1. Vì sao bệnh tiểu đường gây hoại tử bàn chân?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người tiểu đường bị hoại tử bàn chân. Trong đó, yếu tố nguy cơ gồm có tổn thương thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu ngoại vi.
Những bệnh nhân tiểu đường có kèm theo bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường có nguy cơ bị loét bàn chân cao gấp 7 lần so với người không bị. Theo khảo sát, có khoảng 45 - 60% các trường hợp bị bàn chân đái tháo đường là do mắc bệnh lý thần kinh, 45% còn lại là do yếu tố thiếu máu cục bộ kết hợp bệnh thần kinh gây nên các vết loét;
• Bệnh mạch máu ngoại vi (hay PAD): bệnh khiến cho cơ thể bị tăng nguy cơ nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, oxy cung cấp cho các tế bào và phá vỡ cấu trúc các mô. Đây là lý do vì sao tình trạng loét chân do đái tháo đường mà mắc thêm bệnh PAD thường rất khó lành, lâu hồi phục và có thể bị cắt cụt chân;
• Nguy cơ khác:
• Ít vận động các khớp;
• Do tuổi tác;
• Thị lực suy giảm;
• Bị dị tật bàn chân hoặc có vết loét/ đã từng bị cắt cụt chi từ trước;
• Đường huyết tăng mất khả năng kiểm soát;
• Tiểu đường kéo dài;
• Bệnh thận mạn tính.
2. Dấu hiệu hoại tử bàn chân ở người bệnh tiểu đường
Do vậy, cần hết sức chú ý tới các dấu hiệu hoại tử ngón chân để chăm sóc vết thương đúng cách:
• Sưng đau ngón chân;
• Nóng ở các chi;
• Vòng đỏ > 0,5 cm bao quanh vết loét;
• Chảy mủ, có thể là mủ đục, trắng hoặc lẫn máu.
Cũng có trường hợp vết thương bị hoại tử khô, không sưng đỏ, đau hay nóng hoặc chảy mủ mà sẽ thâm đen và teo dần lại. Đây cũng là tình trạng nặng và cần nhập viện ngay để điều trị.
3. Chăm sóc bàn chân bị hoại tử ở bệnh nhân tiểu đường
Nếu chẳng may tiểu đường gây biến chứng tại chân, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:
• Kiểm tra chân mỗi ngày: Kiểm tra kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp hay không. Bên cạnh đó, cần phải theo dõi xem da có bị khô nứt, bị đỏ, nóng hay bị căng không.
• Rửa sạch chân bằng xà phòng trung tính, đặc biệt là các kẽ chân. Sau khi rửa để khô chân và bôi kem dưỡng ẩm để làm mềm và tránh xuất hiện các vết nứt. Lưu ý không nên ngâm chân quá lâu trong nước để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết loét.
• Không cắt móng chân quá sâu, không làm tổn thương da khi cắt móng chân.
• Không đi chân trần, tránh va chạm mạnh dẫn đến tổn thương chân. Nên sử dụng dép đi trong nhà mềm mại hoặc đi tất vừa chân, được làm bằng sợi bông hoặc cotton mềm và lộn mặt trái của tất để đi.
• Không được chườm nóng hoặc sưởi chân, ngâm chân bằng nước nóng kể cả khi thấy tê bì hoặc lạnh chân để tránh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.
• Để tránh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt, bạn không nên chườm nóng hay ngâm chân bằng nước nóng, không sưởi chân kể cả khi cảm thấy tê bì hoặc lạnh.
4. Biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường
Nếu biết chăm sóc đúng cách các vết thương hoặc điều trị dự phòng trước khi xảy ra các biến chứng sẽ giúp cải thiện và phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường. Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh lý:
• Mỗi ngày nên rửa chân sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Bệnh nhân không nên ngâm chân mà chỉ cần rửa sạch, sau đó lau khô chân, nhất là ở các kẽ chân bằng khăn khô;
• Quản lý tốt bệnh tiểu đường: áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập luyện và dùng thuốc đúng theo chỉ định. Lượng đường nên duy trì ở mức phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ;
• Thoa kem dưỡng ẩm trong trường hợp bị khô da chân. Nên thoa kem sau khi chân đã được rửa sạch và lau khô. Không nên thoa kem vào kẽ ngón chân;
• Mỗi ngày cần kiểm tra bàn chân thường xuyên để tránh việc bỏ quên các vết loét và tổn thương, mẩn đỏ, mụn nước, hoặc các vết chai sạn;
• Kiểm tra móng chân 1 lần/tuần và thường xuyên vệ sinh, cắt gọn móng chân (không nên cắt sâu vào khóe vì rất dễ khiến bàn chân bị tổn thương). Dùng dũa móng để làm mịn móng chân sau khi cắt;
• Chà và làm mịn các vết chai ở chân: bệnh nhân nên sử dụng đá bọt hoặc bảng nhám để chà, làm mềm các vết chai ở chân sau khi tắm xong;
• Tăng cường tuần hoàn máu đến các chi; vận động chân linh hoạt mỗi ngày, không nên ngồi bắt chéo chân vì dễ khiến máu kém lưu thông đến hai chân;
• Đi dép hoặc giày được thiết kế kín mũi, vừa chân kết hợp đi tất làm từ chất liệu thoáng và mềm;
• Cai thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và chế độ sinh hoạt cần phải thay đổi một cách khoa học;
• Tái khám theo lịch hẹn: bệnh nhân nên đi kiểm tra định kỳ ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường.
Nhìn chung bất kể bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 thì đều có nguy cơ gặp biến chứng bàn chân đái tháo đường, nguy cơ càng tăng cao nếu có sự hiện diện của tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương mạch máu ảnh hưởng tới bàn chân. Nhằm phòng tránh tối đa nguy cơ bị biến chứng bàn chân đái tháo đường, trong đó nguy hiểm nhất là hoại tử dẫn tới cắt cụt chi thì người bệnh nên kiểm soát tốt bệnh lý tiểu đường theo các phương pháp nêu trên.
Giới thiệu đến bạn: Punsemin - ổn định đường huyết phòng biến chứng bệnh tiểu đường.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận