Trĩ hỗn hợp tắc mạch hay còn gọi là tắc mạch trĩ, được hiểu là biến chứng của trĩ hỗn hợp do các búi trĩ phát triển với kích thước lớn. Từ đó gây chèn ép lên các thành tĩnh mạch và động mạch ở hậu môn, làm chúng vỡ mạch và chảy máu. Trĩ hỗn hợp tắc mạch nguy hiểm như nào và phải làm gì khi biết mình bị trĩ hỗn hợp tắc mạch là những băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người bệnh. Vậy nên bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho những băn khoăn của bạn về trĩ hỗn hợp tắc mạch.
I. Trĩ hỗn hợp tắc mạch nguy hiểm như thế nào?
- Trĩ hỗn hợp tắc mạch tương đối nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều so với những loại trĩ khác. Bản thân trĩ hỗn hợp tắc mạch đã rất phức tạp, nguy hiểm và sẽ gây ra những hậu quả nặng nề nếu như không được điều trị kịp thời.
• Hoại tử búi trĩ: búi trĩ bị chèn ép quá mức ở khu vực hậu môn sẽ gây ra hiện tượng bị hoại tử và có thể ảnh hưởng đến trực tràng.
• Làm rối loạn chức năng hậu môn: Người bệnh sẽ cảm thấy hậu môn co thắt không bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc mất cảm giác khi đại tiện, làm chất thải ứ tụ bên trong hậu môn và dễ gây ra tình trạng nhiễm độc vào ruột. Hơn nữa, người bệnh không tự chủ khi đại tiện khiến phân bị rò rỉ ra bên ngoài.
• Nhiễm trùng máu: mạch máu bị vỡ, máu tụ lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn bên trong hậu môn. Bệnh nhân có thể bị chóng mặt, suy hô hấp, rối loạn ý thức.
Mất nhiều máu: tình trạng tụ máu trong thời gian dài làm cho bệnh nhân bị thiếu máu và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
• Nhiễm trùng khu vực hậu môn: khi bị bệnh trĩ tắc mạch hậu môn có nguy cơ bị nhiễm trùng và dễ gây ra các bệnh hậu môn trực tràng khác như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng.
• Ảnh hưởng tâm lý: bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng, áp lực khi phải chống chọi với các cơn đau do bệnh trĩ gây ra.
• Ảnh hưởng thần kinh: bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch có thể làm căng các dây thần kinh não bộ khiến bệnh nhân choáng váng, suy giảm trí nhớ, khó tập trung tư tưởng vào công việc.
II. Phải làm gì khi bị trĩ hỗn hợp tắc mạch
- Bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch khá nguy hiểm nên khi phát hiện bệnh bệnh nhân nên điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng.
- Đa số các trường hợp bị trĩ hỗn hợp tắc mạch đều phải can thiệp bằng phẫu thuật thì mới có thể giải quyết tận gốc rễ bệnh. Bệnh nhân nên tham khảo những cơ sở y tế uy tín có đội ngũ y bác sĩ giỏi và phương tiện kỹ thuật hiện đại để đảm bảo hiệu quả.
III. Các triệu chứng trĩ hỗn hợp tắc mạch
Đối với những trường hợp mắc bệnh, bản thân họ sẽ gặp phải các triệu chứng như:
• Sa búi trĩ: Các búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài có thể dùng tay để đẩy vào hoặc không. Với sự xuất hiện của búi trĩ, nếu vệ sinh không đảm bảo sẽ gây tổn thương nghiêm trọng.
• Chảy nhiều máu: Máu có thể lẫn với phân hoặc nhỏ giọt theo phân khi đại tiện. Đối với dấu hiệu này, người bệnh dễ dàng phát hiện vì khi bị trĩ hỗn hợp tắc mạch, máu sẽ chảy ra nhiều hơn so với bình . Thậm chí, có những cục máu bầm đen khi đại tiện.
• Xuất hiện cục u nhỏ ở hậu môn: Bệnh sẽ làm xuất hiện thêm những cục u nhỏ màu nâu hoặc màu xanh, khi sờ vào thấy hơi cứng, thô và đau.
• Hậu môn bị sưng, nóng: Trong quá trình vận động mạnh, đại tiện xong thì người bệnh sẽ thấy vùng hậu môn thường xuyên bị đau nhức và xung huyết.
• Cảm giác nặng nề ở khu vực hậu môn: Tại vùng bụng dưới và khu vực hậu môn, người bệnh sex có cảm giác nặng nề, trì trệ giống như có lực ép dồn mạnh xuống. Đồng thời, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn đại tiện nhưng đại tiện không được, phân khô cứng.
• Cơ vòng khép chặt: Các cơ vòng xung quanh khu vực hậu môn – trực tràng trở nên cứng và bị khép chặt, qu đó khiến người bệnh rất vất vả mỗi khi đại tiện.
IV. Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp tắc mạch
Các nguyên nhân gây bệnh trĩ tắc mạch hỗn hợp đó là:
- Do tuổi tác.
- Tĩnh mạch tại vùng hạ bộ bị sưng, phình gập.
- Bị gia tăng áp lực tại vùng bụng dưới, nhất là nữ giới mang thai, người bị phì đại tuyến tiền liệt,...
- Vùng hậu môn – trực tràng chịu nhiều kích thích.
- Do gặp các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón kinh niên.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, sai cách, thường thức khuya.
- Lười vận động, tâm trạng căng thẳng, stress kéo dài.
V. Các cách phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp mà bạn cần phải biết
- Thực hiện việc đại tiện vào một khung giờ quen thuộc, tích cực phòng ngừa táo bón, giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Bổ sung cho cho thể lượng nước thích hợp: mỗi buổi sáng cần uống 1 cốc nước ấm giúp thúc đẩy nhu động ruột. Mỗi ngày uống từ 1 - 2 lít nước để phòng tránh táo bón.
- Khi bị táo bón nên ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như các loại rau xanh, củ, quả. Nếu táo bón thường xuyên có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu, nhuận tràng…không uống rượu, hút thuốc, không ăn đồ cay nóng, đồ rán, thức ăn khó tiêu hóa…
- Người bệnh trĩ và cả những người đang khỏe mạnh cần tích cực cần tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: chạy bộ, tập thể dục, chơi các môn thể thao… giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đại tiện để phòng tránh các viêm nhiễm có thể gây biến chứng và mắc bệnh trĩ.
- Hạn chế các trạng thái như đứng nhiều, ngồi lâu, cần phải tập luyện và vận động sau một khoảng thời gian ngồi làm việc dài.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về Trĩ hỗn hợp tắc mạch nguy hiểm như nào? Phải làm gì khi bị trĩ hỗn hợp tắc mạch? Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…
Viết bình luận