Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phát triển chậm nhưng nó có thể di căn sang những bộ phận khác như xương, hạch bạch huyết. Vậy ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu và cách phòng bệnh như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư tuyến tiền liệt là một căn bệnh nan y gặp phải ở nam giới và cũng như các căn bệnh ung thư khác, nó rất quái ác và khó khăn trong việc điều trị. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu và cách phòng bệnh.
* Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Chỉ có nam giới có tuyến tiền liệt. Đó là hạch nhỏ nằm dưới bọng đái gần ruột già. Nó bao quanh niệu đạo, tức ống dẫn nằm bên trong dương vật qua đó nước tiểu và tinh dịch thoát ra. Hạch tuyến tiền liệt là thành phần của hệ thống sinh sản ở nam giới. Nó sản xuất phần lớn chất nhờn tạo tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng.
Tuyến tiền liệt lớn cỡ hạt dẻ và thường lớn ra khi người đàn ông già đi. Đôi khi điều này có thể gây ra vấn đề chẳng hạn như đi tiểu khó khăn. Những vấn đề này thường gặp ở người lớn tuổi và không phải lúc nào cũng là triệu chứng hay dấu hiệu của ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư khá nguy hiểm xuất hiện ở nam giới. Tuy phát triển chậm nhưng bệnh có thể di căn lan sang các khu vực khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn đầu ung thư chưa có dấu hiệu đáng kể, nhưng khi đến các giai đoạn cuối xuất hiện các triệu chứng như tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu, đau khi đi tiểu,…
* Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
Ung thư tuyến tiền liệt nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu, các khối u chưa di căn ra khỏi tuyến thì tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm đạt 95%, đối với những bệnh nhân ung thư đã có dấu hiệu di căn tỉ lệ sống trên 5 năm giảm xuống còn khoảng 30%.
Ngoài ra, những yếu tố có liên quan và tác động đến sự sống của bệnh nhân còn phải được liệt kê đến như vị trí và tính chất khối u, phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng, tâm lý người bệnh, môi trường sống... Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định được rằng đa số các bệnh nhân chỉ có thể kéo dài tuổi thọ trên/dưới 5 năm mà thôi. Và đó là còn chưa để đến những biến chứng của bệnh gây ra.
Do ung thư tuyến tiền liệt gây ảnh hưởng khá nặng nề đến chế độ ăn, uống, ngủ, nghỉ của bệnh nhân, đồng thời tác động khá xấu tới tinh thần của bệnh nhân nên đa số đều gặp tình trạng sức khỏe suy kiệt, giảm cân rõ rệt và mệt mỏi do thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy thận...
Ước tính có khoảng trên dưới 30% bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đề sẽ gặp những cơn đau thường xuất hiện tại các bộ phận như hông, thắt lưng, xương cùng, xương chậu, đau thần kinh tọa... Nếu bệnh phát hiện ở người trẻ tuổi thì khả năng cao người đó sẽ bị vô sinh.
+ 4 giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt
Để biết được rõ nhất người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu thì bạn cần phải hiểu rõ từng giai đoạn của căn bệnh này.
- Giai đoạn I: Là giai đoạn mà khối u mời hình thành và mô ung thư trông giống như mô tuyến tiền liệt bình thường. Ở giai đoạn này, tỉ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân lên tới 100%. Phương pháp điều trị được tiến hành chủ yếu là phẫu thuật loại bỏ kết hợp xạ trị.
- Giai đoạn II: Khối u đã có sự phát triển đáng kể và có thể được phát hiện thông qua khám trực tràng. Tuy nhiên giống như ở giai đoạn I, cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân vẫn đạt khoảng 90%. Phương pháp điều trị chủ yếu là kết hợp 3 quá trình bao gồm bức xạ bên ngoài - xạ trị áp sát và phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết vùng chậu. Đôi khi bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng liệu pháp can thiệp hormone.
- Giai đoạn III: Ở giai đoạn này, khối u tuyến tiền liệt đã có dấu hiệu di căn và xâm lấn đến các mô xung quanh. Tuy nhiên, mặc dù là ở giai đoạn đã có dấu hiệu di căn nhưng nếu bệnh nhân tích cực điều trị, luôn luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời thì cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân vẫn đạt mức 80%. Phương pháp điều trị chủ yếu ở giai đoạn này là bức xạ ngoài, can thiệp hormone và cắt bỏ hạch bạch huyết vùng chậu có thể được cân nhắc. Đôi khi các bác sĩ sẽ chỉ theo dõi khối u trong một thời gian để có thể tìm ra phương pháp chữa trị thích hợp hơn.
- Giai đoạn IV: Đây có thể được coi như là giai đoạn cuối của bệnh và là giai đoạn không mong muốn nhất. Tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân tụt giảm khá nghiêm trọng, việc sụt giảm từ 80% sống sót xuống chỉ còn không đến 30% là một cú shock khá lớn với tinh thần của bệnh nhân. Vào giai đoạn này, khối u tuyến tiền liệt đã xâm lấn đến các bộ phận như bàng quang, trực tràng, xương... và các cơ quan khác. Lúc này thì các bác sĩ và kỹ thuật viên chỉ còn có thể áp dụng các phương pháp điều trị với mục đích giảm các triệu chứng đau của bệnh và cố gắng giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân được càng lâu càng tốt.
* Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt
+ Chủng tộc: Bệnh này ở những nam giới người Mỹ gốc Phi thường gặp hơn so với người da trắng. Ung thư tuyến tiền liệt ít gặp hơn ở những nam giới gốc da đỏ và người châu Á.
+ Tiền sử gia đình: Nếu có thân nhân nam giới ruột thịt đời thứ nhất mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn những người đàn ông không có tiền sử như vậy. Nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nữa nếu có nhiều thân nhân nam mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
+ Chế độ ăn uống: Có vài bằng chứng cho thấy ăn nhiều thịt hay thực phẩm đã chế biến với hàm lượng chất béo cao có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Chế độ ăn chứa nhiều mỡ động vật có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, trong khi đó chế độ ăn nhiều rau xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này.
+ Tuổi tác: Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh tùy thuộc vào tuổi, có nghĩa khả năng mắc bệnh gia tăng theo tuổi. Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt: ở độ tuổi 75 là 1 trong 7 người đàn ông. Đến độ tuổi 85 mức này tăng lên 1 trong 5 người. Theo thống kê ở Mỹ chứng bệnh ung thư này chủ yếu xuất hiện ở nam giới trên 55 tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân khi chẩn đoán bệnh là 70 tuổi.
+ Di truyền: Gen được tìm thấy trong mọi tế bào cơ thể. Chúng kiểm soát cách thức các tế bào cơ thể tăng trưởng và hoạt động. Mỗi người có một tập hợp gồm nhiều ngàn gen thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ. Những thay đổi về gen có thể gia tăng nguy cơ truyền bệnh ung thư tuyến tiền liệt từ cha mẹ sang con cái. Mặc dầu bệnh ung thư tuyến tiền liệt không di truyền, một người đàn ông có thể thừa hưởng các gen có thể gây gia tăng nguy cơ.
+ Lối sống: Cũng có bằng chứng cho thấy là môi trường và lối sống có thể tác động lên nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ví dụ, châu Á có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất, nhưng khi người đàn ông từ châu Á di dân sang Tây Phương thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt của người này gia tăng. Điều này cho thấy là những yếu tố bên ngoài như môi trường và lối sống có thể thay đổi mức nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
* Cách phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Một số thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả:
+ Lựu: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của lựu trong việc điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Thành phần có trong lựu giúp làm chậm và ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư.
+ Axit omega 3: Axit omega 3 được chứng minh là rất hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu axit omega 3 như hạt lanh, cá béo có thể giúp giảm ảnh hưởn
+ Hạt bí đỏ: Hạt bí đỏ không chỉ giúp lợi tiểu mà còn đóng vai trò tích cực trong việc chữa các bệnh lien quan đến tuyến tiền liệt và bàng quang. Trong hạt bí đỏ có hàm lượng kẽm phong phú giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
+ Đậu nành: Đậu nành chứa các chất kích thích tố nữ ức chế sự bài tiết testosterone. Tiêu thu đậu nành thường xuyên góp phần hạn chế lượng máu lưu thông trong các khu vực của tuyến tiền liệt, do đó nó ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
+ Cà chua: Trong cà chua có chứa các hoạt chất lycopene có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Hoạt chất này còn giúp ngăn ngừa sự xuất hiện và lây lan của ung thư. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc chế biến ở dạng nước sốt để phát huy tối đa công dụng của lycopene.
+ Trà xanh: Trà xanh có chứa hoạt chất gọi là polyphenol, có công dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Polyphenol cũng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư hiện tại. Tại Nhật Bản, trà xanh là thức uống chủ yếu của các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
+ Vitamin D: Sử dụng Vitamin D với liều lượng hợp lí là một trong những cách phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Các loại ngũ cốc, nước cá lạnh đều là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Bạn cũng có thể tắm nắng để hấp thụ ánh sáng mặt trời trong việc nâng cao lượng vitamin D cho cơ thể.
Ngoài ra các bạn cũng nên: Thường xuyên tầm soát để phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt; Tránh thực phẩm có thể gây ra ung thư tuyến tiền liệt; Uống trà xanh; Tránh các hóa chất và độc tố; Ngồi thiền; Ăn cá giàu Omega-3; Tập thể dục thường xuyên.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu và cách phòng bệnh như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Prosta-Sol Reforzado của Mỹ - Giúp phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt
Đây là sản phẩm hoàn toàn 100% từ các thảo dược tự nhiên có nguồn gốc từ các rừng nguyên sinh. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học y dược hiện đại, HealthCare đã tinh chiết các thành phần chính có hoạt tính sinh học cao để tạo nên sản phầm Prosta-Sol Reforzado. Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược như: Saw-Palmetto, Stinging-Nettle, Quercetin, Rosernary, Phytosterol complex, Pygeum, Deidzein, Genistein, Lycopence.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến - Prosta-sol Reforzado Lọ 60 viên
Viết bình luận