Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay ở nước ta. Vậy thực đơn cho người bị bệnh tim như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc phòng và điều trị các bệnh lý gây ra cho cơ thể mình đặc biệt là bệnh tim mạch. Ăn uống hợp lý có thể giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch hiệu quả. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem chế độ nào phù hợp với người bệnh tim mạch.
* Thực đơn cho người bệnh tim
Ðối với một số bệnh như cao huyết áp, suy tim, hay tiểu đường, suy thận, chế độ kiêng cữ hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm bớt lượng thuốc cần phải uống hàng ngày, tăng tác dụng của một số thuốc điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp điều trị này hầu như chưa được thực hiện đúng để đem lại hiệu quả cho bệnh nhân. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu thực đơn cho người bệnh tim:
+ Hạn chế ăn mặn
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bị các bệnh suy tim, tăng huyết áp. Ăn mặn nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm... Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng.
+ Xen kẽ ăn chay và ăn có thịt cá:
Trên phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa… thì có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là ở những người lớn tuổi.
+ Nên ăn nhiều các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng:
Chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não... Ðể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít.
+ Người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể,
chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt.
+ Từ bỏ rượu bia, thuốc lá:
Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Việc sinh hoạt điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan.
Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.
Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.
Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim... Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.
Thực phẩm tốt cho tim mạch
* Tham khảo bữa ăn theo chế độ DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension)
+ Chất đạm: 30% bữa ăn của bạn nên là đạm (protein). Tỷ lệ này đảm bảo cung cấp đủ axit amin sẵn sàng tái tạo các cơ quan trọng yếu và mô trong cơ thể bạn. Ngoài ra, đạm trong thực phẩm còn kích thích sản sinh glucagon, một hormone đốt cháy mỡ. Glucagon không chỉ giữ cho đường huyết ổn định mà còn đốt cháy mỡ thừa và mỡ dự trữ thành năng lượng.
+ Hạn chế chất béo chuyển hóa: Bạn nên loại bỏ chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm chế biến sẵn khỏi bữa ăn của bạn. Những thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa bao gồm: bơ thực vật, bánh ngọt và bánh mì đóng gói, đồ chiên dầu mỡ. Bạn có thể tránh chất béo chuyến hóa bằng cách thay những thực phẩm trên bằng bơ từ sữa, đậu, hạt, dầu oliu, quả bơ và dầu dừa.
+ Tinh bột: Bữa ăn của bạn nên có 50% là tinh bột, nhưng thay vì dùng cơm trắng, bạn có thể ăn cơm gạo lứt, yến mạch hay các loại ngũ cốc nguyên cám khác. Bạn đừng vội phản đối tỷ lệ này. Tránh ăn nhiều tinh bột không có nghĩa là bạn hoàn toàn loại bỏ tinh bột khỏi bữa ăn, mà là biết chọn lựa thức ăn có tinh bột tốt cho sức khỏe. Tinh bột tốt bạn cần là tinh bột phức (complex carbs), có trong ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt và chất xơ từ rau xanh. Tinh bột phức là nguồn năng lượng tốt cho cơ thể vì dễ chuyển hóa hơn tinh bột đơn và đường.
+ Axit béo: Axit béo và chất béo không bão hòa chỉ nên chiếm 15% đến 20% khẩu phần ăn của bạn. Bạn nên lưu ý, chỉ nên dùng thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như cá, dầu cá và các loại hạt. Nguồn axit béo omega-3 tốt nhất là cá biển, hạt lanh và hạt hướng dương, còn omega-6 luôn sẵn có trong đậu các loại. Bạn cũng có thể dùng dầu thực vật hoặc dầu từ đậu cho bữa ăn thêm đậm đà và bổ dưỡng.
Chất béo bão hòa cũng như chất chuyển hóa (trans fat) có rất nhiều trong thực phẩm đóng gói và thực phẩm công nghiệp. Những chất béo này không những khó chuyển thành năng lượng, mà còn có thể bám vào thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Trong khi đó, những axit béo và chất béo không bão hòa có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, kiểm soát cơn đói và cân bằng hormone cho bạn.
+ Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa: Bạn nên thêm thật nhiều thức ăn giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do. Các gốc tự do thường gặp là tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, bụi và không khí ô nhiễm. Các gốc tự do làm tổn thương tế bào và lớp bảo vệ bên ngoài, khiến các nguy cơ bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Hấp thu nhiều chất chống oxy hóa vẫn tốt hơn chỉ hấp thu một chất vì cơ thể sẽ được bảo vệ toàn diện hơn. Vitamin A, C, E và selen (selenium) là những chất chống oxy hóa chính, rất dồi dào trong trái cây họ cam quýt, rau củ màu đỏ và cam vàng. Bạn có thể biến rau củ thành món xào và dùng trái cây để ăn nhẹ hoặc tráng miệng.
+ Ăn nhiều bữa nhỏ sẽ tốt hơn: Bạn nên tập ăn nhiều bữa nhỏ cách nhau 3 đến 4 tiếng, và đừng bỏ bữa. Ăn cùng một tỷ lệ các chất đa lượng suốt cả ngày giúp trao đổi chất của cơ thể được điều hòa và đường huyết liên tục được kiểm soát. Hãy luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ bên người để bạn có thể ăn ngay khi cần. Bạn nên hạn chế bỏ bữa, kể cả bữa nhẹ, để tránh đường huyết và nồng độ insulin bị rối loạn.
* Cách phòng bệnh lý về tim mạch
+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá: Các chất dinh duỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Các chất chống oxy hóa trong chúng giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch Chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm của chúng đối với các mạch máu. Đồng thời, chúng giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
+ Cắt giảm các chất béo có hại: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, các bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hòa. Ngoài ra, những loại thực phẩm như bơ thực vật, dầu, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này. Biết rõ tình trạng sức khỏe của mình.
+ Không hút thuốc: Hãy nói không với thuốc lá. Hút thuốc dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành 2-4 lần. Đồng thời, hút thuốc còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp và dày máu khiến nhiều khả năng bị đông máu, là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim.
+ Chăm tập luyện thể dục: Tập thể dục có thể làm tăng lipoprotein mật độ cao - thường được gọi là cholesterol "tốt", và giảm lipoprotein mật độ thấp - cholesterol "xấu". Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đã giúp điều hòa hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
+ Những người đã bị bệnh tim mạch ngoài những việc trên thì nên bổ sung thực phẩm chức năng bảo vệ tim mạch hàng ngày:
1. Bi-Q10 bổ tim mạch, phòng chống các bệnh về rối loạn nhịp tim.
Bi-Q10 là một sản phẩm kết tụ những yếu tố để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, não, gan và thận... Bi-Q10 có thể sử dụng cho mọi đối tượng đặc biệt là người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh cơ tim, thiểu năng tuần hoàn, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, chứng loạn nhịp tim đi kèm thiểu năng tuần hoàn, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành....
Khi còn trẻ, cơ thể tự sản xuất đủ CoQ10, khi về già, lượng CoQ10 dữ trữ cạn dần. Giảm CoQ10 bắt đầu ở độ tuổi 20, khi đến 40 tuổi nếu không bổ sung kịp thời thì các rối loạn nhịp tim xuất hiện mà không phải lúc nào cũng phát hiện được nguyên nhân. Duy trì ổn định CoQ10 luôn đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh cường tráng. Ở Nhật Bản, Bộ Y Tế đã ra khuyến cáo cần bổ sung CoQ10 từ hơn 20 năm nay.
>> Bi-Q10 tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu, giúp điều trị rối loạn nhịp tim.
>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa
>> Bi-Q10 giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
>> Chỉ định điều trị Bi-Q10 cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
>> Điều hòa huyết áp.
>> Chống ôxy hóa, chống lão hóa giúp cơ thể trẻ, khỏe, ngừa ung thư.
>> Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.
>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: TPCN: Bi-Q10 - Bổ tim mạch, chống xơ vữa động mạch - Lọ 100 viên
2. Bi-Cozyme bổ tim mạch, giúp tiêu các mảng xơ vữa phòng chống các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.
Bi-Cozyme giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu. Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bi-cozyme sử dụng giúp điều trị cho các đối tượng bị:
>> Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim, nhồi máu cơ tim.
>> Những người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
>> Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
>> Người bị xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
>> Bi-cozyme giúp phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
>> Bi-cozyme giúp điều trị di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường…
>> Bi-Cozyme giúp tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ...
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: TPCN: Bi-Cozyme - Giúp điều trị nhồi máu cơ tim, phòng chống tai biến mạch máu não
VIDEO CÔNG DỤNG CỦA BI-COZYME
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực đơn cho người bệnh tim và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận