Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng ngừa hiệu quả

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp hiện nay. Vậy triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ như thế nào và cách điều trị ra sao là câu hỏi của nhiều người? Thoái hóa đốt sống cổ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đặc biệt những công việc phải sử dụng máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng ngừa hiệu quả

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng ngừa hiệu quả

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Đốt sống cổ chính là cơ quan trung chuyển thông tin giữa não bộ với các với bộ phận khác trong cơ thể. Cơ thể con người có tới 7 đốt sống cổ, được ký hiệu từ C1 đến C7. Từ đốt C2 đến C7, giữa mỗi đốt sống có một đĩa đệm. Lớp đĩa đệm này được cấu tạo bởi mâm sụn, nhân nhầy, vòng sợi. Xung quanh các đốt sống cổ là hệ thống các gân cơ, dây chằng.

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng suy thoái của các đốt sống cổ. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống. Hiện tượng này làm hẹp các lỗ sống, cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong.

Về tỷ lệ mắc, thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hơn cả ở người trung niên và cao tuổi bởi hệ quả của sự lão hóa xương khớp tự nhiên. Ngoài ra, thống kê cho thấy cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh này như nhau.

Bất cứ vị trí nào của cột sống cổ cũng có nguy cơ bị thoái hóa. Tuy nhiên do đặc điểm về sinh học, vai trò hấp thụ lực sinh ra do trọng lượng cơ thể hoặc mỗi khi cơ thể vận động, di chuyển mà khả năng mắc bệnh ở một số đốt sống như C4 C5, C6 C7 thường cao hơn.

2. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

2.1 Triệu chứng đầu tiền là đau cột sống cổ cấp tính

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu khởi phát đột ngột bằng những cơn đau nhói cổ, xoay cổ nghe tiếng “khục” buốt rát khiến người bệnh ngại xoay chuyển.

+ Đau cột sống cổ khi trời lạnh, nằm gối đầu quá cao.

+ Đau tăng khi gắng sức, khi ho, giảm hoặc mất hẳn khi nghỉ ngơi.

+ Ngước đầu lên trần nhà, xoay trái phải thấy cứng và đau.

2.2 Triệu chứng tiếp theo là đau cột sống cổ mãn tính

Sau lần đau cột sống cổ cấp tính đầu tiên thì sau đó, cơn đau sẽ chuyển dần sang dạng mãn tính do sự thoái hóa mạnh mẽ, thường là 30% sau 1 năm, 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm với các biểu hiện:

+ Tiếp tục các cơn đau như cấp tính nhưng với tần suất nhiều và mạnh hơn. Đau buốt, nhức mỏi cổ, cứng cổ không rõ lý do.

+ Khi ngủ dễ dàng bị tuột khỏi gối, tỉnh dậy khó chịu, đau cổ.

2.3 Triệu chứng thứ ba là hạn chế vận động

Người bệnh khó vận động cổ trong việc cúi ngửa xoay chuyển. Căn cứ vào tầm vận động bình thường để xác định những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ đang ở giai đoạn nặng hay nhẹ.

+ Cúi cổ: <45 độ, cằm không chạm ức, cố gắng cúi thấy đau.

+ Ngửa cổ: <45 độ, mắt không nhìn thẳng lên trần nhà mà góc nhìn sẽ bị chéo. Khi ngửa hai bên cổ thấy căng và đau.

+ Quay cổ trái phải: <45 độ. Khi xoay cảm thấy rất cứng, khó xoay thậm chí có người không thể xoay cổ.

+ Gập nghiêng trái phải: <45-60 độ. Nhiều bệnh nhân chỉ gập được 10 độ đã thấy rất đau rồi.

2.4 Triệu chứng thứ tư là hội chứng rễ thần kinh

+ Hội chứng rễ: Đau theo dải, đau sau gáy và kéo lên đầu hoặc từ cổ kéo xuống vai và cánh tay. Cường độ đau không giống nhau, đau nơi này che lấp nơi kia, rối loạn cảm giác (trừ cảm giác đau là vẫn thấy), teo cơ…

+ Dấu hiệu Lhermitte: Còn được gọi là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay hiện tượng ghế thợ cắt tóc. Đó là cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Biểu hiện này mạnh hơn khi bạn cúi cổ về trước, nó có thể nhanh chóng kết thúc hoặc kéo dài một cách đáng sợ.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng ngừa hiệu quả

2.5 Triệu chứng thứ năm là các tổn thương ngoài cổ

+ Trường hợp các đốt sống cổ C1, C2, C3, C4 thoái hóa sẽ gây đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…

+ Đau nhức hai hốc mắt, thậm chí có cảm giác mờ mắt, chóng mặt, hoa mắt, trí nhớ suy giảm, hay quên.

+ Da đen sạm, tông màu không đều, xuất hiện nhiều tàn nhang… do tuần hoàn máu bị ảnh hưởng.

+ Cánh tay tê bì, hạn chế vận động tay, không thể cầm bút viết bình thường, không thể cầm đũa gắp thức ăn.

+ Cảm thấy ốm yếu, cảm giác không trọng lực, đi lại xiêu vẹo, không thể đi trên một đường thẳng.

+ Khả năng sinh dục và chức năng đại tiểu tiện khó khăn hơn.

2.6 Triệu chứng thứ sáu là biến dạng cột sống

+ Mất ưỡn: hoàn toàn không cúi ngửa xoay chuyển được đầu và cổ. Ấn vào các mỏm ngang thấy rất đau.

+ Biến dạng: cong vẹo cổ, sái cổ, biến dạng, mất đường cong sinh lý cổ.

+ Xuất hiện gai xương, biến chứng thành phồng lồi đĩa đệm, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

2.7 Triệu chứng thứ bẩy là tổn thương rễ

Lúc này, tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện một cách dồn dập như: giảm nhiệt độ cơ thể (lạnh người), giảm tiết mồ hôi, mất phản xạ dựng lông, rối loạn dinh dưỡng da, teo cơ, mất phản xạ, mất cảm giác chi trên hoặc bại liệt hoàn toàn cổ, chỉ có thể nằm một chỗ.

3. Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Theo các chuyên gia hàng đầu về xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh. Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ phổ biến là:

+ Thường xuyên hoạt động sai tư thế:

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thoái hóa đốt sống cổ ở nhiều đối tượng khác nhau là do thường xuyên hoạt động sai tư thế. Cụ thể, các tư thế sai của người bệnh có thể là: duy trì một tư thế làm việc quá lâu, ít vận động, đi lại. Bên cạnh đó, do tính chất công việc phải cúi đầu hoặc thực hiện ngửa cổ quá nhiều hoặc thường xuyên mang vác vật nặng trên đầu, trên vùng lưng – cổ, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, ngồi vặn vẹo, ngủ gục trên bàn,… cũng gây ra ảnh hưởng đến vùng cột sống cổ từ đó gây ra hiện tượng thoái hóa.

+ Do tuổi tác:

Đây là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ không ai có thể tránh khỏi, có điều nó xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc bản thân của người bệnh. Theo đó, các nghiên cứu về xương khớp chỉ ra, người trung niên từ 40 đến 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao nhất. Ở giai đoạn này, quá trình lão hóa xương khớp bắt đầu được đẩy nhanh, đặc biệt nếu trước đó bạn không tuân thủ về chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

+ Do chế độ dinh dưỡng không khoa học:

Ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, Kali, sắt, Vitamin, … trong thực đơn hàng ngày hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ngọt, đồ uống có gas làm cột sống người bệnh dễ dàng bị thiếu dưỡng chất. Khi thiếu dưỡng chất, tình trạng thoái hóa xương khớp sẽ xảy ra.

+ Do di truyền:

Ít người biết rằng, thoái hóa cột sống cổ và các loại thoái hóa xương khớp khác có thể xảy ra do di truyền. Cụ thể, nếu trong gia đình có người mắc bệnh về xương khớp, cột sống thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại sẽ cao hơn người bình thường.

+ Đĩa đệm và cột sống thay đổi:

Việc thay đổi cấu trúc đĩa đệm và cột sống làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ. Một số tình trạng thay đổi cấu trúc mà người bệnh phải đối mặt là mất nước đĩa đệm (thường xảy ra ở người 40 tuổi trở lên), tăng sinh xương tạo thành gai xương, dây chằng xơ hóa hoặc thoát vị đĩa đệm, …

+ Do các chấn thương:

Những người có tiền sử chấn thương tại vùng cổ do các nguyên nhân như lao động, tai nạn giao thông, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày đều có nguy cơ dẫn đến thoái hóa. Đặc biệt là trong trường hợp các vết thương không được điều trị tận gốc.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng ngừa hiệu quả

4. Cách phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ thường bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan (thói quen sinh hoạt, vận động). Do đó, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau nhằm ngăn ngừa hoặc tránh cho bệnh diễn tiến xấu:

+ Bệnh ở mức độ nhẹ:

Người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện nhẹ nhàng cho vùng cổ đúng phương pháp. Người bệnh nên sử dụng đai bảo vệ cổ một thời gian để hạn chế chuyển động xấu của vùng cổ và giữ tư thế sinh lý đầu cổ…

+ Bệnh thoái hóa đốt sống cổ kèm chứng bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm:

Ngoài việc dùng các liệu pháp phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải lên vùng đầu cổ.

Thay đổi tư thế: Nếu tư thế ngồi làm việc sai lệch hoặc có thói quen ngồi xem truyền hình quá lâu, bạn nên có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.

Không khiêng, vác, đặc biệt là đội vật nặng trên đầu.

Thay đổi tư thế khi ngủ: Hãy thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ, tránh nằm chỉ 1 hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, tư thế này sẽ khiến cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa cột sống cổ.

Cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng kết hợp với massage vùng đầu cổ.

Nếu là nhân viên văn phòng, thường xuyên làm việc với máy vi tính, bạn nên lưu ý những điều sau để tránh nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ:

Nên ngồi sao cho khoảng cách từ mắt bạn đến màn hình máy tính là khoảng 50 – 66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20°. Bạn không nên để màn hình ở vị trí quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt. Sắp xếp hợp lý nguồn ánh sáng, chọn những đồ nội thất không phản chiếu ánh sáng, giảm ánh sáng và sự chiếu sáng của màn hình máy tính.

Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên và chỉnh zoom cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp đôi mắt không phải điều tiết quá nhiều mà còn giúp bạn không phải khom lưng, cúi xuống để có thể nhìn rõ nên tránh các cơ cổ không bị căng, mỏi.

Hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt, không để lệch sang một bên. Khi ngồi làm việc, bạn nên chỉnh ghế ngồi sao cho khi ngồi làm việc 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà. Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.

Massage cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho vùng cổ rất hữu hiệu. Massage giúp giảm đau: Đầu tiên bạn hãy massage từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần chân tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Bạn dùng lòng bàn tay day nhẹ từ gáy xuống cổ. Thực hiện các động tác xoa bóp này trong khoảng 1 - 2 phút. Dùng ngón cái/ngón trỏ tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh vị trí này.

Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhất

Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, có nhiều phương pháp được sử dụng như dùng thuốc Tây giảm đau, kháng viêm, giãn cơ; dùng thuốc nam dân gian an toàn dễ thực hiện; làm vật lý trị liệu giảm đau; phẫu thuật trong trường hợp cần thiết. Mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm riêng và căn cứ vào tình trạng thực tế mà cân nhắc điều trị cho phù hợp.

Mách bạn:

Bi-JCare công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể. Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.

Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ...

Thuốc trị đau nhức xương khớp an toàn hiệu quả

Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp...

- Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.

- Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

- Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;

- Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.

- Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ...

Đối tượng sử dụng:

Người bị dãn dây chằng, viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, dãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Hướng dẫn sử dụng:

Người lớn uống 2 viên/ngày sau bữa ăn hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Trường hợp đau khớp uống 2 viên/lần sau bữa ăn và ngày uống 2 lần.

 

Có thể tham khảo sản phẩm thêm tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp tăng cường sức khỏe xương khớp

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận