Vì sao người gầy vẫn bị máu nhiễm mỡ?

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh xảy ra khi mỡ trong máu dư thừa quá nhiều, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nhiều người cho rằng căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người béo phì, người có chế độ dinh dưỡng quá mức. Thế nhưng máu nhiễm mỡ có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả những người gầy. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn đọc vì sao người gầy vẫn bị máu nhiễm mỡ?


 

1. Máu nhiễm mỡ đặc trưng bởi yếu tố gì?


Mỡ máu đặc trưng bởi Cholesterol, hay còn gọi là lipid máu có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Cholesterol có thể được nạp vào cơ thể qua các thực phẩm hoặc do cơ thể tạo ra. Cholesterol có 2 loại là Cholesterol tốt (HDL) và Cholesterol xấu (LDL).

Cholesterol tốt ngăn ngừa sự tích tụ chất béo này trong thành động mạch, trong khi Cholesterol xấu thì ngược lại, làm tăng nguy cơ tích tụ và tắc nghẽn động mạch. Bệnh máu nhiễm mỡ được đánh giá qua Cholesterol toàn phần và tỉ lệ Cholesterol tốt/ Cholesterol xấu.

Chế độ ăn chứa nhiều chất béo chính là nguyên nhân hàng đầu gây tăng Cholesterol trong máu, dẫn tới bệnh máu nhiễm mỡ. Trước kia, căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những người độ tuổi 40 trở lên, tuy nhiên gần đây đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sống thiếu lành mạnh.

Việc ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, béo phì và lười vận động là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh máu nhiễm mỡ. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.


2. Vì sao người gầy vẫn bị máu nhiễm mỡ?


Liên quan đến câu hỏi người gầy có bị máu nhiễm mỡ không, có quan niệm cho rằng chỉ người thừa cân béo phì mới bị mỡ máu cao. Vì thế khá nhiều người gầy bất ngờ rất khi thăm khám sức khỏe nhận kết quả cholesterol cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Hiện nay tình trạng cholesterol cao tại Việt Nam đang ở mức báo động, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người mắc bệnh, một nửa trong số này là phụ nữ khoảng 50 - 69. Ngoài đa số trường hợp có cân nặng vượt trung bình, vẫn có cả những người bệnh thiếu cân so với chiều cao của họ.

Thực tế, tình trạng cholesterol cao thường xảy ra ở người có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu calo, thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn... Nếu lười vận động, năng lượng dư thừa từ thức ăn sẽ dần tích tụ thành các mô mỡ, dẫn đến tăng triglyceride máu.

Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ thừa cholesterol, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng mỡ máu cao. Tuy nhiên nếu người gầy có chế độ dinh dưỡng không hợp lý thì vẫn có thể mắc phải căn bệnh này. Cụ thể, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhiều cholesterol xấu, lười vận động, hút thuốc, nghiện rượu bia... dù bạn gầy thì máu vẫn sẽ thừa cholesterol.

Ngoài ra, người gầy ốm vẫn có thể bị mỡ máu cao do một số nguy cơ khác, như các bệnh lý của gan, yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa lipid máu, cao tuổi... Nói cách khác, người mắc rối loạn di truyền tăng cholesterol máu thì dù béo hay gầy thì cũng có mỡ trong máu tăng cao. Mỡ máu còn tăng theo lứa tuổi của chúng ta.
 

3. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ ở người gầy


Thực tế hầu hết trường hợp máu nhiễm mỡ là những người thừa cân, béo phì, có hàm lượng cholesterol trong máu cao do ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Thế nhưng người gầy cũng có thể mắc bệnh này song nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố di truyền và rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid máu thì bất kể người thừa cân béo phì hay người gầy cũng mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Vậy tình trạng này xảy ra như thế nào? Sau khi ăn từ 2 - 3 giờ, mỡ trong thực phẩm được cơ thể hấp thu, chuyển hóa vào máu và đạt mức cao nhất sau 4 - 6 giờ. Sau khi ăn khoảng 9 giờ, nồng độ mỡ máu sẽ về mức bình thường.

Việc mỡ máu tăng nhiều hay ít, thời gian chuyển hóa nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào loại mỡ, hoạt động của nhu động ruột, mật bài tiết, men lipase của ruột và tụy, thời gian mỡ thoát khỏi dạ dày và lượng mỡ máu ban đầu.

Thường khi mỡ trong máu đã tăng, việc ăn thêm mỡ không khiến lipid máu tăng quá cao do cơ chế tự điều chỉnh hàm lượng mỡ. Cơ chế này diễn ra như sau: Khi Lipid máu cao đạt đến ngưỡng nhất định sẽ kích thích ức chế hấp thu lipid ở ruột, hoạt hóa chức năng cố định mỡ của phổi, hệ lưới nội mô bị kích thích tăng tiết hormone và heparin. Nếu hoạt động của 1 bộ phận liên quan nào gặp vấn đề thì người bệnh bị rối loạn quá trình tự điều chỉnh lipid máu.

Hơn nữa, nhiều người gây nhưng có lối sống không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, lười vận động thì nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cũng cao hơn. Ngoài ra, một số người mắc rối loạn di truyền tăng cholesterol máu thì dù gầy hay béo cũng khiến mỡ trong máu cao.

Nồng độ cholesterol trong máu cũng phụ thuộc vào độ tuổi, người càng lớn tuổi thì mỡ máu càng có xu hướng tăng cao. Vì thế Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người từ 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol và các nguy cơ bệnh lý khác sau mỗi 4 - 6 năm.


4. Điều trị mỡ máu cao ở người gầy


Điều trị mỡ máu cao, thông thường bao gồm:

•    Thay đổi lối sống kèm tăng cường vận động rèn luyện thể lực

•    Sử dụng thuốc hạ mỡ máu như nhóm Statin hoặc fibrat...

Theo chuyên gia dinh dưỡng, khoảng 51,4% phụ nữ và 63,1% đàn ông nước ta không tiêu thụ đủ rau hàng ngày. Đối với người thừa cân - béo phì, ăn nhiều chất xơ thực vật không chỉ giúp kiểm soát trọng lượng, mà còn loại bỏ cholesterol xấu dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, người gầy bị máu nhiễm mỡ cũng phải tiêu thụ 400g rau củ quả mỗi ngày để bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ, tránh tình trạng cholesterol cao.

Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh... là khuyến cáo chung cho cả người thừa cân, béo phì hay thiếu cân. Tuy nhiên cũng không nên tránh tuyệt đối chất béo trong thực đơn hàng ngày vì các axit béo không bão hòa như omega-3 rất quan trọng đối với cơ thể. Nhìn chung, nên chọn những loại chất béo có lợi (có trong cá, dầu thực vật), tránh chất béo bão hòa (có trong thịt) và chế biến đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh nguồn cholesterol ngoại sinh đến từ thực phẩm, gan chính là cơ quan sản xuất cholesterol nội sinh cho cơ thể. Do đó chế độ sinh hoạt không lành mạnh, nhất là tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động... sẽ khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, làm tăng cholesterol và mỡ máu cao.

Cuối cùng, người gầy cũng cần chú ý vận động thể chất để tăng cường sức khỏe nói chung, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, nhờ đó sẽ mau chóng đạt cân nặng chuẩn, tránh được bệnh mỡ máu cao cũng như các vấn đề khác.
 

5. Chế độ dinh dưỡng cho người gầy bị máu nhiễm mỡ


Chế độ ăn uống cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ ở người gầy cần giúp giảm cholesterol máu và tăng cường sức khỏe tim mạch. Cụ thế trong chế độ ăn uống này, người bệnh nhân bổ sung các loại thực phẩm và dinh dưỡng sau:

- Chất xơ: Người bệnh nên bổ sung cả 2 loại chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan đều giúp cơ thể giảm cholesterol hiệu quả. Mặc dù cơ thể không chứa enzym tiêu hóa chất xơ nhưng khi đi vào ruột, chất xơ ngậm nước liên kết mang theo cholesterol dư thừa từ cơ thể ra ngoài.

Chất xơ hòa tan có trong đậu và yến mạch, chất xơ không hòa tan có trong các loại rau, trái cây, ngũ cốc. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người gầy bị máu nhiễm mỡ cần ăn từ 400 - 500g rau củ mỗi ngày.

- Đậu nành: Bổ sung 25g protein đậu nành mỗi ngày giúp giảm quá trình sản xuất cholesterol ở gan, loại bỏ cholesterol xấu khỏi máu. Bạn có thể bổ sung qua chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa chua đậu nành, hạt đậu nành, sữa đậu nành,…

- Omega-3: Omega-3 có nhiều trong cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi. Ngoài ra, các loại hạt, đậu nành, hạt lanh, cải dầu, quả óc chó cũng chứa nhiều loại acid béo này. Người gầy bị mỡ trong máu cao có nguy cơ lớn mắc bệnh tim mạch, omega-3 giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ biến chứng này.

- Chất béo tốt: Thay vì mỡ động vật, dầu động vật, người bệnh máu nhiễm mỡ nên sử dụng thay thế bằng các loại chất béo không bão hòa. Những chất béo này không làm tăng mức cholesterol trong máu, hơn nữa còn có khả năng cân bằng lipid máu. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt như: Bơ, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu ngô, các loại hạt,…

- Ngoài chế độ ăn kiểm soát chất béo nạp vào, bệnh nhân máu nhiễm mỡ cần lưu ý tập thể dục, tăng cường vận động giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu gây ra các bệnh lý tim mạch. Người bệnh cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, xét nghiệm máu 3 - 6 tháng/lần để được theo dõi lipid máu, tư vấn chế độ ăn uống và điều trị.
 

Giới thiệu đến bạn: Bi-Cozyme Max giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ.

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ


Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 

Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?


- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

 

- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận