Ung thư gan sống được bao lâu và cách phòng tránh như thế nào?

Ung thư gan là căn bệnh mà nhiều người mắc phải hiện nay. Ung thư gan sống được bao lâu là câu hỏi của nhiều người. Ung thư gan cũng có thể xảy ra khi các tế bào gan đột biến trong ADN gây ra các tế bào phát triển mất kiểm soát và hình thành một khối u ác tính. Ung thư gan là căn bệnh phổ biến thứ 6 thế giới. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh ung thư gan và giúp bạn trả lời các thắc mắc về căn bệnh này.

Ung thư gan sống được bao lâu và cách phòng tránh như thế nào

Ung thư gan sống được bao lâu và cách phòng tránh như thế nào?

1. Ung thư gan là gì?

Ung thư gan, hay còn gọi là ung thư gan nguyên phát, là sự phát triển và lan rộng nhanh chóng của các tế bào không lành mạnh trong gan. Khi các tế bào gan ung thư hóa, gan không thể thực hiện chức năng thích hợp, dẫn tới các tác động có hại và nghiêm trọng đến cơ thể.

Nó là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Theo báo cáo của ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018 trên thế giới mỗi năm có khoảng 841.000 ca mắc mới ung thư gan và 781.000 người tử vong vì căn bệnh này. Ung thư gan cũng là bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta trong năm 2018 với 25.335 trường hợp và đặc biệt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc bệnh.

2. Ung thư gan có nguy hiểm không?

Ung thư gan gồm ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát gặp ở 80% bệnh nhân, là hiện tượng xuất hiện các tế bào bất thường trong gan, tăng trưởng không kiểm soát, tập hợp lại với nhau thành khối u ác tính có khả năng xâm lấn tới các mô lân cận và theo máu, hệ bạch huyết di căn tới những cơ quan xa hơn trên cơ thể. Bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, chủ yếu ở những người trên 50 tuổi, bị xơ gan hoặc nhiễm siêu vi B, C.

Ung thư gan thứ phát là dạng bệnh mà tế bào ung thư xuất phát từ cơ quan khác di căn tới gan và hình thành khối u ác tính tại gan.

Đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay và độ nguy hiểm của nó chỉ đứng sau ung thư phổi. Bệnh nhân ung thư gan có thể gặp các biến chứng như:

Suy gan: gan bị tổn thương, không còn đảm bảo chức năng, dẫn tới suy gan. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương nhiều.

Suy thận: khi chức năng gan hoạt động kém, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc độc tố cho cơ thể và lâu dài có thể dẫn tới suy thận. Thận bị suy làm giảm khả năng lọc và bài tiết nước tiểu, dẫn tới tình trạng tích lũy các chất độc hại trong cơ thể, gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.

Di căn: là biến chứng đáng sợ nhất của ung thư gan. Tế bào ung thư từ gan sẽ di căn tới những cơ quan khác trên cơ thể. Việc điều trị ở giai đoạn di căn hầu như không có kết quả, chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống và giảm bớt triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

3. Các nguyên nhân dẫn đến ung thư gan

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư gan:

+ Nhiễm virus viêm gan B hoặc C: Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới ung thư gan chính là từ các bệnh về gan mà bạn từng mắc phải. Đó chính là viêm gan B hoặc C.

Mắc viêm gan B hoặc C mạn tính là thủ phạm làm tăng nguy cơ ung thư gan

Viêm gan B mạn tính có thể tiến triển thành xơ gan, theo thời gian hình thành ung thư gan.

Viêm gan C mạn tính mặc dù ít gặp nhưng cũng nguy hiểm không kém viêm gan B, làm tăng nguy cơ phát triển thành xơ gan và ung thư gan.

+ Mắc bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 3 lần người bình thường.

+ Thừa cân – béo phì: Béo phì là nguyên nhân làm tích tụ mỡ trong gan gây gan nhiễm mỡ, lâu ngày hình thành xơ gan, ung thư gan.

+ Người hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Nó cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

+ Nghiện rượu bia: Khi uống rượu, rượu đi vào cơ thể và chuyển hoá thành acetaldehyde, làm tổn thương các ADN đồng thời chúng ngăn không cho tế bào sửa chữa các ADN bị tổn thương, dẫn đến ung thư. 

+ Nhiễm độc aflatoxin: Chất độc này có trong các sản phẩm mốc như lạc mốc, ngũ cốc mốc… Khi ăn phải chất độc aflatoxin sẽ làm tổn hại các tế bào gan, gây ung thư gan. Ung thư gan do nhiều yếu tố khác nhau gây ra vì thế những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh nêu trên cần chủ động tầm soát ung thư gan định kỳ. Việc thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ làm tăng cơ hội chữa trị thành công.

Ung thư gan sống được bao lâu và cách phòng tránh như thế nào

4. Ung thư gan sống được bao lâu

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư gan tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, mức độ bệnh, cơ địa, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người,… Hơn nữa, con số tiên lượng đó cũng chỉ tương đối, không hoàn toàn chính xác. Tỷ lệ sống có thể cao hơn hoặc thấp hơn phù thuộc vào khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị của bệnh nhân.

Những bệnh nhân phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu, kích thước khối u còn nhỏ, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần lá gan ở vùng chứa khối u cùng với một phần nhỏ các mô xung quanh. Sau khi phẫu thuật thành công, nếu bệnh nhân duy trì tốt chế độ ăn uống, luyện tập, sinh hoạt khoa học, khả năng chữa khỏi bệnh khá khả quan. Tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 50%. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, nếu được ghép gan, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân là 60-70%.

Nếu phát hiện bệnh càng muộn, thời gian sống sẽ càng rút ngắn. Khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, thời gian sống rất ngắn, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị xơ gan. Thường bệnh nhân chỉ có thể kéo dài thêm 3-6 tháng.

Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên lo lắng nhiều vì yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả điều trị. Tâm lý chán nản, bi quan, suy nghĩ tiêu cực có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị. Do đó, nếu có người thân bị ung thư gan, bạn nên quan tâm, động viên, giúp họ giữ vững tinh thần, có thêm động lực và niềm tin để tiếp tục điều trị. Yếu tố tinh thần sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp bệnh nhân tiếp tục chiến đấu vượt lên bệnh tật, thậm chí có thể chiến thắng ung thư gan ngay cả khi bệnh đã tái phát.

5. Dấu hiệu và triệu chứng ung thư gan

+ Dấu hiệu của ung thư gan:

Vàng da là dấu hiệu đầu tiên của ung thư gan do tích tụ bilirubin trong cơ thể

Gan nở rộng khiến cho bạn có thể sờ thấy được

Nước tiểu chuyển màu tối, cụ thể là từ vàng sẫm sang nâu

Tụ dịch trong bụng khiến cho bụng có cảm giác chướng lên Buồn nôn và nôn không rõ nguyên nhân

Sút cân không lý do

Đau bụng, ngứa trên da, người mệt mỏi.

+ Triệu chứng của ung thư gan:

Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng

Sụt cân bất thường, cơ thể mệt mỏi, dễ đau ốm vặt.

Đau tức vùng gan, có thể sờ thấy khối u ở vùng hạ sườn

Da chuyển vàng.

Cơ thể suy kiệt, tiêu hóa khó khăn, đôi khi có máu.

Ung thư gan sống được bao lâu và cách phòng tránh như thế nào

6. Cách phòng bệnh ung thư gan

6.1. Thăm khám gan định kỳ và tiêm vaccine phòng bệnh

Để tầm soát ung thư gan, người ta áp dụng các phương pháp sau: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; Đánh giá chức năng gan qua các xét nghiệm ALT(GPT), AST(GOT), GGT, định lượng Bilirubin toàn phần; Tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C qua xét nghiệm HCV Ab miễn dịch tự động và xét nghiệm HBs Ag bằng phương pháp test nhanh; Tầm soát qua xét nghiệm định lượng AFP, CEA, CA 19.9, tầm soát u gan qua siêu âm ổ bụng hoặc CT scan vùng bụng.

 Đặc biệt, xét nghiệm viêm gan B, C và chích phòng ngừa viêm gan B nếu chưa nhiễm bệnh là một cách phòng ngừa ung thư gan hữu hiệu, cần được thực hiện trước tiên. Các kết quả thống kê cho thấy có đến trên 80% bệnh nhân bị ung thư gan do tiến triển từ viêm gan virus B, 5% là do virus viêm gan C. Nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư gan (bệnh nhân viêm gan B, C, viêm gan do bia rượu, xơ gan…) nên tầm soát phòng chống ung thư gan định kỳ tối thiểu 3-6 tháng/lần.

6. 2. Tỉnh táo khi uống bia rượu

Không thể phòng chống ung thư gan hiệu quả nếu uống bia rượu không kiểm soát.

Đã có nhiều tiến bộ trong điều trị và phòng ngừa ung thư gan , mặc dù vậy tại nước ta do phát hiện trễ nên tỷ lệ tử vong rất cao. Cũng lưu ý là 70% trường hợp được chẩn đoán ung thư tử vong ngay trong năm đầu tiên.

 Để phòng ngừa ung thư gan, mỗi ngày năm giới chỉ nên uống tối đa 2 đơn vị cồn. Nếu đang uống không kiểm soát thì cần phải ý thức dừng lại ngay trước khi quá muộn. Theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới một đơn vị cồn sẽ tương đương với 3/4 chai bia 330 ml (5%), một cốc bia hơi 330 ml hoặc một ly rượu vang 100 ml (13,5%).

6. 3.  Không ăn những thực phẩm độc hại

Trung bình cứ 100.000 người Việt thì có 23,2 người bị ung thư gan, thuộc nhóm ung thư gan cao nhất thế giới. Các thực phẩm không đảm bảo không phải yếu tố chính gây ung thư gan nhưng chúng cũng góp phần vào việc tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Do đó, nếu ăn uống cẩn thận hơn chúng ta có thể có thêm cơ hội để phòng chống ung thư gan.

 Cụ thể, cần nói không với các món ăn ẩm mốc (chứa aflatoxin), gây ung thư chỉ trong vòng 24 tuần); thực phẩm chứa nhiều muối, đặc biệt là dưa cà muối chua (chứa lượng nitrosamine cao) được chứng minh gây ung thư gan. Dầu mỡ để lâu sẽ phản ứng với protein và DNA trong cơ thể, gây đột biến cấu trúc protein, làm cho tế bào đột biến thành tế bào ung thư. Đồ ăn giàu protein cũng không tốt cho gan, đặc biệt là protein từ thịt đỏ, muốn phòng ngừa ung thư gan thì nên sử dụng với mức độ vừa phải.

6. 4.  Ăn những thực phẩm phòng chống ung thư gan

Một số thực phẩm có tính năng kháng ung thư đặc biệt. Dù không hẳn là ăn nhiều sẽ không còn bị ung thư nữa. Nhưng việc ăn những thực phẩm lành mạnh, và những thực phẩm dạng này cũng góp phần vào một “vòng tròn” quan trọng giúp phòng ngừa ung thư gan nói riêng

Những thực phẩm phải kể tên ở đây là trà xanh (kết hợp với sulphorane, chất chống oxy hóa có trong bông cải xanh), trà đen, hành tây, hành tím, các loại rau lá xanh, cà rốt, khoai tây, bưởi, cam, chanh, quýt, dầu olive, cà phê nguyên chất, các chế phẩm từ sữa. Các chuyên gia chỉ ra rằng việc dùng chế phẩm từ sữa mỗi ngày sẽ giảm 78% nguy cơ ung thư gan. Chuyên gia khuyên mọi người mỗi ngày nên ăn nhiều hơn 5 loại rau và trái cây. Tốt nhất là buổi sáng uống một ly nước trái cây, chiều ăn một miếng trái cây, trưa ăn từ hai loại rau trở lên. Các nghiên cứu đã chỉ ra một ngày ăn từ 400 đến 800g rau quả sẽ giúp giảm 20% nguy cơ ung thư gan.

Ung thư gan sống được bao lâu và cách phòng tránh như thế nào

6. 5. Tập thể dục

Trong quá trình rèn luyện thể chất, tỷ lệ trao đổi chất tăng, các tế bào sẽ nhận nhiều hơn oxy và dinh dưỡng từ máu. Sau khi tập luyện, sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ proteins và carbohydrates nhanh hơn bình thường gấp 4 lần. Do đó, nếu tập thể dục thường xuyên cân nặng sẽ được kiểm soát, đồng thời, tâm trạng cũng được cải thiện, giấc ngủ cũng sâu hơn.

Sau một vài tuần kiên trì với các bài thể dục, chức năng phổi, tim mạch và các mạch máu làm việc tốt hơn. Hệ miễn dịch và huyết áp cũng hoạt động hiệu quả hơn.

 Quan trọng là theo Fox News, người thường xuyên tập thể dục giảm nguy cơ mắc 13 bệnh ung thư so với người lười vận động, trong đó bao gồm cả ung thư gan (giảm đến 27%).

6.6. Uống thực phẩm chức năng phòng chống ung thư, tăng cường miễn dịch

Các nhà khoa học Canada đã nghiên ra sản phẩm Bi-Nutafit với Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp khử các gốc tự do, chống các chất oxy hoá gây ra các bệnh lý không nhiễm khuẩn như ung thư, tiểu đường, bệnh lý tim mạch, các bệnh rối loạn chuyển hoá, lão hoá, bằng 3 cơ chế đồng bộ kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư; ngăn cản sự phát triển và di căn của ung thư; và kích hoạt hệ thống miễn dịch đồng bộ giúp nâng cao sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.… Kết hợp với albumin, protein thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine cung cấp cho cơ thể các tinh chất đạm, các protein và nguồn năng lượng đặc biệt quý giá, giúp cơ thể dễ hấp thu và phát huy hiệu quả triệt để, đào thải các độc tố, cải thiện chức năng gan và thận, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng, đặc biệt cho các đối tượng suy nhược cơ thể do hoá-xạ trị, phẩu thuật, suy gan, thận, chạy thận nhân tạo... Sử dụng Bi-Nutafit hàng ngày là giải pháp tái tạo thể chất, hồi phục tinh thần, dọn sạch gốc tự do hỗ trợ phòng và chữa các bệnh lý không nhiễm khuẩn.

Ngoài ra Fucoidan còn giúp làm giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng gan, thận

Cùng với đó, liệu pháp albumin cung cấp chất đạm cần thiết cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... cung cấp nguồn axit amin để tổng hợp protein ở các mô tổn thương, góp phần duy trì cân bằng kiềm toan cho cơ thể; làm giảm các phản ứng oxy hóa.

Việc tạo ra một protein thủy phân loại bỏ mọi chất gây dị ứng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và suy kiệt. Kết hợp với các thành phần DNA và RNA đem lại nhiều lợi ích như tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương mức độ DNA, ngăn ngừa ung thư, hồi phục và tăng cường chức năng gan… 

Những axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp bồi bổ cơ thể, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn, đang và sau xạ trị hay điều trị hoá chất, chạy thận nhân tạo, suy gan, thận, hội chứng gan-thận…

bi-nutafit

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Nutafit - Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư

7. Cách điều trị ung thư gan

Nếu ung thư gan được phát hiện kịp thời ở giai đoạn thứ phát, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng các phương pháp:

7.1. Phẫu thuật cắt bỏ

Điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật cắt bỏ áp dụng đối với ung thư gan trong giai đoạn sớm, khi tế bào ác tính chỉ mới khu trú ở một phần của lá gan và phần còn lại vẫn còn khỏe mạnh.

7.2. Cấy ghép gan

Nếu khối u ác tính xuất hiện ở cả 2 lá gan, hoặc chỉ có ở 1 bên gan, nhưng lá gan còn lại cũng không ổn thì không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ được, thay vào đó phải sử dụng phương pháp cấy ghép gan, có nghĩa là thay thế toàn bộ gan của bệnh nhân bằng nửa lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Cấy ghép gan là phương pháp điều trị tốt nhất đối với ung thư chưa di căn ra ngoài.

7.3. Xạ trị

Phương pháp xạ trị ung thư gan sử dụng tia X cường độ cao để phá hủy các tế bào ác tính và làm nhỏ khối u. Xạ trị thường được áp dụng đối với những khối u khu trú, không phẫu thuật được hoặc sau phẫu thuật, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau điều trị.

7.4. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các loại thuốc với dược lực tính rất mạnh.

Nếu sau 5 năm điều trị ung thư, bệnh nhân vẫn còn sống và ung thư không tái phát thì bệnh nhân được coi là khỏi bệnh, bởi sau thời gian này, ung thư gần như không còn tái phát. Trong trường hợp ung thư lại xuất hiện thì đó được xem là bệnh lý mới.

Ung thư gan được xem là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, song bệnh gần như không biểu hiện bất cứ triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. Do đó, chúng ta cần chủ động chăm sóc và bảo vệ lá gan hàng ngày qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, nên tầm soát ung thư gan định kỳ để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh.

Viết bình luận