Triệu chứng bệnh cao huyết áp như thế nào và cách phòng điều trị ra sao

Cao huyết áp là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy triệu chứng của cao huyết áp như thế nào và cách phòng điều trị ra sao là câu hỏi của nhiều người. Cao huyết áp thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh phát sinh ở những đối tượng thừa cân, béo phì, có chế độ ăn uống không lành mạnh,… Huyết áp cao tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng của bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh và cách phòng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này và cách phòng, điều trị bệnh.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp như thế nào và cách phòng điều trị ra sao

Triệu chứng bệnh cao huyết áp như thế nào và cách phòng điều trị ra sao

1. Triệu chứng bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao là tình trạng huyết áp tối đa lớn hơn 135 mmHg và huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg trở lên. Các chỉ số này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào các yếu tố giới tính, tuổi tác và thói quen sinh hoạt. Bạn có thể phát hiện ra chỉ số này bằng cách sử dụng các thiết bị và máy đo huyết áp uy tín.

Các triệu chứng huyết áp cao rất phức tạp và cũng có biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào thể trạng từng người. Những triệu chứng này nặng nhẹ khác nhau, có những tác động cũng như gây ra những phản ứng khác nhau đối với từng cơ thể bệnh nhân.

Các triệu chứng huyết áp cao cơ bản như người bệnh cảm thấy:

Đau đầu

Buồn nôn

Chóng mặt

Nhìn không rõ

Chảy máu cam

Tim đập nhanh

Khó thở

Cũng có người bệnh có các triệu chứng dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng, tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…. Cụ thể như sau:

+ Nhịp tim không đều

Nhịp tim không đều, hay thường được gọi là đánh trống ngực, có thể được định nghĩa là cảm giác rằng tim đang đập nhanh hơn bình thường. Bệnh nhân thường nói rằng tim họ đập thình thịch hoặc chạy đua, điều này cũng có thể tạo ra cảm giác rằng đó là việc bỏ qua một số nhịp đập.

Nhịp tim không đều là phổ biến hơn khi huyết áp cao hơn 140/90mmHg vì tim phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn để đẩy máu vào mạch máu và duy trì việc cung cấp máu thích hợp cho toàn bộ mô cơ thể.

+ Vấn đề về thị lực

Vấn đề về thị lực xảy ra do mức huyết áp cao mãn tính có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ mang máu đến các bộ phận khác nhau của mắt.

Một trong những vấn đề chính là bệnh võng mạc, đó là tổn thương gây ra ở võng mạc. Bệnh lý võng mạc có thể rất nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị mất thị lực hoàn toàn.

Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể gây ra bệnh thần kinh thị giác, đó là tổn thương của dây thần kinh thị giác.

+ Nhức đầu

Khi huyết áp tăng cao làm tăng áp lực bên trong cranium và gây ra cơn đau đầu dữ dội. Đau đầu do cao huyết áp khác với các loại đau nửa đầu hoặc đau đầu khác mà bệnh nhân đã trải qua trước đó và nó không thuyên giảm với thuốc giảm đau hiện tại. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân tăng huyết áp bị đau đầu dữ dội.

+ Đau ngực

Người bị tăng huyết áp mãn tính có thể bị đau ngực nhẹ liên quan đến đánh trống ngực, và đây là một triệu chứng không bao giờ được bỏ qua vì nó cho thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ra mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

+ Chóng mặt

Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp nhưng chúng ta không nên bỏ qua triệu chứng này, đặc biệt là nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, cơ thể mất thăng bằng hoặc việc đi lại khó khăn là những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với đột quỵ.

+ Đỏ mặt

Đỏ bừng mặt xảy ra khi các mạch máu trong mặt giãn ra. Nó có thể là phản ứng với một số tác nhân như phơi nắng, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, đồ uống nóng và các sản phẩm chăm sóc da. Đỏ bừng mặt cũng có thể xảy ra với căng thẳng cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng, uống rượu và tập thể dục – tất cả những điều này đều có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Đỏ mặt có thể là phản ứng báo hiệu rằng huyết áp của bạn đang lên cao.

Việc nhận biết các triệu chứng huyết áp cao cần phải đặt trong tương quan các nguyên nhân gây huyết áp cao, có nguyên nhân vận động hay nguyên nhân do bệnh lý. Tuổi cao thì có nguy cơ bị huyết áp cao hơn người trẻ, và nguy cơ này cũng cao hơn ở nam so với nữ. Vì vậy, để nhận biết được tình trạng thật sự, người bệnh cần được thăm khám và theo dõi một cách kỹ lưỡng và liên tục.

Nhận biết được sự nguy hiểm của huyết áp cao, người bệnh nên tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh của mình, như cách nhận biết, cách xử lý khi bị huyết áp cao cũng như chế độ ăn uống, vận động của bản thân. Các triệu chứng trên chỉ được coi là những dấu hiệu để bệnh nhân thăm khám sức khỏe của mình, tuy nhiên, chỉ dựa vào các triệu chứng mà định bệnh, tránh có tâm ý lo lắng, hoảng sợ trước tình hình sức khỏe cũng như xem thường bệnh trạng của mình.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp như thế nào và cách phòng điều trị ra sao

2. Các biến chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp

2.1 Các biến chứng tim mạch:

+ Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của mạch vành, làm các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành, sau đó làm hình thành mãng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành.

Khi bị hẹp động mạch vành nhiều, bệnh nhân thấy đau ngực, ngẹn trước ngực khi gắng sức, khi vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức (triệu chứng bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ).

Đau trước ngực có thể lan lên cổ, lan ra tay trái và ra sau lưng. Nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì trong lòng động mạch vành hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành làm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân thấy đau dữ dội trước ngực, khó thở, toát mồ hôi, đau có thể lan lên cổ, lan ra tay trái, lan ra sau lưng.

+ Cao huyết áp làm cơ tim phì đại (cơ tim dầy lên).

+ Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Cao huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cao huyết áp cũng sẽ dẫn đến suy tim.

2.2 Các biến chứng về não

+Tai biến mạch não:

- Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong (triệu chứng của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết).

- Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mãng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não).

- Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.

2.3 Các biến chứng về thận

- Cao huyết áp làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có); lâu ngày gây suy thận.

- Cao huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin làm huyết áp cao hơn. Hẹp động mạch thận lâu ngày gây suy thận.

2.4 Các biến chứng về mắt

Cao huyết áp làm hư mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm bệnh nhân hư mắt tiến triển theo các giai đoạn. Cao huyết áp còn làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

2.5 Các biến chứng về mạch ngoại vi

- Cao huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người.

- Cao huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ (đau cách hồi).

Đại đa số các bệnh nhân bị cao huyết áp thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Nhiều bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy bình thường, do vô tình khám sức khỏe mới biết bị bệnh. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao (như lớn tuổi, béo phì, ít vận động, trong gia đình đã có người thân bị cao huyết áp…) là hết sức cần thiết và quan trọng.

3. Cách phòng và điều trị bệnh cao huyết áp

3.1 Cách phòng bệnh cao huyết áp

+ Nắm rõ chỉ số huyết áp của bản thân

Những người khỏe mạnh có huyết áp khoảng 120/80 mmhg. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ vào năm 2013, chỉ số 140/90 mmhg hoặc thấp hơn mới là an toàn cho bệnh nhân cao huyết áp. Nếu bạn bị huyết áp cao, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu đo huyết áp hàng ngày, trong khi những người khỏe mạnh chỉ cần đo vài lần một năm là đủ.

+ Tự đo huyết áp tại nhà

Nhiều người mắc chứng lo sợ khi đến bệnh viện, cho đến khi huyết áp tăng cao đột ngột mới chịu đi. Thế nên, cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp là tự đo ở nhà. Thời điểm lý tưởng nhất là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

+ Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì

Thực tế rất nhiều người tăng huyết áp bị thừa cân. Nguy cơ huyết áp cao thường tăng dần ở phụ nữ cao tuổi sau mãn kinh, những người béo phì, bụng to (với vùng bụng >85cm ở nữ và >95cm ở nam).

Đối với trường hợp này, các bác sĩ có thể chỉ định một chế độ ăn kết hợp với tập luyện dành cho bạn. Kết quả là khi cân nặng giảm xuống, huyết áp của bạn cũng giảm theo đáng kể.

+ Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp làm giảm huyết áp và kiểm soát cân nặng. Chế độ ăn hợp lý được đề xuất như sau:

- Nên ăn: Hoa quả, rau, ngũ cốc thô như gạo lứt, các loại đậu..., thực phẩm nhiều xơ (vì chất xơ có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp). Nên ăn thức ăn không có mỡ và rất ít mỡ, tiêu thụ chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu thực vật, dầu cá; ăn các loại hải sản giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích..và mỗi ngày nên ăn khoảng 55 - 95g các chế phẩm từ sữa như sữa chua.

- Không nên ăn: các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò..., lòng đỏ trứng, nội tạng, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm...) và thực phẩm ăn sẵn chiên rán. Hạn chế các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt...

Nếu có thể nên cắt giảm tối đa muối trong khẩu phần ăn hàng ngày vì Natri, một thành phần chính có trong muối thường giữ nước, tăng gánh nặng cho tim. Càng ăn nhạt, càng tiêu thụ ít muối (dưới 5g/ngày) thì càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp.

Triệu chứng bệnh cao huyết áp như thế nào và cách phòng điều trị ra sao

Hạn chế muối ăn, ăn nhạt: Muối là khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri. Khi đó sẽ gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp. Bạn có thể hạn chế việc sử dụng muối ăn bằng cách sử dụng những loại thảo mộc và gia vị khác để thay thế nó.

Hạn chế thức uống chứa cồn: Những loại thức uống chứa cồn không tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe bệnh cao huyết áp nói riêng. Có khoảng 16% trường hợp bị tăng huyết áp do rượu. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo người bị cao huyết áp nên hạn chế những loại đồ uống chứa cồn.

Ăn nhiều thực phẩm giàu Kali: Kali là một khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thụ natri, đồng thời giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch. Những thực phẩm giàu Kali bạn có thể bổ sung bao gồm: các loại rau xanh, khoai tây, cà chua, chuối, bơ, cá ngừ, cá hồi, các loại hạt và đậu.

+ Tăng cường tập luyện thể lực

Cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu của chương trình điều trị hàng ngày. Luyện tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm giảm huyết áp và giảm cân nặng, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng. Để phòng ngừa tăng huyết áp chúng ta nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Các bài tập có thể đa dạng từ đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, tập aerobic hoặc bơi lội..v.v..tùy vào sở thích và khả năng tập luyện của mỗi người.

+ Từ bỏ những thói quen xấu

Bỏ hút thuốc lá: Các nghiên cứu chỉ rõ việc hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ tim mạch gấp nhiều lần ở người cao huyết áp. Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Hạn chế uống rượu quá mức: Việc uống nhiều rượu sẽ dẫn tới nguy cơ béo phì, tăng huyết áp khó kiểm soát và gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.

Hạn chế stress, căng thẳng quá mức: Stress thường dẫn đến những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn bừa bãi, lạm dụng rượu bia, thuốc lá...gây ảnh hưởng tới các chỉ số huyết áp. Cách tốt nhất là bạn không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày.

3.2 Cách điều trị bệnh cao huyết áp

Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa cao huyết áp khác nhau và thầy thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người. Người bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ hiệu quả thay đổi lối sống. Dùng thuốc rất cần sự tư vấn của bác sỹ, tuyệt đối không nên tùy tiện dùng thuốc theo ý kiến cá nhân.

Biện pháp không dùng thuốc là cách thức chữa trị đầu tiên, bổ trợ và song hành với cách chữa bằng thuốc.

Lưu ý khi điều trị bằng thuốc:

Khi sử dụng một số loại thuốc hạ áp có thể gây ra một số biến chứng như choáng váng mặt mày, mệt mỏi, nhức đầu, thay đổi trong sinh lý. Nếu thấy xuất hiện những biến chứng này thì cần ngay lập tức thông báo với bác sỹ của mình. Bác sỹ có thể cắt bớt đi liều lượng dùng, hoặc đổi những loại thuốc khác phù hợp với sức khỏe của bạn hơn. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc hạ áp mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Khi phát hiện bệnh cao huyết áp thì việc chữa trị nhanh chóng kịp thời sẽ giảm tối đa các biến chứng do tăng huyết áp gây ra, giúp giảm chi phí điều trị và kéo dài tuổi thọ.

Khi các trị số huyết áp < 135/85 mm Hg thì gọi là điều trị ổn, lúc này mối nguy hiểm đã giảm nhiều. Ngưỡng này cao thấp tuỳ bệnh kèm theo cụ thể, ví dụ đái tháo đường và bệnh thận giai đoạn cuối thì ngưỡng an toàn là <130/80 mm Hg.

+ Sản phẩm thảo dược hỗ trợ ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ

Để hỗ trợ ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Đây cũng là xu hướng được nhiều người lựa chọn trong những năm gần đây. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Bi-Cozyme phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp của Mỹ.

Bi-Cozyme là sự kết hợp của Co-enzyme Q10 với 8 loại phức hợp và enzymes khác như Nattokinase, Bromelain, Papain,  Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed  Ext (hạt rẽ ngựa) và Cranberry Ext...

Bi-Cozyme đáp ứng được như tăng khả năng tiêu nhanh các cục máu đông, mảng xơ vữa, đặc biệt là cung cấp năng lượng cho tim hoạt động, tăng sức co bóp của cơ tim giúp đẩy máu tới các mô để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các mô bị tổn thương như: não, gan, thận, phổi và các mô ngoại vi giúp hồi phục các di chứng của tai biến mạch não, đột quỵ, huyết áp, biến chứng bệnh tiểu đường… một cách nhanh chóng.

Bi-Cozyme là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tìm kiếm các sản phẩm giúp điều hoà huyết áp, phòng chống đột quỵ, tai biến mạnh não và nâng cao sức khoẻ tim mạch; là một sự kết hợp độc đáo của các enzym có phổ rộng trên toàn hệ thống cơ thể. Các enzym này tham gia vào hầu hết mọi hoạt trao đổi chất trong cơ thể để hỗ trợ cho 4 chức năng cơ bản của sức khỏe: tuần hoàn, dinh dưỡng, tiêu hóa và miễn dịch.

Bi-Cozyme bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu. Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hoạt chất chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng trong Bi-Cozyme được gọi là "thuốc aspirin tự nhiên" giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông mà không ảnh hưởng đến cơ chế đông  máu sinh lý của cơ thể, giúp chống tắc mạch, cải thiện bệnh lý tim mạch và đột quỵ một cách hiệu quả lâu dài mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như sử dụng aspirin hoặc Plavix (Clopidogrel) trong điều trị cao HA, phòng chống tắc mạch sau đặt Stent, can thiêp tim mạch.... 

bi-cozyme

Công dụng Bi-Cozyme:

>> Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

>> Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch…

>> Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim.

>> Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…

>> Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…

>> Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

>> Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ...

>> Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

>> Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...

 

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não

Đối tượng sử dụng: Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stent, can thiệp tim mạch, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa ...

Viết bình luận