Ung thư phổi có di truyền không?

Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính xuất phát từ sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào trong nhu mô phổi. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư ở cả 2 giới. Ước tính mỗi năm có khoảng 1.8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ung thư phổi. Nhiều thắc mắc được đặt ra, liệu ung thư phổi có di truyền hay không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
 

1. Những điều cần biết về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính xuất phát từ sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào trong nhu mô phổi. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư ở cả 2 giới. Ước tính mỗi năm có khoảng 1,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ung thư phổi.

Hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ chính với ung thư phổi. Tuy nhiên, theo thống kê trên toàn thế giới chỉ có khoảng 10-15% người hút thuốc lá bị ung thư phổi và 10-25% những người bị ung thư phổi không hề hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động được đặt ra trong trường hợp này, vì nó đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên 20%. Vậy nhưng hút thuốc lá thụ động cũng chỉ chiếm từ 16-24% các trường hợp ung thư phổi ở những người không hút thuốc.

Ung thư phổi ở những người không hút thuốc thường được chẩn đoán ở giới nữ, trẻ tuổi hơn và có xu hướng đáp ứng tốt hơn với điều trị có sự xuất hiện của các đột biến gen giúp có thể can thiệp bằng liệu pháp điều trị đích.

Đặc điểm này cùng với nỗi lo của nhiều gia đình bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi rằng “Có hoặc không có gen đột biến thì liệu ung thư phổi có di truyền hay không?”. Các nghiên cứu đã được tiến hành để làm rõ vai trò của các gen và khả năng di truyền của nó.

2.Triệu chứng của ung thư phổi
 

 
Ung thư phổi thường không biểu hiện rõ các triệu chứng cho đến khi chúng bắt đầu di căn (lan rộng). Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, bạn có thể điều trị hiệu quả hơn.

Dưới đây là một vài triệu chứng ung thư phổi phổ biến nhất:

•    Ho dai dẳng

•    Ho ra máu

•    Đau tức ngực khi ho hoặc cười

•    Khó thở, khò khè

•    Khàn tiếng

•    Giảm cân và chán ăn

•    Mệt mỏi

•    Nhiễm trùng phổi dai dẳng

Trường hợp ung thư phổi đã lan ra các mô và cơ quan khác, nó có thể gây ra:

•    Đau xương

•   Thay đổi trong hệ thần kinh khi ung thư phổi di căn đến não hoặc cột sống

•    Vàng da, mắt do tế bào ung thư lan đến gan

•    Khối u lan rộng đến da hoặc hệ bạch huyết

Những triệu chứng trên có thể do nguyên nhân khác gây ra, nhưng bạn nên thăm khám sớm nhất có thể khi có bất kỳ dấu hiệu nào.
 
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đôi khi các triệu chứng đầu tiên của ung thư phổi là do các loại hormone mà ung thư tạo ra gây ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác. Những triệu chứng này được gọi chung là hội chứng cận ung thư.

Một số loại ung thư phổi gây ra các hội chứng cụ thể như:

•    Hội chứng Horner, ảnh hưởng đến mắt và mặt

•   Hội chứng tĩnh mạch chủ trên, gây sưng ở mặt, cánh tay, cổ hoặc ngực trên

3.Ung thư phổi có di truyền không?

Tế bào ung thư là những tế bào đột biến, phát triển không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Phần lớn các đột biến này xuất hiện sau khi sinh, trong quá trình tương tác với môi trường sống và chúng không di truyền được. Một số nhỏ đột biến khác có từ ngay khi mới sinh (do đột biến tế bào mầm - tế bào phân chia và hình thành nên toàn bộ cơ thể) và những đột biến này thì di truyền được.

Cơ thể chúng ta nhận 2 bản sao gen khác nhau từ bố và mẹ. Do đó, khi đã mang trong mình một gen đột biến (ví dụ gen ức chế khối u đột biến mất chức năng), thì chỉ cần đột biến ở một gen còn lại sẽ tạo điều kiện hình thành ung thư. Trong khi đó, ở một người mang cả 2 gen bình thường thì cần đột biến xảy ra ở cả 2 gen mới đủ khả năng để sinh bệnh. Vì vậy, những người nhận di truyền gen đột biến sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn so với những người sinh ra không có gen đột biến.

Tương tự như vậy với ung thư phổi. Nếu gia đình có bố mẹ, anh chị em mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng lên 2-3 lần so với những người không có tiền sử gia đình như vậy. Tuy nhiên, cần xem xét điều này trong một bối cảnh rộng hơn, nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc ung thư đó có thể là do cùng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc (hút chủ động hoặc bị động), môi trường sống chung ô nhiễm hóa học, phóng xạ,... Đây cũng chính là những khó khăn khi xác định có phải là ung thư phổi gia đình hay ung thư phổi di truyền không.

4. Những người có khả năng bị ung thư phổi do di truyền

Khi bạn có những thành viên gia đình thế hệ một (cha, mẹ, anh, chị, em hay con) bị ung thư phổi thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng gấp đôi. Tỷ lệ ảnh hưởng của yếu tố này trên phụ nữ phổ biến hơn đàn ông, thường là nguyên nhân ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Trường hợp bạn có người thân thế hệ hai (cô, dì, chú, bác, cháu) mắc ung thư phổi làm nguy cơ phát triển bệnh tăng 30%.

Độ tuổi trung bình của ung thư phổi hiện nay là 71. Những người bị ung thư phổi khi tuổi còn trẻ cho thấy yếu tố di truyền có thể liên quan, ngay cả trong trường hợp bạn có hút thuốc nhưng mới 50 tuổi. Ung thư phổi ở phụ nữ có nhiều khả năng do di truyền và phát hiện bệnh sớm hơn.

Ở một số vùng trên thế giới, ung thư phổi gia đình dường như phổ biến hơn, ví dụ như ở thành phố Xuanwei thuộc tỉnh Yannan, Trung Quốc, có tỷ lệ mắc ung thư phổi di truyền rất cao.
 
Hiện nay xét nghiệm di truyền đối với ung thư phổi còn rất hạn chế. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng gặp phải khó khăn này và chưa có cách tốt nhất để quản lý những người mang gen đột biến nhưng chưa phát sinh bệnh. CT liều thấp có thể được kết hợp trong chăm sóc và quản lý những người bệnh này, nhưng tần suất nào để có hiệu quả tối ưu là điều không chắc chắn.

Ngoài ra, tư vấn di truyền cho gia đình của những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi vẫn là một thách thức. Không có hướng dẫn xét nghiệm di truyền nào được thiết lập chỉ dựa trên tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi trừ khi những trường hợp này đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một hội chứng di truyền đã biết.

Tuy nhiên như đã đề cập, phần lớn các đột biến gen gây ung thư phát sinh trong quá trình sống của mỗi người và không di truyền cho thế hệ sau. Vậy nên, dù trường hợp của bạn có người thân đã mắc ung thư phổi thì nguy cơ của bạn mắc ung thư phổi di truyền vẫn rất thấp. Dù vậy, bạn vẫn nên cung cấp thông tin này cho bác sĩ để có những tư vấn phù hợp nhất trong việc sàng lọc.
 
Giới thiệu đến bạn : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện

BLCare Max là gì?

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
 
 
 
BLCare Max có tác dụng gì ?

- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể

- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn

- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận