Vàng da là triệu chứng của bệnh gì?

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng vàng da chẳng hạn như vàng da sinh lý, vàng da do một số bệnh về gan mật hoặc do thói quen bổ sung dinh dưỡng chưa đúng cách. Vậy vàng da là triệu chứng của bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn về vấn đề này. 


 

1. Vàng da là gì? Nguyên nhân gây vàng da?


Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao bởi các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu.

Như vậy, có thể thấy việc tăng nồng độ bilirubin chính là nguyên nhân của vàng da xảy ra do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Nguồn gốc bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu bị vỡ để được thay thế bởi những hồng cầu mới, khi lưu chuyển trong máu, qua gan và các tế bào gan, men gan đã làm biến đổi cấu trúc của bilirubin để tạo nên dạng hòa tan trong nước gọi là bilirubin liên hợp. Các tế bào gan phân phối bilirubin liên hợp vào các ống mật nhỏ khiến bilirubin trở thành một phần của dịch mật, mạng lưới ống dẫn mật lại hợp lại thành ống mật chủ để tới tá tràng. Cuối cùng, bilirubin sẽ có trong phân và làm cho phân có màu vàng nâu. Vì vậy bất cứ rối loạn nào làm bilirubin tích tụ trong máu thì đều có thể gây ra vàng da.

Các nguyên nhân vàng da được chia ra làm 4 nhóm nguyên nhân gồm có:

•    Bệnh liên quan đến hồng cầu;

•    Bệnh liên quan đến tế bào gan;

•    Bệnh liên quan đến các ống mật nhỏ trong gan;

•    Bệnh liên quan đến ống mật chung ngoài gan.
 

2. Vàng da là triệu chứng của bệnh gì?


Vàng da bệnh lý là tình trạng da mặt, da tay, kết mạc mắt hay da toàn thân có màu vàng, gây ra bởi lượng bilirubin toàn phần trong máu cao và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu. Bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu già bị vỡ trong máu và được thay thế bởi các hồng cầu mới. Những tế bào hồng cầu này được gan xử lý và chất thải sẽ đưa ra ngoài cơ thể chủ yếu qua phân và một lượng nhỏ trong nước tiểu
.
Cụ thể, khi lưu chuyển trong máu, các tế bào hồng cầu qua gan bị chuyển hóa thành bilirubin, men gan sẽ làm biến đổi cấu trúc của bilirubin để tạo nên dạng hòa tan trong nước. Các tế bào gan phân phối bilirubin vào các ống mật nhỏ khiến bilirubin trở thành một phần của dịch mật, mạng lưới ống dẫn mật lại hợp với thành ống mật chủ để đổ vào tá tràng. Cuối cùng, bilirubin sẽ có trong phân và làm cho phân có màu vàng nâu. Tuy nhiên, nếu gan gặp vấn đề (viêm gan, xơ gan) sẽ không thể xử lý hết các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể lâu ngày và gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt.

Vàng da không phải là bệnh lý, mà là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Vàng da bệnh lý có thể nhiều nhóm nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu được chia làm 4 nhóm bệnh: bệnh liên quan đến tế bào gan , hồng cầu, ống mật chủ, do tác động của một số thuốc. Cụ thể:

•    Vàng da liên quan đến tế bào gan
 

 
Đây là nhóm bệnh chính gây ra tình trạng vàng da bệnh lý ở người trưởng thành, nguyên nhân do tế bào gan bị tổn thương khiến lượng bilirubin không được đào thải và kết quả là ứ đọng trong máu. Một số nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan gồm:

– Viêm gan cấp do virus, rượu bia, thuốc điều trị bệnh, bệnh tự miễn khiến tế bào gan bị hủy hoại.

– Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa không phục hồi, đặc trưng bởi các mô sẹo thay thế mô gan lành, khiến tế bào gan bị hoại tử.

– Ung thư gan gồm ung thư nguyên phát (khối u xuất hiện tại gan) và ung thư thứ phát (khối u xuất phát từ những cơ quan khác rồi di chuyển đến gan).

•    Vàng da liên quan đến hồng cầu

Điều này xảy ra khi bilirubin được sản xuất quá mức bình thường do bệnh lý như hồng cầu hình liềm, sốt rét, tụ máu ở mô, hội chứng tăng urê máu tán huyết… Các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin và dẫn tới sự tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.

•    Vàng da liên quan đến ống mật chủ

Mỗi ngày, gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Dịch mật từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan đổ về ống mật và cuối cùng đổ ra ruột để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp ống mật chủ bị hẹp hoặc nghẽn, mật có chứa bilirubin sẽ tràn vào máu và gây vàng da. Tình trạng này thường được gọi là vàng da tắc mật.

Một số bệnh lý liên quan đến ống mật chủ thường gặp như: sỏi mật, viêm tụy cấp, hẹp đường dẫn mật, ung thư đầu tụy, ung thư túi mật…

•    Vàng da liên quan đến một số loại thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và bài tiết đường mật dẫn tới tắc mật gây vàng da. Hầu hết các trường hợp này da sẽ trở lại bình thường trong vòng một tuần, một số ít trường hợp có thể mất đến vài tháng.

Ngoài ra, hiện tượng vàng da còn xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trường hợp này có thể tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Thực tế, nồng độ bilirubin trong máu ở hầu hết các trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên sau sinh đều tăng do bilirubin hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý của gan, dẫn đến tình trạng dư thừa bilirubin và một nửa số trẻ sơ sinh bị vàng da. Nhưng đó là chứng vàng da sinh lý tự hết, không nguy hại đến sức khỏe.


3. Nên làm gì khi nghi bị vàng da?


3.1. Chẩn đoán bệnh


Khi bị vàng da, bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau: Vàng niêm mạc mắt, vàng lòng bàn tay, bàn chân, nước tiểu vàng, phân bạc, sốt, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, đau tức hạ sườn phải,...

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Đối với những người có tiền sử nghiện rượu bia, viêm gan do virus có dùng thuốc hoặc có triệu chứng nghi ngờ sỏi mật, cần thông báo với bác sĩ. Cụ thể một số xét nghiệm thường được chỉ định là:

- Siêu âm ổ bụng để kiểm tra gan và một số cơ quan trong ổ bụng. Siêu âm có thể phát hiện các bất thường trong gan hoặc sỏi mật.

- Xét nghiệm máu: Định lượng nồng độ bilirubin trong máu, cũng như đánh giá tình trạng men gan. Các xét nghiệm khác như tổng phân tích máu kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cấu), sắt huyết thanh, ferritin, chức năng thận, HBsag, HCV,...

- Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện CT Scanner để kiểm tra chuyên sâu về gan, tụy, đường mật,... nếu có nghi ngờ.


3.2. Điều trị bệnh


Để điều trị tình trạng vàng da đạt hiệu quả cao, cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tùy vào từng trường hợp, bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa hoặc điều trị phẫu thuật loại bỏ sỏi để cải thiện tình trạng vàng da.
 
Nếu bệnh vàng da là do tình trạng thiếu sắt hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chứa caroten thì bạn nên bổ sung sắt hoặc giảm bớt lượng thực phẩm có chứa nhiều caroten trong chế độ ăn hàng ngày.

Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Ngược lại, đối với những bệnh nhân phát hiện bệnh quá muộn khiến bệnh tiến triển nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều và thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, ngay khi có biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.


4. Phòng ngừa tình trạng vàng da hiệu quả


Vàng da do rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu do các bệnh lý về gan mật . Do đó, cách phòng ngừa vàng da và các bệnh lý nguy hiểm ở gan hiệu quả, chính là chủ động chăm sóc, bảo vệ lá gan và nâng cao sức khỏe từ hôm nay.

•    Đầu tiên cần xây dựng một lối sống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm sạch, duy trì cân nặng hợp lý, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, duy trì tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ngày (5 lần/tuần). Chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và sức khỏe gan 6 tháng 1 lần.
 

 
•    Cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế bia rượu, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chiên rán, thức ăn nhiều muối đường. Đặc biệt cần bổ sung nhiều chất xơ hòa tan, chất béo có lợi, thực phẩm giàu Omega-3 như dầu oliu, cá hồi, yến mạch, hạnh nhân, đậu lăng và các loại rau xanh đậm.

Các chuyên gia gan mật đưa ra lời khuyên, để phòng ngừa tình trạng vàng da cũng như các bệnh lý ở gan cần có giải pháp khoa học chăm sóc và bảo vệ gan từ bên trong bằng cách chủ động bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp phòng ngừa và giải độc cho gan.
 
Mách bạn: Để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan cũng như bảo vệ tăng cường chức năng gan, Th.sĩ-B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên bạn nên dùng Funadin.
 
Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 

Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh).
 

 

Công dụng của Funadin

- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa

- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới

- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.

- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...

- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...

- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...

- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 

Viết bình luận