Ung thư di căn là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Ung thư di căn sống được bao lâu là câu hỏi của nhiều người. Ung thư di căn là khi các tế bào ung thư lan rộng từ nơi nó xuất hiện đầu tiên sang các bộ phận khác của cơ thể. Đôi khi ung thư di căn cũng được gọi như ung thư giai đoạn IV. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về căn bệnh ung thư di căn và giúp bạn trả lời câu hỏi ung thư bị di căn sống được bao lâu.
1. Tìm hiểu về căn bệnh ung thư di căn
+ Ung thư di căn là gì?
Di căn là một thuật ngữ thường được sử dụng trong y học để nói về sự di chuyển của các tế bào ung thư sang các bộ phận, khu vực khác trong cơ thể. Nhìn chung, ung thư di căn có đặc điểm và tính chất gần giống với ung thư nguyên phát (ung thư chưa di căn, vẫn nằm ở vị trí ban đầu); tuy nhiên mức độ phát tán và nguy hiểm của chúng lớn hơn rất nhiều.
Ung thư di căn có cùng tên gốc với ung thư nguyên phát. Một ví dụ cụ thể đó là khi bị ung thư gan, các tế bào ung thư lây lan và phát triển sang phổi sẽ được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan di căn sang phổi, chứ không phải gọi là ung thư phổi.
+ Ung thư di căn phát triển như thế nào?
Di căn phát triển khi các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u chính và xâm nhập vào hệ thống máu, hệ bạch huyết hoặc các mô xung quanh. Các hệ thống này mang chất lỏng xung quanh cơ thể. Các tế bào ung thư có thể di chuyển xa khỏi khối u ban đầu và hình thành các khối u mới khi chúng định cư và phát triển ở một bộ phận khác của cơ thể. Phải sau vài năm tồn tại và phát triển, người bệnh mới phát hiện ra mình bị ung thư di căn.
Hầu hết các tế bào ung thư đều có khả năng di căn. Khi các tế bào ung thư di chuyển đến màng bụng hoặc màng phổi có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như tràn dịch phổi, khó thở hoặc chảy máu đường hô hấp. Một số vị trí di căn điển hình bao gồm:
- Ung thư phổi có xu hướng lan đến não, xương, gan và tuyến thượng thận
- Ung thư vú có xu hướng lan đến xương, gan, phổi, thành ngực và não
- Ung thư đại tràng và trực tràng có xu hướng lan đến gan và phổi
- Ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng lan đến xương
+ Một số triệu chứng của ung thư di căn:
Nhìn chung, ung thư di căn thường không biểu lộ rõ các triệu chứng một cách rõ rệt. Các triệu chứng xảy ra khi bị ung thư di căn có thể phụ thuộc vào vị trí và kích cỡ của khối u đó trong cơ thể. Dưới đây là tổng hợp một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh nhân bị ung thư di căn:
- Di căn ở não: gây nhức đầu, chóng mặt hoặc co giật
- Di căn ở xương: gây đau hoặc gãy xương
- Di căn ở phổi: gây khó thở hoặc ho ra máu.
- Di căn ở gan: gây vàng da, tràn dịch trong bụng
Có lẽ đau sẽ là dấu hiệu đầu tiên của ung thư, nhưng có nhiều bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng di căn.
+ Ung thư di căn là giai đoạn nào?
Có thể nói, việc xác định các giai đoạn của ung thư là hết sức quan trọng, nó thể hiện sự đánh giá về quá trình lây lan của bệnh. Chính vì vậy, nó được coi là tiền đề giúp bác sĩ dựa vào đó để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân cũng như tiên lượng sắp tới của người bệnh.
Một hệ thống thường dùng để phân chia các giai đoạn của bệnh ung thư được gọi là hệ thống TNM:
- T (Tumour) - khối u nguyên phát: để chỉ kích thước của khối u và khoảng cách nó đã lan truyền vào mô gần đó. T được đánh số từ 1 - 4, chỉ số càng lớn thì kích thước khối u càng lớn.
- N (Node) - hạch bạch huyết: xác định bệnh ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở xung quanh hay chưa và lan xa đến mức nào. N được đánh số từ 0-3, N0 tức là chưa lan tới hạch bạch huyết nào, N3 có nghĩa là đã có rất nhiều hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư.
- M (Metastasis) - di căn: đánh giá bệnh ung thư đã lan sang các phần khác của cơ thể hay chưa. M0 là ung thư chưa di căn; M1 là ung thư đã di căn.
Dựa vào sự kết hợp của các chỉ số từ hệ thống TNM, bác sĩ sẽ quy ra từng giai đoạn cụ thể của bệnh:
- Giai đoạn I: là giai đoạn chưa di căn, chỉ có những khối ung thư tương đối nhỏ và chỉ có trong cơ quan mà nó bắt đầu.
- Giai đoạn II: khối u đã lớn hơn nhưng chưa bắt đầu lan rộng vào các mô xung quanh.
- Giai đoạn III: khối ung thư lớn hơn và bắt đầu lan vào các mô xung quanh, các tế bào ung thư đã có trong hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn IV: ung thư đã di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.
2. Ung thư di căn sống được bao lâu?
Bị ung thư di căn sống được bao lâu là lo lắng của tất cả bệnh nhân cũng như người thân của họ. Thực tế, ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, tiên lượng cho bệnh nhân ung thư như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như loại ung thư, độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh (các bệnh lý đi kèm), mức độ đáp ứng điều trị…
So với giai đoạn ung thư sớm, tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn di căn thường dè dặt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu được xem xét hỗ trợ điều trị, người bệnh vẫn có thể cải thiện tình trạng, kéo dài thời gian sống.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tiên lượng sống 5 năm cho một số bệnh ung thư thường gặp ở giai đoạn cuối là:
+ Ung thư đại tràng: 11%
+ Ung thư trực tràng: 12%
+ Ung thư vú: 21%
+ Ung thư tuyến tiền liệt: 29%
+ Ung thư tuyến giáp 28 - 51%…
* Ung thư di căn có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn đang trong quá trình tìm ra phương pháp điều trị tận gốc ung thư. Một số loại ung thư di căn có thể được chữa khỏi như ung thư ruột kết và u ác tính. Tuy nhiên, điều trị ung thư di căn hiện nay vẫn đang chỉ dừng lại bằng các phương pháp có tính chất giảm nhẹ. Nghĩa là giúp cho người bệnh giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không thể loại bỏ hoàn toàn được tế bào ung thư.
Đối với nhiều người, các phương pháp điều trị giảm nhẹ có thể đem lại tác dụng kiểm soát bệnh trong nhiều năm. Một số loại thuốc giúp ngăn chặn khối u trong thời gian dài nếu người bệnh kiên trì sử dùng dù cuối cùng vẫn có thể xuất hiện tình trạng kháng thuốc. Theo cách này thì ung thư có thể tương tự như một loại bệnh mạn tính cho phép người bệnh chung sống cùng bệnh trong thời gian dài.
3. Những vấn đề bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải đối mặt
So với các giai đoạn ung thư trước đó, biểu hiện ung thư giai đoạn cuối rất phức tạp, do ung thư không còn giới hạn ở vị trí u nguyên phát mà đã ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa.
Một số vấn đề người bệnh thường phải đối mặt bao gồm:
+ Nôn và buồn nôn:
nôn và buồn nôn kéo dài là một trong những triệu chứng gây khó chịu và thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đặc biệt là các bệnh ung thư đường tiêu hóa
+ Đau đớn:
Nhiều nghiên cứu cho biết có đến khoảng 75% ung thư giai đoạn muộn đều có triệu chứng đau ở mức độ trung bình hoặc đau dữ dội. Riêng tại Việt Nam, có đến khoảng 79% bệnh nhân ung thư cảm thấy đau đớn kể từ lúc được chẩn đoán.
+ Táo bón:
thường gặp ở giai đoạn cuối do người bệnh ít hoạt động, uống ít nước, suy yếu các cơ bụng và sàn chậu
+ Vấn đề tâm lý:
với nhiều bệnh nhân ung thư, cú sốc tình thần từ khi chẩn đoán ra bệnh đến lúc ung thư ở giai đoạn muộn đều rất phức tạp. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi, bất lực… và chính những điều này đã cản trở không nhỏ đến hiệu quả điều trị. Vì vậy, bên cạnh việc chăm sóc y tế, việc động viên, khích lệ tinh thần cho người bệnh tiếp tục chiến đấu là điều cần thiết.
+ Chán ăn, khô miệng:
cân nặng giảm nhiều rất dễ gây suy sụp cho người bệnh nếu họ không được chăm sóc nâng đỡ tốt…
4. Giải pháp giảm giảm những vấn đề người bệnh ung thư giai đoạn cuối phải đối mặt
Oncocess Rx là công thức phối hợp đặc biệt giữa công nghệ probiotic được cấp bằng sáng chế về các tế bào GanedenBC30 bất hoạt đem lại lợi ích miễn dịch to lớn và cực kỳ hữu ích, thúc đẩy dinh dưỡng và miễn dịch với tên thương mại là Staimune™ đã được phê chuẩn bởi FDA Hoa Kỳ về GRAS (công nhận an toàn), không biến đổi gen, sản phẩm hữu cơ và tuân thủ luật kosher (phù hợp/tinh khiết) kết hợp với Beta Glucan nấm men và các thảo dược quý như Graviola Annona Muricata (Lá mãng cầu xiêm), Ganoderma Lucidum (nấm linh chi đỏ) và Garcinia mangostana (chiết xuất từ quả măng cụt) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Veda Biologics LLc, nhà sản xuất Fine Living Pharmanaturals và nhà phân phối BNC Medipharm.
Oncocess Rx đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam. Khi chúng ta già đi, hệ miễn dịch bị suy yếu và đáp ứng miễn dịch chậm lại. Để chống lại điều này, người trưởng thành cần phải tiếp cận chủ động phòng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách bổ sung, duy trì và hỗ trợ chức năng miễn dịch của mình.
Sử dụng Oncocess Rx hàng ngày giúp Staimune™ gắn với các thụ thể (Receptors) trên bề mặt các tế bào miễn dịch của cơ thể giúp tăng cường và củng cố hệ thống đáp ứng miễn dịch cả tự nhiên và mắc phải. Tác dụng này cung cấp cho cơ thể khả năng bảo vệ, chống lại các thách thức, tác nhân gây suy giảm hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể kiểm soát các quá trình viêm nhiễm, căng thẳng, stress…
OncoCess Rx giữ vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Nó giúp bạn duy trì, cải thiện và tăng cường sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần một cách rõ rệt, phòng ngừa ung thư và năng cao chất lượng cuộc sống.
Công dụng Oncocess Rx:
- Giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường và thúc đẩy sức sống, sức chịu đựng, nhiệt huyết, tinh thần sáng suốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ miễn dịch lành mạnh, hỗ trợ và điều chỉnh chức năng miễn dịch, đáp ứng đại thực bào khỏe mạnh, phòng ngừa ung thư.
Đối tượng sử dụng: Oncocess Rx được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Những người điều trị thuốc chống lao, thuốc tâm thần kinh hoặc kháng sinh…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm virus: sởi, sốt xuất huyết, viêm gan virus, HIV…
- Các bệnh lý rối loạn tiêu hoá, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng kích thích ruột, viêm đại tràng, k đại, trực tràng…
- Tăng cường miễn dịch trước, trong và sau khi xạ trị, đang truyền hóa chất trong điều trị các bệnh ung thư, người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, phóng xạ, khu vực có dịch bệnh, người có nguy cơ cao bị ung thư
- Phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư, giảm kích thước khối u, chống di căn sang các mô, cơ quan khác
- Kiểm soát cholesterol máu, điều hoà đường huyết hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Những người bị rối loạn miễn dịch: bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, vẩy nến, hội chứng Guillian-barre, bệnh Grave…
- Hỗ trợ điều trị cao mỡ máu, tiểu đường, biến chứng bệnh tiểu đường
- Người nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm da, bỏng, các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật
Cách dùng:
uống một (1) viên nang/lần ngày uống hai lần sau bữa ăn trong thời gian 6 tuần đến 12 tuần hoặc theo chỉ dẫn của Bác Sĩ hoặc chuyên gia y tế, tư vấn chăm sóc sức khỏe.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Oncocess Rx - Tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng
5. Phương pháp điều trị ung thư di căn
Mỗi loại ung thư và tình trạng di căn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân đưa ra phác đồ điều trị tình trạng ung thư di căn dựa vào một số yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, hay những phương pháp đã được điều trị từ trước. Một số phương pháp thường được áp dụng chẳng hạn như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị bằng hormone, liệu pháp sinh học, liệu pháp nhắm trúng đích,…
Mục tiêu của điều trị đối với những bệnh nhân ung thư là điều trị triệt căn, nghĩa là tiêu diệt những tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng tái phát trở lại. Còn đối với những bệnh nhân đã gặp phải tình trạng ung thư di căn thì mục tiêu chính là giúp cho người bệnh có chất lượng sống tốt nhất và kéo dài tuổi thọ người bệnh càng lâu càng tốt.
Tình trạng ung thư đã di căn giống như bạn đang mắc phải một bệnh mạn tính. Khi đó, bác sĩ gần như chỉ có thể điều trị triệu chứng, xử lý tác dụng phụ của điều trị mà không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Chẳng hạn xạ trị giảm đau, kê một số loại thuốc giúp người bệnh giảm đau, điều trị triệu chứng buồn nôn, khó thở,…
Khi biết về tình trạng ung thư di căn của mình, bạn có thể thay đổi rất nhiều về tâm lý cũng như thói quen sinh hoạt. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:
- Không nên quá khép kín. Bạn có thể tìm đến chuyên gia tâm lý, những nhân viên y tế đang điều trị cho bạn và nói cho họ biết về tình trạng sức khỏe của mình, những lo lắng, băn khoăn mà mình đang gặp phải.
- Người bệnh nên tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh ung thư di căn của mình, chẳng hạn những kiến thức cơ bản về bệnh, về phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng của bạn cần phải thay đổi như thế nào, bạn cần chăm sóc bản thân đặc biệt ra sao,…
- Giải quyết căng thẳng: Khi ung thư di căn, tâm lý của bệnh nhân thường rất căng thẳng, bất ổn. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng những phương pháp như chơi thể thao, tập yoga, thiền,… Đây là những cách giúp bạn giải tỏa căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn, giúp bạn nâng cao chất lượng sống.
- Chia sẻ những cảm xúc của bản thân với những người thân trong gia đình, bạn bè, những người mà bạn thực sự tin tưởng. Đây là cách để họ có thể hiểu được bạn, chăm sóc bạn tốt hơn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu ung thư di căn sống được bao lâu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận