1. Nguyên nhân nào khiến bạn thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm
Khi bạn không thể trở lại giấc ngủ nhanh chóng, bạn sẽ không có giấc ngủ với chất lượng tốt để giúp bạn sảng khoái và khỏe mạnh. Điều quan trọng là phải tìm ra điều gì đang đánh thức bạn để bạn có thể điều trị vấn đề này và có một giấc ngủ ngon.
Nói chung, người lớn cần ngủ khoảng 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để có sức khỏe và tinh thần tốt. Giấc ngủ được chia thành các giai đoạn ngủ nông, sâu và chuyển động mắt nhanh (REM). Bạn quay vòng qua các giai đoạn này nhiều lần mỗi đêm. Hầu hết giấc ngủ sâu của bạn diễn ra sớm vào ban đêm. Vào buổi sáng, bạn chủ yếu ở trạng thái REM và giấc ngủ nông hơn, khi đó bạn dễ dàng bị đánh thức bởi một thứ gì đó.
1.1. Do stress, căng thẳng
Đây được xem như lý do phổ biến nhất cho vấn đề bị thức giấc lúc nửa đêm. Bởi cơ thể và tâm trí luôn được kết nối với nhau, khi tâm lý bị căng thẳng sẽ khiến cơ thể tăng cường tiết các hormone như cortisol và adrenaline để sẵn sàng cho tâm thế chiến đấu hay đối mặt. Do đó Stress, căng thẳng quá độ sẽ khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, giấc ngủ không được trọn vẹn, lúc nào cũng trong trạng thái có thể tỉnh bất cứ lúc nào.
1.2. Chứng rối loạn giấc ngủ
• Chứng mất ngủ: Đây là kiểu rối loạn giấc ngủ phổ biến hàng đầu. Những người mắc bệnh mất ngủ thường khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu và cũng khó duy trì giấc ngủ. Những người này rất hay bị thức giấc giữa đêm và thường không đi ngủ lại được sau đó hoặc rất khó để tiếp tục ngủ.
• Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là hiện tượng mà hệ thống hô hấp bị gián đoạn và ngưng hoạt động tạm thời. Khi đó não cảm nhận được lượng oxy đang bị thiếu thì sẽ kích hoạt cơ chế khiến cơ thể tỉnh giấc để có đủ oxy trở lại. Vì vậy trong một đêm người bệnh có thể bị thức giấc nhiều lần.
• Hội chứng chân không yên: Đây là hiện tượng khiến chân cảm thấy nhức nhối, giật lên hoặc buộc chân di chuyển vô thức và thường xuất hiện trong lúc nghủ hay nghỉ ngơi. Những cảm giác hoặc chuyển động này sẽ là tác nhân đủ để bạn bị tỉnh dậy lúc nửa đêm.
• Rối loạn vận động chân tay định kỳ: Đây cũng là chứng bệnh khiến chân tay sẽ chuyển động không tự chủ, khá tương đồng với chứng chân không yên. Tuy nhiên người bị Rối loạn vận động chân tay định kỳ sẽ không có cảm giác khó chịu, nhức nhối ở chân, họ sẽ hoàn toàn rất thoải mái. Chỉ tới khi ngủ thì chân tay mới tự vận động và khiến bị thức giấc giữa đêm.
• Ác mộng: Tuy không được coi là một kiểu rối loạn giấc ngủ chính thức, tuy nhiên nó cũng diễn ra trong các giai đoạn của giấc ngủ. Ác mộng trong mơ thường khá chân thật và gây sợ hãi cực độ nên kích hoạt cơ chế bảo vệ của cơ thể, do đó bạn thường bị giật bắn mình và tỉnh lại trong sự sợ hãi.
1.3. Chứng tiểu đêm
Đây cũng là lý do cho hiện tượng tỉnh dậy giữa đêm rất phổ biến. Người bị tiểu đêm thường do đã uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc thận và bàng quang hoạt động không ổn định, áp lực trong đường tiết niệu gia tăng khiến cơ thể bị thôi thúc muốn đi giải, từ đó gây thức giấc vào nửa đêm.
1.4. Các vấn đề về hô hấp
Một số bệnh lý về hô hấp sẽ có thể gây tỉnh giấc giữa đêm do gián đoạn giấc ngủ và giảm lượng oxy trong cơ thể, ví dụ: Viêm xoang, Hen suyễn, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.5. Môi trường ngủ không tốt
Không gian nơi ngủ cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới việc bạn có bị thức dậy vô thức giữa đêm không. Một số yếu tố về môi trường ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ phổ biến nhất gồm:
• Ánh sáng: Trong phòng ngủ nếu vẫn có ánh sáng từ đèn phòng, đèn đường sẽ làm tác động tới các chu kỳ giấc ngủ và gây tỉnh giấc. Một số loại ánh sáng sẽ làm ức chế hormone melatonin, đây vốn là hormone cần thiết để điều tiết chu kỳ giấc ngủ và thức dậy.
• Độ ồn: Những loại tạp âm như tiếng xe cộ, tiếng người nói chuyện, tiếng nước chảy... sẽ gây kích thích hệ thần kinh, tiểu não và làm gián đoạn giai đoạn giấc ngủ sâu nên sẽ rất dễ gây giật mình tỉnh giấc.
• Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều làm con người dễ bị tỉnh giấc do sự khó chịu trong cơ thể, độ ẩm không hợp lý cũng gây khô họng, mũi hoặc da và cũng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thậm chí nếu nhiệt độ và độ ẩm không ổn định, thay đổi nhiều cũng sẽ không tốt cho giấc ngủ, bởi cơ thể sẽ phải thích ứng lại với sự thay đổi.
• Chất liệu giường, gối: Giường, đệm, gối sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự thoải mái của cơ thể khi ngủ. Vì thế nếu chất liệu hoặc sự thoải mái không tốt sẽ dễ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
1.6. Sử dụng chất kích thích
• Rượu bia: Nhiều người có thói quen làm 1 - 2 ly rượu trước khi đi ngủ, mục đích để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên điều này rất dễ khiến bạn tỉnh giấc vào buổi đêm, vì lúc này rượu đã hết tác dụng.
• Cafein: Cafein được biết đến là chất kích thích có hại cho sức khoẻ, thông thường phải mất đến 8h mới hết tác dụng.
• Thuốc lá: Nicotine từ thuốc lá khiến giấc ngủ của bạn không được trọn vẹn, nhiều người thức dậy sớm hơn bình thường vì cơ thể họ bắt đầu thèm 1 điếu thuốc.
1.7. Đảo lộn giờ sinh học liên tục
Đồng hồ sinh học cơ thể thường diễn ra theo chu trình tự nhiên cho đến khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
• Yếu tố tuổi tác.
• Say xe, say máy bay.
• Làm ca đêm hoặc xoay ca.
• Thói quen thức khuya, dậy muộn. Nhất là các dịp cuối tuần hoặc lễ tết được nghỉ dài ngày.
• Thói quen sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm.
• Thói quen chơi thể thao ban đêm.
2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng tỉnh giấc giữa đêm
Thức dậy vào nửa đêm là một vấn đề khá phổ biến. Thức giấc giữa đêm thường xảy ra trong giai đoạn căng thẳng. Thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn hiếm khi mang lại sự trợ giúp đáng kể hoặc lâu dài cho vấn đề này.
Để giúp ngủ ngon suốt đêm, hãy thử một số chiến lược sau để giảm chứng thức giấc giữa đêm:
• Thiết lập thói quen đi ngủ trong trạng thái thư giãn và yên tĩnh: Ví dụ, uống một tách trà không chứa caffeine, tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ. Tránh sử dụng lâu các thiết bị điện tử có màn hình, chẳng hạn như máy tính xách tay, điện thoại thông minh và sách điện tử trước khi đi ngủ.
• Thư giãn cơ thể của bạn: Tập yoga nhẹ nhàng hoặc thư giãn cơ có thể làm dịu căng thẳng và giúp các cơ của bạn được thư giãn, điều đó sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
• Làm cho phòng ngủ của bạn thuận lợi cho giấc ngủ: Giữ ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ ở mức dễ chịu và không làm phiền sự nghỉ ngơi của bạn. Không tham gia vào các hoạt động khác ngoài ngủ hoặc quan hệ tình dục trong phòng ngủ của bạn. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn biết đây là nơi để ngủ.
• Đặt đồng hồ ở vị trí khuất tầm nhìn trong phòng ngủ của bạn: Việc xem đồng hồ gây căng thẳng và khiến bạn khó ngủ trở lại nếu thức dậy vào ban đêm.
• Tránh sử dụng caffein sau buổi trưa và hạn chế uống rượu 1 vài giờ trước khi đi ngủ: Cả caffeine và rượu đều có thể cản trở giấc ngủ ngon của bạn.
• Tập thể dục thường xuyên: Nhưng hãy nhớ rằng, tập thể dục quá gần giờ đi ngủ lại có thể phản tác dụng, làm cản trở giấc ngủ của bạn.
• Chỉ đi ngủ khi bạn buồn ngủ: Nếu bạn không buồn ngủ trước khi đi ngủ, hãy làm điều gì đó thư giãn sẽ giúp bạn giải tỏa tinh thần.
• Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày: Nếu bạn cảm thấy thời gian thức trong đêm tăng lên, hãy chống lại cảm giác thèm ngủ.
• Tránh ngủ nhiều vào ban ngày: Ngủ trưa nhiều có thể làm mất chu kỳ ngủ của bạn, khiến bạn khó ngủ sâu giấc vào ban đêm.
• Nếu bạn thức dậy và không thể ngủ lại trong vòng 20 phút hoặc lâu hơn, hãy ra khỏi giường. Đi sang phòng khác và đọc hoặc làm các hoạt động yên tĩnh khác cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Chống lại cảm giác muốn lấy điện thoại của bạn trong khi bạn cố gắng trở lại giấc ngủ.
Trong một số trường hợp, mất ngủ là do tình trạng bệnh lý như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên hoặc đau mãn tính, hoặc do rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm. Có thể cần điều trị một trong những tình trạng cơ bản này để chứng mất ngủ của bạn thuyên giảm. Ngoài ra, điều trị chứng mất ngủ có thể giúp các triệu chứng trầm cảm cải thiện nhanh hơn.
Nếu bạn tiếp tục bị tỉnh giấc giữa đêm dù đã thử nhiều cách khắc phục, hãy tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Tuỳ vào từng nguyên nhân, mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý hiệu quả, giải quyết sớm vấn đề về giấc ngủ cho bạn.
Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC
PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
Công dụng PM Nature Pro giúp:
- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…
- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung
- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý
- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…
- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)
- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn
- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…
- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não
- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận