Bạn bị suy giảm trí nhớ, bạn muốn tìm thuốc điều trị suy giảm trí nhớ, bạn chưa biết loại nào tốt? Thuốc điều trị suy giảm trí nhớ an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Suy giảm trí nhớ hay mất trí nhớ là thuật ngữ chỉ tình trạng não bộ hoạt động không bình thường, phổ biến ở những người cao tuổi khi não bộ đã bước vào. Căn bệnh này khiến người bệnh nhầm lẫn, trí nhớ giảm sút, thậm chí không còn khả năng chăm sóc bản thân hay kiểm soát cảm xúc chính mình. Việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ sẽ giúp điều trị và giảm bớt phần nào. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
* Thuốc điều trị suy giảm trí nhớ
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Super Power Neuro Max bổ não của Mỹ.
Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.
Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn..
* Cytidine 5’-diphosphocholine: là chất trung gian trong quá trình sinh tổng hợp phospholipit của màng tế bào, đặc biệt là Phosphotidylcholine và Acetylcholine, thành phần chính của chất xám của mô não (30%). Đây là chất béo cấu tạo bao myelin bọc dây thần kinh, đặc tính này làm cho tốc độ dẫn truyền các tín hiệu dưới dạng các xung động thần kinh được thông suốt đến não, làm tăng sự nhạy bén của các hoạt động trí não, cảm xúc, đem lại sự cường tráng cho não, đồng thời bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác.
* Phosphatidylserine (PS): chiết xuất từ đậu nành là chất béo được tìm thấy trong mọi tế bào nhưng có nồng độ cao nhất ở não, PS là chất dinh dưỡng quan trọng, an toàn và hiệu quả nhất cho mô thần kinh. PS giữ nhiều chức năng sống của màng tế bào não như xúc tác các enzyme vận chuyển màng điều phối bơm Na+/K+ ATPase để kiến tạo nguồn năng lượng cho tế bào hoạt động, giúp duy trì tính linh động của màng tế bào thần kinh, tăng dẫn truyền xung động cải thiện nhận thức, hành vi và phản xạ thần kinh.
* Acetyl L-carnitine: L-Carnitine hiện diện tự nhiên trong cơ thể, với tổng cộng khoảng 20-25 gram. Các cơ quan và tế bào đòi hỏi năng lượng cao như tim, cơ, tế bào miễn dịch, não bộ, dây thần kinh, tinh dịch chứa lượng L-Carnitine cao nhất và các cơ quan này không thể thực hiện tốt chức năng của chúng nếu không được cung cấp đầy đủ L-Carnitine.
Cơ thể chúng ta chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ L-Carnitine, nếu có đầy đủ các tiền chất (gồm hai loại acid amin thiết yếu là lysine và methionine và các đồng tố là vitamins C, B3, B6 và chất sắt). Việc cung cấp không đầy đủ bất kỳ một thành phần nào trong các chất dinh dưỡng này sẽ hạn chế khả năng tạo ra L-Carnitine cho cơ thể.
* Alpha lipoic acid: thực hiện chức năng của mình là chuyển đổi glucose cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động hằng ngày. Một số người còn sử dụng alpha-lipoic acid cho chứng mất trí nhớ, hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), HIV/AIDS, ung thư, bệnh gan, bệnh tim mạch và bệnh về mạch máu (bao gồm chứng rối loạn được gọi là bệnh thần kinh tự chủ do tim mạch) và bệnh Lyme.
* Taurine: Taurine được tìm thấy nhiều trong não và có vai trò quan trọng trong việc phát triển não, nhất là với tiểu não và võng mạc (mắt). Tuy nhiên, giới y học cho rằng nếu đưa Taurine vào cơ thể qua ngõ thực phẩm, thì Taurine sẽ bị thải ra ngoài sau khi đã chuyển hóa thành acid mật. Taurine ở những dạng tổng hợp tự nhiên thực chất cho thấy rất nhiều hiệu quả tích cực cho hệ thống động mạch (tránh tình trạng sơ vữa), hệ thần kinh, và cả hệ miễn dịch. Vì nó đã được chứng minh để phần nào giảm bớt sự lo lắng, nó có thể chống lại những ảnh hưởng của caffeine trong nước tăng lực. Một số người cho rằng chính điều đó làm cho người sử dụng cảm thấy không hài lòng vì thiếu adrenalin (chất dẫn truyền thần kinh khiến tim đập nhanh, hưng phấn hơn) mà họ nhận được từ các thức uống năng lượng, khiến họ phải uống caffeine nhiều hơn.
* Phosphatidyl choline: tạo ra một loại chất trong não gọi là acetylcholine, acetylcholine giúp ích trong việc điều trị các vấn đề ở “trung tâm não” như mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, lo âu, rối loạn hưng cảm-trầm cảm và một dạng rối loạn vận động tên là rối loạn vận động muộn. Phosphatidyl choline cũng được sử dụng để điều trị bệnh viêm gan, chàm, bệnh túi mật, các vấn đề lưu thông, nồng độ cholesterol cao, và hội chứng tiền mãn kinh (PMS); nâng cao hiệu quả hoạt động của thận; thúc đẩy hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa lão hóa.
Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max
* Tìm hiểu thêm về suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh
1. Suy giảm trí nhớ là gì?
Là rối loạn trí nhớ với các biểu hiện đa dạng: chậm nhớ, chóng quên, hay quên, thường xuyên quên những sự việc sảy ra hàng ngày như quên khóa cửa nhà, ví tiền, quên những sự việc sảy ra gần nhất nhưng lại nhớ những kỷ niện xa xôi, thường xuyên không nhớ được những câu từ đơn giản, sử dụng từ không phù hợp, khó hiểu, nhớ kỹ được một số sự việc nhưng không còn khả năng sắp xếp trật tự các sự việc theo thời gian, không gian, kém tập trung suy nghĩ nói năng lộn xộn, đang nghĩ việc này lại sang việc khác, việc này việc kia, việc trước, việc sau lung tung, dễ quên một số việc một cách đáng ngạc nhiên xen kẽ những việc dễ nhớ một cách đáng ngạc nhiên, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, tiếp xúc với cái mới.
Suy nhược thần kinh là gì?
Là rối loạn thần kinh phổ biến với các triệu chứng: có cảm giác đau mỏi cơ bắp khắp mình mẩy, chóng mặt, xây xẩm, choáng váng khi thay đổi tư thế (từ nằm sang ngồi, đứng dậy, đi lại...), đi đứng loạng choạng, đau căng đầu lan tỏa, đau không thành cơn, đau tăng lên khi suy nghĩ, lo âu, có tiếng động, rối loạn giấc ngủ, không buồn ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu, hay mê sảng, thức giấc trong đêm, thức trắng đêm, cáu kỉnh, dễ bị kích thích, thiếu kiên nhẫn, mất tự chủ, dễ xúc động, tính khi thất thường, bệnh thường có tính chất mạn tính, tiến triểu ngày càng nặng nếu không được điều trị hiệu quả.
2. Các dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ
+ Mất hứng thú trong công việc, sở thích: Họ dần từ chối các sở thích trước đây của bản thân, không thích chơi thể thao và gặp gỡ mọi người mà không có lý do cụ thể.
+ Thay đổi tâm trạng, hành vi: Khi mắc căn bệnh này họ đột nhiên trở nên sợ hãi, lo lắng, lúng túng, chán chán, nghi ngờ và rất dễ nản trong tất cả mọi việc.
+ Gặp khó khăn trong việc đánh giá: Họ thường rất khó để phân biệt tốt xấu, thật giả và dễ dàng trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo. Họ bắt đầu bỏ bê việc tự chăm sóc bản thân, không quan tâm bất kỳ thứ gì cả.
+ Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, giải câu đố và các con số: Khi làm những công việc này người ta rất khó để tập trung. Họ gặp khó khăn trong việc tính toán các chi phí hoặc xác định thời gian. Nhưng đừng lo lắng quá, chúng ta vẫn có cách để cải thiện.
+ Công việc nhà trở nên nặng nề, khó nhọc hơn: Người mắc bệnh này thường không thể dễ dàng làm các công việc và hoạt động quen thuộc hằng ngày. Đó là khi có một người đột nhiên đi lạc trên chính con đường quen thuộc hoặc họ không thể nhớ làm thể nào để chơi một trò chơi yêu thích.
+ Cảm giác lo lắng gia tăng và dấu hiệu trầm cảm xuất hiện: Lo lắng là một triệu chứng của trầm cảm và có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer.Một dạng protein là Amyloid beta tích tụ, kết thành những mảng bám gây nhiễm độc các tế bào thần kinh, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút.
+ Có sự thay đổi về nhận thức hình ảnh và không gian giữa các vật thể: Có thể với một số người mắc bệnh về thị lực, nhưng người bị bệnh Alzheimer rất khó để đọc, tập trung vào văn bản, đánh giá khoảng cách, xác định màu sắc. Đừng lo lắng nếu thị lực của bạn kém vì tuổi tác.
+ Không thể nhớ được các chuỗi hành động: Đặt và cất giấu đồ vật vào những nơi bất thường, thường xuyên đánh mất hoặc không thể nhớ là mình đã làm gì trước đó. Điều này đôi lúc khiến họ ngờ vực những người xung quanh ăn cắp đồ của mình.
+ Quên đi hoạt động của tay và chân: Một dấu hiệu rõ ràng của bệnh Alzheimer là sự mất cân bằng trí nhớ gây khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới. Các kỹ năng như đi xe đạp, đan, vẽ cũng dần bị quên đi.
+ Khó xác định được vị trí và không kiểm soát được thời gian: Người bị bệnh này thường hay mất cảm giác về thời gian, rất khó theo dõi các ngày trong tuần, năm. Họ hiếm khi phân biệt được nữa giờ và vài giờ, họ rất nhạy cảm với những thứ đang xảy ra trước mắt và thường quên mình đã làm xong việc ở nơi này hoặc nơi khác.
+ Gặp vấn đề về giao tiếp: Các triệu chứng của bệnh Alzheimer ban đầu thường liên quan đến giao tiếp, họ thường ngừng đột ngột khi đang nói chuyện và gặp khó khăn trong việc tiếp tục câu chuyện, có lúc họ quên luôn là mình đang nói cái gì. Hãy chú ý đến ngôn từ, những người mắc bệnh này thường không sử dụng từ chính xác, những từ hư cấu và từ lạ.
3. Các phương pháp cải thiện trí nhớ
+ Cười “thả ga”: Việc xem hài kịch “xả xì-trét” cũng giúp bạn năng động hơn, thú vị hơn, não bộ hoạt động tích cực hơn. Những người có tính hài hước thường là những người thông minh và nhạy bén.
+ Tích cực giao tiếp: Trò chuyện với người bạn yêu thương cũng là một cách giúp nâng cao khả năng tiếp nhận và phân tích của bộ não. Thường xuyên giao tiếp với những người hướng ngoại là một phương pháp hay để tăng cường suy nghĩ của bản thân về các vấn đề trong cuộc sống.
+ Rèn luyện cơ thể: Chỉ với 20 phút tập thể dục mỗi ngày, các nơ-ron của não bộ sẽ liên kết tốt hơn, phản xạ của bạn cũng nhanh nhạy hơn. Các nhà khoa học khuyên rằng, nên rèn luyện cơ thể ngay trước khi bắt đầu bài tập rèn luyện trí não để đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Vừa chơi vừa học: Chơi những trò kích thích não bộ như giải ô chữ, Sudoku, tính toán, giải câu đố mang tính logic hoặc chơi cờ thường xuyên là cách để não bộ luôn hoạt động. Nếu đang sở hữu một chiếc điện thoại thông minh (smartphone), hãy tải ngay các ứng dụng luyện trí não bằng trò chơi đơn giản. Nhớ duy trì mỗi ngày để “tích tiểu thành đại”, bạn nhé.
+ Chú ý khẩu phần ăn: Thực phẩm như cá, hoa quả, rau củ giúp bộ não hoạt động tối ưu; và ngạc nhiên thay - socola đen cũng vậy. Khi bạn ăn socola, ão sẽ sản xuất ra chất dopamine giúp bạn tiếp thu nhanh và nhớ tốt hơn. Ăn sáng đầy đủ tạo năng lượng cần thiết cho ngày mới, giúp học sinh và người lao động học tập và làm việc đạt năng suất cao. Sau khi đọc xong bài viết, hãy nghĩ nhanh các mục tiêu cần làm trong ngày hôm nay, cố gắng ghi nhớ chúng trong đầu và hoàn thành đúng thời hạn.
+ Vận động bộ nhớ: Biên đạo múa có tiếng của - Twyla Tharp đã rèn luyện trí óc của mình bằng phương pháp cố gắng ghi nhớ trong đầu thay vì viết ra giấy. Khi xem lại buổi trình diễn, bà cố nhớ 12 - 14 lỗi sai để sau đó mang ra thảo luận. Nghiên cứu cho thấy, việc ghi nhớ các sự kiện và trao đổi với những người khác là một phương thức cải thiện trí óc hiệu quả. Những hoạt động này giúp vận hành các cấp độ của não bộ như: tiếp nhận, ghi nhớ và suy nghĩ.
Để giúp nâng cao sức mạnh của trí não, bạn có thể tập ghi nhớ trong mọi trường hợp: tham quan bảo tàng và nhớ các sự kiện để trao đổi với bạn bè, lắng nghe bài thuyết trình và nhớ các lỗi sai để góp ý lại với nhóm trình bày... Hay đơn giản hơn, tập ghi nhớ tên của mọi người trong một tập thể mới bằng cách lặp lại sau phần giới thiệu của họ.
+ Lặp lại các hoạt động khác nhau: Cách để cải thiện chất lượng và tốc độ của bất kỳ hoạt động nào là sự lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Sự quen thuộc sẽ giúp não bộ điều khiển các hành vi nhanh hơn và chính xác hơn. Trước hết bạn phải bỏ tính trì hoãn mọi việc ngay đi! “Nước tới chân mới nhảy” đang dần trở thành thói quen của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Trì hoãn trong việc dọn dẹp nhà cửa, đợi gần tới hạn nộp bài mới bắt tay vào làm, nếu không gần đến ngày thi thì chưa chịu học... Tất cả những điều này đang khiến bộ não trì trệ, hãy bắt tay vào thay đổi từ những việc vụn vặt nhất.
+ Học cái mới: Bất cứ cái gì bạn thích, từ ngôn ngữ, âm nhạc đến kỹ năng. Nghiên cứu cho thấy, việc học chơi một nhạc cụ không chỉ giúp bạn biết cách chơi nhạc cụ đó, mà còn rèn luyện cho bạn kỹ năng chuyển tải nốt nhạc trên giấy thành một bài ca thực thụ.
Học ngôn ngữ giúp bạn bộc lộ bản thân và diễn đạt sự việc bằng một cách thức khác mà đôi khi rất khó nói bằng tiếng mẹ đẻ, và học nhảy giúp người cao tuổi tránh được chứng đãng trí.
Thậm chí gõ vài từ khóa lên mục tìm kiếm và đọc các kết quả hiện ra cũng là một cách giúp “sàng lọc” thông tin hiệu quả và kích thích khả năng tiếp nhận của não bộ.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thuốc điều trị suy giảm trí nhớ an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận