Uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt - BNC Medipharm

Bạn bị rối loạn kinh nguyệt, bạn muốn tìm thuốc uống điều hòa kinh nguyệt, bạn chưa biết uống loại gì? Uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt là câu hỏi của nhiều người. Rối loạn kinh nguyệt là gì tượng gặp ở nhiều chị em phụ nữ, ở mọi lứa tuổi. Với những chị em đang mong con nhưng bị rối loạn kinh nguyệt thì có thể ảnh hưởng không nhỏ. Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt.

uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt

* Uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, nhưng để tìm được sản phẩm tốt, an toàn thì không hề đơn giản. Sản phẩm đươc người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Eluna giúp cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt an toàn hiệu quả.

Eluna dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

Eluna - cung cấp dưỡng chất cần thiết để cải thiện nội tiết tố, cung cấp năng lượng, cải thiện hệ tuần hoàn và giảm rõ rệt triệu chứng khô âm đạo do cơ chế tăng tiết dịch nhờn, để phái đẹp “thắp lửa” cuộc “yêu”, vừa đạt được cực khoái, vừa làm thoả mãn bạn tình. Sử dụng Eluna, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi một cách đáng ngạc nhiên của cơ thể theo từng ngày.

Eluna - giúp điều hòa kinh nguyệt ở chứng rối loạn kinh nguyệt do nội tiết tố gây ra giúp cho người phụ nữ có cảm giác thoải mái và thăng hoa trong đời sống tình dục. Sản phẩm giúp khắc phục được các triệu chứng khó chịu như: cơn bốc hoả, nóng bừng, toát mồ hôi đêm, nóng giận vô cớ, hồi hộp, lo âu, da nhăn, tóc khô, âm đạo khô, đau khi quan hệ…

Eluna giúp tăng khoái cảm khi “yêu”  của chị em bằng cách nâng cao hoạt động chuyển hoá, sản sinh hormone và các chất xúc tác tình dục giúp nâng cao cảm hứng, giúp bảo vệ bộ phận sinh dục nữ, chống viêm ngứa, giúp giảm đau mỏi do những rối loạn ở giai đoạn mãn kinh. Eluna giúp tăng cường kích thích để cơ thể sản sinh estrogen, progesterone, testosterone ... một cách tự nhiên nhất. Từ đó giúp người phụ nữ cải thiện tình trạng ham muốn tình dục một cách lành mạnh và lâu dài.

Eluna cung cấp các acid amin và dịch chất dược thảo giúp bồi bổ sức khỏe, cải thiện sức bền sinh lực, tăng cường sự hoạt động dẻo dai cho tình dục nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh.

ELUNA - thực phẩm chức năng cân bằng nội tiết tố nữ

eluna

Eluna hiệu quả cao và an toàn cho:
-    Phụ nữ ở tuổi trưởng thành
-    Phụ nữ lão hóa sớm
-    Phụ nữ giảm nhu cầu sinh hoạt tình dục
-    Phụ nữ lãnh cảm.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Eluna giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sinh lý nữ

 

* Tìm hiểu thêm về tình trạng rối loạn kinh nguyệt

1.Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo do bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra.Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian (rong kinh, thiểu kinh, vô kinh), tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh (cường kinh) kèm theo những bất thường như màu sắc máu kinh thay đổi, thống kinh (đau bụng dữ dội khi hành kinh)...Nguyên nhân có thể do rối loạn nội tiết hoặc các bệnh lý thực thể. Đây là những dấu hiệu, những triệu chứng của một hay nhiều bệnh khác nhau chứ rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh.

2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

a) Do sinh lý:

+ Thay đổi nội tiết tố: Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh đến mãn kinh. Những sự thay đổi này đi liền với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

+ Dậy thì: Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết con gái đều có kinh nguyệt không đều vì buồng trứng và các cơ quan sinh dục khác vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định. Thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên kinh nguyệt còn chưa đều.

+ Cho con bú: Prolactin là hormon chịu trách nhiệm bài tiết sữa mẹ. Prolactin làm ức chế buồng trứng, giảm hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen có thể gây vô kinh. Vòng kinh sẽ xuất hiện trở lại muộn hơn và cần một thời gian thì kinh nguyệt mới ổn định như trước.

+ Trước thời kỳ tiền mãn kinh: Nồng độ hormon nữ suy giảm do buồng trứng suy giảm hoạt động (rối loạn phóng noãn), gây rối loạn và cơ thể lão hóa nên chu kỳ kinh bị phá vỡ và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

+ Tăng hoặc giảm cân: Thay đổi cân nặng đột ngột cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ có thể tác động lên tuyến yên, từ đó tạo ra sự mất cân bằng hormon, gây rối loạn chu kỳ rụng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

rối loạn ăn uống

+ Rối loạn ăn uống: Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng các chất kích thích( thuốc lá, cafe)... làm thay đổi nồng độ hormon và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể như rối loạn tiêu hóa. Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.

+ Tập thể dục quá sức: Tập luyện quá mức làm tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm thay đổi hoạt động thông thường của các cơ quan trong cơ thể nên cũng gây rối loạn kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.

+ Căng thẳng – stress: Căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress... sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormon cortisol. Loại hormon này có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Hai loại hoocmon này có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt của bạn.

+ Vệ sinh không sạch sẽ: Trong thời gian kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục, bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín. Thay băng vệ sinh đều đặn, cách khoảng 3 - 4 tiếng thì nên thay băng vệ sinh một lần để hạn chế được vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm phụ khoa .

+ Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tránh thai làm nội tiết tố nữ thay đổi làm rối loạn kinh nguyệt. Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, dài ngày hoặc các thuốc hormon cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

b) Do bệnh lý:

+ Rối loạn tuyến giáp: Rối loạn tuyến giáp gây ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể làm thay đổi nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.

+ Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Buồng trứng không rụng trứng, làm ảnh hưởng đến lượng progesteron, gây mất cân đối tỉ lệ estrogen-progesteron trong cơ thể, ảnh hưởng đến nội mạc tử cung, gây bong lớp nội mạc tử cung rong huyết. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều.

+ Nhiễm khuẩn sau sinh: Các bệnh lý như u xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp lòng tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung gây rong huyết không theo chu kì kinh nguyệt.

uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt

+ Suy buồng trứng sớm: Là tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm.

3. Các kiểu rối loạn kinh nguyệt

+ Kinh thưa: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng thời gian từ 21 - 35 ngày. Tuy nhiên, không ít bạn nữ có vòng kinh kéo dài hơn 39 ngày – đây gọi là hiện tượng kinh nguyệt thưa. Nếu hiện tượng kinh thưa kéo dài, bạn nên đến đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để khám và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.

+ Kinh mau: Kinh mau là khi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày. Tình trạng này có thể do chức năng buồng trứng bị yếu đi hoặc do mất cân bằng nội tiết khi bạn gái bị căng thẳng. Và nếu mức progesterone thấp, lớp niêm mạc tử cung sẽ không đủ dày, khiến khó thụ thai hoặc nếu có thai cũng sẽ dễ bị sảy.

+ Kinh nguyệt kéo dài và nhiều (rong kinh): Kinh nguyệt kéo dài, hay còn gọi là rong kinh, là khi kỳ “đèn đỏ” của bạn dài quá 8 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng với các triệu chứng như “ra máu” quá nhiều, máu vón cục và sẫm màu, đau bụng dữ dội vì những triệu chứng này có thể do các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, hoặc polyp gây ra đấy.

+ Kinh nguyệt ít và quá ngắn (chứng ít kinh nguyệt): Kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít (dưới 20ml) thì được coi là kinh nguyệt ngắn (cũng được gọi là chứng kinh nguyệt ít). 

+ Kinh nguyệt không đều trong thời kì tiền mãn kinh: Các triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ít ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi cho thấy cơ thể chúng ta đang trải qua những thay đổi và bước sang thời kỳ mãn kinh. Để trì hoãn tình trạng mãn kinh sớm cần tích cực sử dụng các thực phẩm giúp tăng mức nội tiết tố nữ trong cơ thể như: đậu nành, đậu xanh, lạc, vừng dừa,…

4. Cách điều hòa kinh nguyệt

a) Do sinh lý:

Chế độ ăn uống:

+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

+ Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng với khẩu phần ăn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất: Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh.

+ Trước ngày dự kiến có kinh, không nên ăn đồ cay, đồ xào, rán, thức ăn có tính hàn nhiều. Đối với người có thể chất yếu, nên tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều loại thịt gia cầm, uống sữa.

+ Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, trà đặc... không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc

uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt

Chế độ sinh hoạt:

+ Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

+ Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên như: Đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, aerobic...

+ Yoga rất phù hợp để hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt

+ Không nên tập thể dục thể thao, vận động mạnh trong những ngày kinh nguyệt

+ Giữ ấm bụng để không bị nhiễm lạnh: Lót một miếng đệm ấm vào vùng bụng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng, có thể giúp làm giảm đau bụng kinh.

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

+ Quan hệ tình dục lành mạnh.

Tinh thần và tâm lý:

+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ

+ Học cách điều chỉnh tâm lý, tìm cách giải tỏa tâm lý khi gặp chuyện không vui, không nên để cảm xúc chi phối quá nhiều.

+ Có tâm lý tốt trong mọi tình huống, hoàn cảnh xảy ra trong cuộc sống.

b) Do bệnh lý

Kiểm tra định kỳ để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Thăm khám sức khỏe định kỳ không chỉ phòng tránh rối loạn kinh nguyệt mà còn nhiều bệnh khác.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận