Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối và cách phòng điều trị bệnh

Ung thư gan là căn bệnh mà khá nhiều người mắc phải hiện nay. Ung thư gan giai đoạn cuối lại càng nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối là gì và cách phòng, điều trị ra sao là câu hỏi của nhiều người. Ung thư gan giai đoạn cuối người bệnh thường rơi vào trạng thái đi đại tiện nhiều lần trong một ngày và phân nát và có nhiều chất nhầy. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này và cách phòng bệnh sớm ra sao cho hiệu quả.

Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối và cách phòng điều trị bệnh

1. Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

+ Cổ trướng:

Ở thời kì cuối, bệnh nhân ung thư gan cũng có thể bị phù chi dưới, bụng phình lớn và thường có màu vàng của cỏ úa hoặc màu đỏ (do máu).

+ Mệt mỏi, sút cân:

Mệt mỏi là phản ứng thường gặp của cơ thể khi bị ung thư gan và đặc biệt ở tình trạng ung thư gan giai đoạn cuối. Mặc dù bạn không làm bất kì công việc nặng nào nhưng bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, bạn mất đi khả năng lao động. Bên cạnh đó, sự suy nhược của cơ thể cũng khiến người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối bị sụt cân nhanh chóng, thường thì khoảng 5-6 kg trong vòng 1 tháng, có người sụt nhanh hơn.

+ Rối loạn tiêu hóa:

Khi chức năng gan suy giảm, cơ thể bạn và đặc biệt là hệ tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng của mình. Hệ tiêu hóa sẽ thường xuyên bị rối loại và bạn cũng sẽ thường xuyên mắc những chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, thường xuyên đau bụng dữ dội. Ngoài ra, bạn luôn có cảm giác đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi mặc dù không ăn gì hoặc ăn rất ít. Ở kì cuối của ung thư gan, bạn thường rơi vào trạng thái đi đại tiện nhiều lần trong một ngày, nếu để ý sẽ thấy phân nát và có nhiều chất nhầy.

+ Gan to:

Gan to lên nghĩa là người bệnh ung thư gan sẽ sờ thấy những khối u ở phần gan trên cơ thể. Những khối u này là báo hiệu quan trọng cho việc gan của bạn đã hỏng nghiêm trọng. Người bệnh có thể dễ dàng sờ thấy những khối u dạng cục to nhỏ khác nhau trên bề mặt bụng trên. Cơ thể người bệnh bị suy kiệt nhanh chóng. Đối với người mắc ung thư gan giai đoạn cuối, do những tác động khác nhau mà cơ thể nhanh chóng suy nhược nghiêm trọng. Một số dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối khác như – rụng lông, rụng tóc và xuất hiện những mạch sao ở những vùng da mỏng trên cơ thể.

+ Vàng da:

Chứng vàng da là dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối. Khi ung thư gan chuyển sang giai đoạn cuối thì các khối u gan lớn dần, chèn ép gan làm cho quá trình tắc nghẽn giữa gan và ống mật gia tăng từ đó hình thành triệu chứng vàng da hoặc vàng mắt.

Vàng da xuất hiện ở khoảng 85% bệnh nhân ung thư gan có khối u đường mật, ung thư gan giai đoạn cuối khiến cho quá trình chuyển hóa các chất, quá trình chuyển hóa mật bị giảm, nồng độ billirubin tăng cao nên bệnh nhân ung thư gan thường bị vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa trên da.

+ Đau tức liên tục:

Đối với bệnh nhân ung thư gan thời kì cuối, những cơn đau là điều không tránh khỏi. Gan là bộ phận nằm gần dạ dày, việc gan bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau đột ngột kéo dài. Những cơn đau quặn thắt ở gan và lan đến dạ dày rất khó chịu và khổ sở là các dấu hiệu ung thư gan. Việc chấm dứt những cơn đau này sẽ cần đến những loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc giảm đau với mật độ cao thì càng làm chức năng gan thêm suy giảm.

Triệu chứng  ung thư gan giai đoạn cuối hết sức trầm trọng như xuất huyết tiêu hóa, do gan và dạ dày liên quan mật thiết nên gan hỏng cũng sẽ làm dạ dày có những biểu hiện kèm theo. Lá lách cũng là một bộ phận liên quan đến gan, lá lách sẽ lớn dần lên, đây chính là ảnh hưởng của bệnh xơ gan.

+ Buồn nôn và nôn ói, sốt cao:

Khi tế bào ung thư gan giai đoạn cuối có kích thước lớn sẽ chèn ép vùng bụng làm cho dạ dày chướng hơi, tắc ruột, do đó người bệnh dễ bị tâm lý bị kích thích gây buồn nôn, đồng thời với vai trò giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể nhưng khi gan không còn khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn vào cơ thể dễ gây ra hiện tượng ăn vào nôn ra diễn ra thường xuyên và kéo dài. Ngoài ra bệnh nhân còn kèm theo hiện tượng sốt cao lên tới tới 39 độ C, đôi khi kèm theo ớn lạnh, thường sốt vào buổi chiều, do u hoại tử hoặc chất chuyển hóa khối u gây ra…

Các triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối gây đau đớn và khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt. Đặc biệt, hiện nay, bệnh ung thư gan giai đoạn cuối không có biện pháp điều trị triệt để. Do đó, người bệnh cần chú ý nhận biết bệnh từ giai đoạn đầu để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Ung thư gan giai đoạn cuối là gì?

Theo hệ thống phân loại ung thư gan giai đoạn cuối được hiểu là ung thư gan giai đoạn IVA và IVB:

+ Ung thư gan giai đoạn 4 (A)

Ở giai đoạn cuối ung thư gan 4A chưa xảy ra di căn xa.

Có di căn vào vùng hạch hoặc hạch vùng không thể đánh giá được (bao gồm hạch nằm dọc theo tĩnh mạch chủ dưới động mạch gan, tĩnh mạch cửa và hạch rốn gan)

Nhiều khối u ở nhiều thùy hay các khối u xâm lấn vào các nhánh chính của tĩnh mạch gan, xâm lần các cơ quan liên quan, từ túi mật

+ Ung thư giai đoạn 4 (B)

Ở ung thư giai đoạn cuối này đã xảy ra di căn xa thường xảy ra ở xương và phổi, khối u có thể qua bao gan và tới cổ hoành.

Có di căn vào vùng hạch hoặc hạch vùng không thể đánh giá được (bao gồm hạch nằm dọc theo tĩnh mạch chủ dưới động mạch gan, tĩnh mạch cửa và hạch rốn gan)

Nhiều khối u ở nhiều thùy hay các khối u xâm lấn vào các nhánh chính của tĩnh mạch gan và cũng xâm lẫn vào các cơ quan khác.

Còn theo hệ thống phân loại ung thư gan BCLC, phân loại ung thư gan dựa vào 3 tiêu chí:  Đặc điểm khối u (kích thước, số lượng, xâm lấn xung quanh), Chức năng gan (Child-Pugh); và Thể trạng chung PTS (performance status). Lúc này ung thư gan giai đoạn cuối được hiểu là ung thư gan giai đoạn D:

Đặc điểm khối u: ở bất cứ trạng trái nào

Chức năng gan Child C: 10-15 điểm

Thể trạng sức khỏe: Phải có sự trợ giúp của người khác khi tự chăm sóc bản thân. Phải nằm hoặc ngồi nghỉ tại giường/ghế  >50 % thời gian thức tỉnh. Hoặc hạn chế hoàn toàn, không thể tự chăm sóc bản thân.  Phải nằm hoặc ngồi nghỉ  tại giường, ghế trong toàn bộ thời gian thức.

Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối và cách phòng điều trị bệnh

3. Ung thư gan giai đoạn cuối chữa khỏi được không?

Nếu như ở giai đoạn đầu, tế bào khối u còn khá nhỏ và chỉ tập trung ở trong gan thì người bệnh có thể thực hiện các biện pháp để loại bỏ tế bào ung thư không cho phát triển. Nhưng khi ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã gia tăng kích thước và di căn tới rất nhiều các cơ quan khác trong cơ thể, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, việc chữa khỏi ung thư gan giai đoạn cuối hoàn toàn là điều không thể.

Theo như kết quả nghiên cứu thực tế cho biết, hiệu quả điều trị bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần của người bệnh, đồng thời thay vì băn khoăn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không, thì bệnh nhân và người nhà nên tích cực phối hợp cùng các bác sĩ để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao.

Phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối, hiện nay được sử dụng:

Phẫu thuật: Nhằm loại bỏ phần gan bị ung thư.

Ghép gan: Thay thế gan bị bệnh với một gan khỏe mạnh từ người hiến

Phá huỷ u gan tại chỗ: Tiêu diệt tế bào ung thư ở gan bằng nhiệt, laser, xạ trị hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào khối ung thư.

Hóa trị: Là một liệu trình thuốc để diệt tế bào ung thư hoặc ngăn ung thư tiếp tục phát triển.

Liệu pháp miễn dịch: Dùng thuốc kết hợp với nâng hệ miễn dịch của cơ thể để ngăn ung thư tiến triển.

Nút mạch gan: Nhằm ngăn động mạch cung cấp máu, khiến cho khối ung thư không được nuôi dưỡng. Nút mạch gan có thể kết hợp trong điều trị với hóa trị hoặc xạ trị.

4. Ung thư gan giai đoạn cuối có đau không?

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối phải đối mặt với các cơn đau đớn từ khối u gan gây ra cũng như việc can thiệp các biện pháp điều trị được chỉ định.

Trong quá trình điều trị, nhiều người bệnh ngã gục sau các ca mổ, các đợt hóa trị, xạ trị bởi quá nhiều tác dụng phụ, cơ thể suy nhược nghiêm trọng, không thể đủ sức khỏe để tiếp nhận hóa trị, xạ trị, hay tham gia ca phẫu thuật tiếp theo.

Nhiều trường hợp, người bệnh tử vong sớm hơn vì quá nhiều tác dụng phụ do phương pháp điều trị gây ra, khiến cơ thể người bệnh suy nhược trầm trọng.

Vì vậy việc chú ý nâng cao thể trạng, sức đề kháng, giảm đau đớn, tác dụng phụ của phương pháp điều trị đối với bệnh nhân giai đoạn cuối là rất quan trọng.

5. Cách phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư gan như thế nào?

5.1 Cách phát hiện sớm

Ung thư gan giai đoạn sớm ít có triệu chứng nên thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi đã có biến chứng. Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển:

Chán ăn

Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải

Trướng bụng.

Vàng da, củng mạc mắt,…

Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:

Sụt cân

Buồn nôn, nôn

Mệt mỏi

Chán ăn

Trướng bụng

Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải

Ngứa

Vàng da, củng mạc mắt

Đi ngoài phân trắng/bạc màu

Chẩn đoán ung thư gan:

Cách tốt nhất để phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ có siêu âm gan ít nhất mỗi 6 tháng/lần đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C,…). Khi nghi ngờ có ung thư gan, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm những xét nghiệm, thăm dò sau để chẩn đoán:

Ung thư gan cách phòng và điều trị bệnh

Xét nghiệm máu: Alpha - fetoprotein (AFP), có thể tăng lên ở 70% bệnh nhân ung thư gan nhưng cũng có thể bình thường. Khi AFP tăng cao là dấu hiệu nghi ngờ lớn với ung thư gan. Tuy nhiên, AFP có thể tăng trong xơ gan và viêm gan mạn. Ngoài AFP, xét nghiệm khác cũng có thể được dùng để phát hiện ung thư gan là DCP (Des – gamma – carboxyprothrombin) hay còn gọi là PIVKA – II cũng có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư gan.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) có dùng thuốc đối quang từ có thể được chỉ định để đánh giá động học của u gan. Các phương pháp này cho phép đánh giá tương đối chính xác tính chất của u gan cũng như số lượng, vị trí, liên quan của u gan với các thành phần quan trọng khác trong gan (mạch máu, đường mật). Ngoài ra còn giúp đánh giá tình trạng di căn tại gan, ngoài gan của ung thư gan. Tuy nhiên với các tổn thương kích thước nhỏ (< 1cm) thường khó đánh giá tính chất.

Sinh thiết gan: Theo bác sĩ Bệnh viện K, không cần thiết trong mọi trường hợp đặc biệt là khi các dấu ấn miễn dịch và chẩn đoán hình ảnh là rõ ràng cho việc chẩn đoán ung thư gan. Do đó sinh thiết gan chỉ nên chỉ định khi thật sự cần thiết bởi việc sinh thiết cũng có những rủi ro nhất định: nhiễm trùng, chảy máu, gieo rắc tế bào ung thư theo đường đi của kim sinh thiết (1 - 3% trường hợp). Nếu sinh thiết dương tính sẽ cho chẩn đoán xác định ung thư gan. Nếu sinh thiết âm tính sẽ khuyến cáo thăm khám lại bằng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí sinh thiết lại sau khoảng thời gian 2 - 3 tháng.

5.2 Cách phòng ngừa ung thư gan

+ Sử dụng thực phẩm tươi sạch:

Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ là thói quen tích cực, tốt cho sức khỏe. Nó giúp bạn kiểm soát lượng chất độc tiềm ẩn trong thực phẩm đưa vào cơ thể, phòng tránh bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, bạn nên tránh xa các thực phẩm lên men hoặc bị nấm mốc vì chúng có chứa độc tố Aflatoxin - một chất có khả năng dẫn tới bệnh ung thư gan.

Khi mua sắm, ăn uống bạn cần để ý hạn sử dụng của sản phẩm, ưu tiên các món ăn có màu sắc tự nhiên, hoa quả đúng mùa... Mục đích để tránh dung nạp các chất hại vào cơ thể như chất bảo quản thực phẩm, các chất hóa học tạo màu khiến gan hư tổn vì làm việc quá công suất để đào thải độc tố.

+ Hạn chế món ăn chứa nhiều dầu mỡ:

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên rán không được khuyến khích sử dụng thường xuyên. Chúng được chế biến dưới nhiệt độ cao khiến những protein trong thực phẩm dễ bị biến chất có nguy cơ gây nên bệnh ung thư. Lượng dầu mỡ cũng khiến hệ tiêu hóa phải "gồng mình" làm việc gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, đau dạ dày…

+ Tránh xa bia rượu:

Mọi người đều biết rằng lạm dụng rượu bia sẽ khiến gan bị tàn phá nặng nề. Vì thế, muốn gan luôn khỏe mạnh, một trong những thói quen vô cùng tốt là tránh xa rượu bia.

Bạn hãy hạn chế tần suất tiêu thụ rượu bia nếu đặc thù công việc không thể tránh khỏi tiệc tùng, tiếp đón đối tác. Như vây, sẽ giảm gánh nặng cho gan, giúp gan hoạt động thuận lợi và dễ dàng.

+ Thường xuyên vận động thể chất:

Tập luyện là cách rất hiệu quả để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây hại, trong đó có gan của bạn. Hãy tạo cho mình một thói quen tốt bằng việc tập những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức một cách thường xuyên, đều đặn, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, giúp nâng cao được thể chất, miễn dịch và phòng chống bệnh một cách hiệu quả.

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất giúp tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc chích ngừa viêm gan siêu vi B giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về gan.

Việc khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư gan càng trở nên cấp thiết nếu bạn thuộc nhóm hay uống rượu bia, có tiền sử mắc bệnh lý về gan, người có bệnh béo phì, mắc tiểu đường...

Những thói quen xấu dẫn đến nguy cơ cao phải đối mặt với căn bệnh ung thư gan. Do đó, nếu bạn đang có những thói quen trên, hãy từ bỏ sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Đồng thời, hãy lựa chọn một lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, đẩy lùi các bệnh tật.

+ Sử dụng thực phẩm chức năng Funadin thanh lọc cơ thể bảo về gan khỏi các nguy cơ gây hại

Funadin với chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nhằm mục tiêu nuôi dưỡng, bảo vệ chức năng gan, thận và phổi, duy trì hoạt động khoẻ mạnh của các tế bào Kupffer, làm trẻ hóa các mô chức năng, giúp phòng ngừa và cải thiện, hỗ trợ hiệu quả điều trị các bệnh lý cả gan, thận và phổi. Sản phẩm Funadin đã chứng tỏ được kết quả tuyệt vời khi dùng để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng gan, thận và phổi do ô nhiễm không khí, môi trường, rượu bia, ma túy và các chất độc hại khác trong thuốc men hay thực phẩm.

Công dụng của Funadin:

>> Khử độc gan do thực phẩm bẩn, do thuốc, hóa trị liệu, hoá chất bảo quản, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm

>> Phối hợp điều trị đặc hiệu gan nhiễm mỡ, tăng men gan, xơ gan, suy gan, viêm gan mãn do nghiện rượu

>> Bảo vệ tế bào gan, tái tạo cấu trúc gan trong viêm gan siêu virus A, B, C, D và E...

>> Viêm đường mật, sỏi mật, tăng tiết dịch mật, điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn, không tiêu hoá thức ăn

>> Làm mát gan, hỗ trợ điều trị các chứng mẩn ngứa, dị ứng da, mề đay, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe mạnh, chống nám, tàn nhang...

>> Phòng và hỗ trợ điều trị các loại viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan, ung thư gan…

>> Tăng cường chức năng thận, suy thận cấp, mãn do nhiễm độc, nhiễm khuẩn

>> Giúp tăng khả năng thông khí phổi, giảm ho, long đờm

Sử dụng Funadin hàng ngày là giải pháp tổng thể giúp bảo vệ tế bào gan, cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị hiệu quả  các bệnh lý về gan, tình trạng tăng men gan do tổn thương tế bào gan. 

funadin

    Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Funadin - Khử độc gan, tăng cường chức năng gan, thanh lọc cơ thể

    Viết bình luận