thường không gây ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục thông qua âm đạo. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu khiến các mô trở nên nhạy cảm và các hoạt động tình dục có thể kích thích các mô và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn.
Vậy viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Dù bị viêm nhiễm ở hệ tiết niệu nhưng điều này không có nghĩa chúng ta không thể quan hệ tình dục. Chính xác thì người bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục với bạn tình nhưng đây là điều không nên.
Ngoài ra, các hoạt động tình dục cũng làm tăng các nguy cơ biến chứng và tổn thương. Đây là lý do các bác sĩ thường khuyên người bệnh là không nên thực hiện các hoạt động tình dục khi bị viêm đường tiết niệu.
2. Rủi ro khi quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu
2.1. Làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn mới
Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu 90% là do E.Coli (hay trực khuẩn lỵ) gây nên. Đây là một loại vi khuẩn Gram âm, phân bố rất rộng, thường ký sinh nhiều nhất trong ruột già và phân của con người. Những vi khuẩn này có thể di chuyển từ hậu môn vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng đường tiểu.
Trong trường hợp người đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu có quan hệ tình dục, vi khuẩn E.Coli có thể xâm nhập sâu hơn, tấn công vào cơ quan sinh dục của họ và lây cho người bạn đời, nặng nhất có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản gây vô vinh. Tình trạng này khiến cho bạn có nguy cơ bị tái nhiễm (nếu đã điều trị dứt bệnh) hoặc tạo ra một nguồn vi khuẩn mới dẫn đến thời gian phục hồi lâu hơn và đồng thời dễ tái phát hơn.
2.2. Nguy cơ lây nhiễm cho các cặp đôi
Tuy viêm đường tiểu không phải là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), nhưng người bệnh vẫn có thể truyền vi khuẩn gây bệnh cho đối phương.
Đặc biệt, trong một số trường hợp, nhiễm trùng đường tiểu đến từ nguyên nhân các bệnh nhiễm trùng lây qua đường sinh dục như: giang mai, sùi mào gà sinh dục, Herpes sinh dục… các vi khuẩn và virus lây bệnh gồm chlamydia, trichomonas, nấm Candida, trùng roi âm đạo… sẽ được lây truyền rất nhanh chóng.
Các loại virus, vi khuẩn, nấm rất khó để tiêu diệt hoàn toàn và thậm chí là gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
2.3. Gây đau và khiến cho các triệu chứng khác trở nên trầm trọng hơn
Khi bạn bị nhiễm trùng tiểu, các mô trong đường tiết niệu trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn. Do đó, chỉ cần một lực tác động nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục bằng ngả âm đạo cũng có thể gây ra cảm giác đau đớn.
Với nam giới, nhiễm trùng tiểu cũng khiến cho lỗ niệu đạo ngoài (hay còn gọi là lỗ sáo) bị kích ứng. Khi quan hệ tình dục, dương vật sẽ bị đau rát, khó chịu và khiến cho các triệu chứng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn quan hệ tình dục bằng miệng (Oral sex) khi đang bị nhiễm trùng tiểu, vi khuẩn từ cơ quan sinh dục có thể lây lan sang miệng và gây ra nhiễm trùng thứ cấp.
Do có nhiều rủi ro nên khi nhận được thắc mắc viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, các bác sĩ thường khuyên bạn nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh để bảo vệ bản thân và người bạn đời của mình tốt hơn.
3. Giữ an toàn nếu có quan hệ tình dục khi đang bị viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu phổ biến hơn ở nữ so với nam. Điều này là do đường tiết niệu của phụ nữ ngắn hơn của nam giới, khiến vi khuẩn dễ dàng di chuyển đến bàng quang hơn.
Ngoài ra, niệu đạo gần hậu môn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên đường tiết niệu, có khả năng gây nhiễm trùng.
Quan hệ tình dục thâm nhập có thể làm tăng thêm những rủi ro này bằng cách đẩy vi khuẩn vào niệu đạo.
Không có cách nào an toàn tuyệt đối khi quan hệ tình dục nếu bị nhiễm trùng tiểu, nhưng một số cách đơn giản trong hoạt động tình dục có thể làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu:
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn.
- Tránh các hoạt động tình dục có thể lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo hoặc niệu đạo. Người quan hệ tình dục qua đường hậu môn nên sử dụng bao cao su và nên thay bao cao su sau khi đưa vào hậu môn và trước khi đưa vào bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.
Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu hoặc đi tiêu vì điều này có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn từ hậu môn.
- Uống nhiều nước để giúp làm sạch đường tiết niệu. Nguy cơ nhiễm trùng tiểu cao hơn khi một người bị mất nước.
- Hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn thay thế cho phương pháp rào cản. Một số người bị dị ứng với bao cao su, màng ngăn hoặc các phương pháp rào cản khác sẽ bị nhiễm trùng tiểu thường xuyên.
- Hãy cân nhắc việc dùng probiotic. Một số ít thử nghiệm lâm sàng gợi ý rằng men vi sinh có thể ngăn chặn vi khuẩn nguy hiểm phát triển ngoài tầm kiểm soát.
- Rửa tay sau khi chạm vào hậu môn của đối tác hoặc các bộ phận cơ thể khác.
4. Viêm đường tiết niệu kiêng quan hệ bao lâu?
Việc quan hệ tình dục có thể đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu và dẫn đến nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể gây đau đớn và khó chịu. Người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng bằng kháng sinh. Một đợt điều trị thường kéo dài khoảng một tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế một số bệnh nhân có thể cảm thấy tốt hơn chỉ sau hai ngày và sẵn sàng cho việc quan hệ tình dục. Nhưng quan hệ tình dục lúc này có thể làm tăng nguy cơ tái viêm đường tiết niệu và gây ra nhiễm trùng cho bạn tình.
Do đó, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng khỏi hoàn toàn. Điều này có nghĩa là người bệnh cần kiêng quan hệ ít nhất là hai tuần kể từ lúc hoàn thành đợt điều trị viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, người bệnh phải đảm bảo sử dụng kháng sinh đúng giờ giấc và liều lượng quy định.
=>Kết luận: trên đây là bài viết về Viêm đường tiết niệu có kiêng quan hệ không? cảm ơn các bạn đã đọc và tham khảo.
Giới thiệu đến bạn: Super Power UriClean - Làm sạch đường tiết niệu, xua tan nỗi lo sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi mật.
Super Power UriClean là một công thức đặc biệt có các thành phần được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật. Các hoạt chất có trong Super Power Uriclean đã được xác nhận lâm sàng trong hỗ trợ loại bỏ chất lỏng thông thường (lợi tiểu) / sản xuất, bài tiết mật và hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể. Super Power Uriclean chứa các chất chống oxy hóa polyphenol, alkaloid (amin từ thiên nhiên) dồi dào, hoạt chất phyto có hoạt tính chống các chất oxy hoá cao và khử các gốc tự do, có khả năng ức chế và làm tan các mảng vữa do tác nhân các chủng liên cầu đột biến, giúp giải độc, đào thải, làm sạch, loại bỏ chất thải và các chất độc hoà tan trong mỡ, làm giảm đau và cắt các cơn co thắt, tăng lưu lượng nước tiểu, tăng cường miễn dịch, diệt các vi khuẩn và virus đường tiết niệu, đường mật giúp làm tan, bào mòn, chống hình thành và đẩy các dạng sỏi hình thành trong hệ thống thận-tiết niệu và đường mật, gan ra khỏi cơ thể.
Đối tượng sử dụng: Người bị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bàng quang và sỏi đường mật. Muốn tăng cường sức khoẻ đường tiết niệu, gan mật.
Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên / lần, ngày uống 1 đến 2 lần, uống sau bữa ăn hoặc uống theo tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia y tế.
Liệu trình sử dụng: nên dùng một đợt 3 tháng, liều 1 viên/lần x 2 lần/ngày (tuỳ thuộc mức độ, tình trạng của sỏi) sau đó đến các cơ sở y tế khám và kiểm tra lại, liều dùng duy trì 1 viên/ngày trong vòng 6 tháng.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận