Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Khi bước vào độ tuổi trung niên thì rất dễ phải đối mặt với bệnh lý tràn dịch khớp gối. Điều này không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn cản trở vận động, đi lại trong sinh hoạt. Vậy tình trạng tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không sẽ được giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
 

1.Tràn dịch khớp gối là gì?


Đối với cơ thể, khớp gối có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể và vô cùng quan trọng. Trong đó, dịch khớp gối sẽ có nhiệm vụ bôi trơn, cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, giảm ma sát, từ đó giúp cho cơ thể của chúng ta vận động, di chuyển một cách dễ dàng và linh hoạt. 

Vấn đề xảy ra khi lượng dịch này tiết ra quá nhiều một cách bất thường và dẫn đến tình trạng bị tụ dịch ở trong các ổ khớp. Nó khiến cho khớp gối của bệnh nhân bị sưng, đau và rất khó khăn để vận động. Đây chính là hiện tượng tràn dịch khớp gối. 


1.1.Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối


Tràn dịch khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là:

– Vận động quá mức. Thường thì những người hoạt động nặng như chơi thể thao hay làm công việc có tính chất nặng nhọc thì hoàn toàn có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối. Áp lực đè nặng lên khớp gối sẽ dẫn tới các bao hoạt dịch bị ảnh hưởng mạnh, từ đó dễ sản sinh dịch khớp với một lượng nhiều.

– Do gặp chấn thương trong quá trình chơi thể thao. Các trường hợp như gãy xương, bong gân, đứt dây chằng khớp gối là nhân tố gây tràn dịch khớp gối.

– Tình trạng thừa cân, béo phì khiến cho khớp gối phải chịu áp lực lớn. Khi đó khớp gối phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát các khớp mỗi khi đi lại, vận động.

– Do nhiễm khuẩn khớp. Xuất hiện ở một số đối tượng như người bị đái tháo đường, người cao tuổi, người vừa mới phẫu thuật khớp,…


1.2.Triệu chứng của tràn dịch khớp gối


Khi bị tràn dịch ở khớp gối, người bệnh sẽ bắt gặp một số triệu chứng sau:

– Sưng phồng khớp gối, hiện tượng phù nề có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

– Đau nhức âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói. Cơn đau trở nên nặng hơn nếu vô tình đè nặng lên khớp gối.

– Kích thước gối bị tràn dịch sẽ lớn hơn với bên gối còn lại.

– Khó khăn trong việc gấp duỗi gối, đi lại, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang,… Đặc biệt hiện tượng này dễ thấy nhất khi mới ngủ dậy.

– Khu vực da quanh khớp gối trở nên tấy đỏ, có cảm giác ấm nóng khi chạm vào.

– Có thể kèm theo bầm tím và chảy máu trong khoang khớp nếu bị viêm khớp gối tràn dịch do chấn thương.
 

2. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối và cách điều trị không dùng thuốc
Một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của bạn đọc nhất về bệnh tràn dịch khớp gối là tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không. Thực tế, việc tràn dịch khớp gối có gây nguy hiểm hay không còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác.

Chia sẻ từ bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng hiện tại của bệnh nhân với mức độ khác nhau có độ nguy hiểm khác nhau. Trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối nhưng không kịp thời chữa trị theo phác đồ của bác sĩ hoặc tự ý chữa bằng thuốc nam, thuốc tự uống tại nhà có thể khiến khớp đầu gối bị tổn thương nặng. Những tổn thương này duy trì vĩnh viễn và gần như không thể phục hồi được, khả năng vận động cũng giảm đáng kể.

Khi cơ thể giảm khả năng vận động, nguy cơ bị teo cơ là rất lớn. Đây cũng được xem là biến chứng nặng khi bị tràn dịch khớp gối. Nếu tràn dịch khớp gối gây viêm thì không chỉ sụn khớp tổn thương mà vi khuẩn còn lan tràn đến bộ phận khác, thậm chí có khả năng bị nhiễm trùng máu.

Tóm lại, trả lời về câu hỏi tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh ngay khi thấy đầu gối sưng tấy bất thường không rõ nguyên do, đau nhức thời gian dài,... cần đến bệnh viện để khám chữa bệnh và thực hiện điều trị đúng phương pháp, đúng liệu trình, phục hồi tối đa chức năng khớp gối.
 

3. Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả


3.1. Điều trị tràn dịch khớp gối

 

Tràn dịch khớp gối sau phẫu thuật nguyên nhân do đâu? – Sức khỏe Y tế
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tiểu sử người bệnh mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Qua kiểm tra lâm sàng, làm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,… thì bác sĩ mới có thể kết luận chính xác và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
 
Điều trị bằng thuốc: Bao gồm thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh khi có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, thuốc ức chế miễn dịch khi bị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần được theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ điều trị, đặc biệt là đối với thuốc có tác dụng phụ như corticoid.

Điều trị xâm lấn: Việc lượng dịch tồn đọng trong khớp không chỉ hạn chế vận động mà còn làm bệnh nhân đau đớn và khó chịu, vì vậy việc chọc hút sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân. Chọc hút có thể kết hợp với cả tiêm corticoid để điều trị. Ngoài ra, nội soi khớp giúp chẩn đoán và điều trị các tổn thương như viêm màng hoạt dịch, sụn, dây chằng hoặc thoái hóa khớp. Cuối cùng khi tổn thương thoái hóa khớp quá nặng bệnh nhân cần được phẫu thuật để điều trị.

Tự chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối: Và để bệnh mau chóng cải thiện, rút ngắn thời gian điều trị thì người bệnh cần lưu ý những điều sau:

– Hạn chế đi lại trong thời gian điều trị, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

– Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp như canxi, omega 3,…

– Khi ngủ thì kê cao chân hoặc kê gối dưới phần khớp gối. Điều này giúp máu được lưu thông, giảm sưng tấy.

– Thường xuyên thăm khám theo đúng lịch hẹn, dùng thuốc đúng và đủ liều theo đơn của bác sĩ.
 

3.2. Một số biện pháp phòng ngừa


Để không phải rơi vào tình trạng tràn dịch khớp gối, bạn nên chú ý trong cách chăm sóc sức khỏe bản thân mình.

– Bảo vệ khớp gối bằng những đồ dùng bảo hộ chuyên dụng khi chơi thể thao, lao động nặng.

– Cẩn thận trong chơi thể thao hay khi làm việc để tránh chấn thương xảy đến.

– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, bởi đầu gối sẽ là nơi chịu nhiều áp lực nhất khi trọng lượng cơ thể gia tăng. Không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, nhiều chất béo; không nên ăn đêm,…

– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Bằng cách này khớp gối được vận động hàng ngày sẽ được giảm bớt áp lực và tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp xung quanh.
 
Hy vọng qua bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Và một số vấn đề liên quan đến bệnh tràn dịch khớp gối. Ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân nên xây dựng thói quen ăn đúng giờ, ăn đủ chất và vận động nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc,...
 
Mách bạn: Bi-JcareMax – giải pháp tổng thể bước đột phá trong phòng và điều trị bệnh lý xương khớp.
 

bi-jcare max

Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
 
Công dụng của Bi-Jcare Max:

>> Bổ sung dịch nhờn khớp và tái tạo sụn khớp, củng cố sức khoẻ dây chằng các khớp.

>> Giúp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ và đốt sống lưng.

>> Giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, giãn dây chằng.

>> Bổ sung canxi, vitamin D và vi khoáng giúp phòng chống loãng xương và gai cột sống.

>> Giảm đau và chống viêm khớp cấp và mãn, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...

>> Phòng, bảo dưỡng sức khỏe tổng thể hệ xương khớp.

>> Sản phẩm sức khỏe xương khớp cho mọi nhà.

Đối tượng sử dụng Bi-Jcare Max: 

Những người bị thoái hoá sụn khớp, khô chất nhờn, thoái hoá đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, khớp gối, khớp vai, tay... Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, dãn dây chằng, viêm đau dây thần kinh toạ, những người bị chấn thương, phẫu thuật về xương khớp, gãy xương cần bồi bổ xương khớp. Người già bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitatim D3… 

Người trưởng thành muốn tăng cường sức khoẻ cho xương khớp. Khi đi lại, lên xuống cầu thang có tiếng kêu lục cục trong khớp, khó vận động, những trường hợp bị tổn thương xương khớp do vận động quá sức, sai tư thế trong thể thao hoặc lao động. Những người bị viêm, sưng, đau nhức xương khớp cấp và mãn tính, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp. 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận