Thoái hóa khớp háng - Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng điều trị bệnh

Thoái hóa khớp háng là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải, thường gặp ở người trung niên, cao tuổi. Thoái hóa khớp háng gây ra những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Khớp háng là một khớp lớn nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống mô cơ, dây chằng đóng vai trò làm trụ đỡ cho cơ thể, giúp đi lại linh hoạt. Thoái hóa khớp háng xảy ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn, hư tổn của xương dưới sụn tại chỏm xương đùi. Bệnh gây đau, biến đổi cấu trúc khớp, có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị tích cực. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh thoái hóa khớp háng này.

Thoái hóa khớp háng - Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng điều trị bệnh

Thoái hóa khớp háng - Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng điều trị bệnh

1. Thoái hóa khớp háng là gì?

Khớp háng là phần được bao phủ bởi sụn khớp có cấu trúc đàn hồi và trơn láng, có tác dụng làm mặt phẳng đệm giúp hai đầu xương trượt lên nhau và dễ dàng di chuyển. Trên bề mặt khớp được bao phủ một lớp màng hoạt dịch. Theo thời gian, quá trình thoái hóa tự nhiên và tác động cơ học khiến sụn khớp và xương dưới sụn tổn thương. Điều này khiến sụn khớp dần dần mất đi chức năng và dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp háng.

Thoái hóa khớp háng là một căn bệnh xảy ra do xương khớp bị bào mòn đồng thời kéo theo những tổn thương của xương dưới sụn tại chỏm xương đùi. Bệnh đau khớp háng do thoái hóa thường xảy ra ở những người cao tuổi, người bị thoái hóa khớp háng thường gặp đau đớn kéo dài, biến đổi cấu trúc khớp, thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể gây tàn phế vĩnh viễn.

Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.

2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng

+ Tuổi tác: Theo thống kê, hơn 50% trường hợp thoái hóa khớp háng xảy ra ở người già (trên 50 tuổi) do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Nguyên nhân nguyên phát chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất.

+ Bẩm sinh: Sai khớp bẩm sinh, lồi ổ cối, chân thấp chân cao... gây chèn ép và tạo áp lực lên khớp háng, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng.

+ Chấn thương: Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,... Những di chứng sau chấn thương khớp háng như viêm khớp nhiễm khuẩn, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng… thúc đẩy quá trình thoái hóa ở khớp háng diễn ra nhanh hơn.

+ Bệnh lý: Nguyên nhân thoái hóa khớp háng có thể do các bệnh đường ruột,viêm đại trực tràng chảy máu, viêm cột sống dính khớp… làm thay đổi hình thái và sinh lý khớp háng. Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,...

+ Lao động nặng: Bị thoái hóa khớp háng có thể do thường xuyên bê vác không đúng tư thế, lao động nặng....khiến khớp háng chịu sức ép lớn, dễ gây tổn thương.

+ Thiếu chất: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, hút thuốc lá, rượu bia nhiều…không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển sụn khớp, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng.

+ Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.

+ Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên dễ bị thoái hóa khớp háng.

Thoái hóa khớp háng - Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng điều trị bệnh

3. Triệu chứng thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn do khớp háng phải chống, chịu trọng lực của cơ thể. Đau là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý này. Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng lên khi cử động hay đứng lâu và thường đi khập khiễng, cần gậy hỗ trợ. Người bệnh cảm thấy thường xuyên mỏi và tê cứng khi vận động, đi bộ hoặc co, duỗi khớp háng. Bệnh nhân thấy khó khăn khi cúi người để mang vớ, buộc dây giày, cắt móng chân.

Giai đoạn tiếp theo là xuất hiện những cơn đau nhói mỗi  khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết đau. Ở giai đoạn muộn hơn, đau có thể xuất hiện ngay cả khi ít vận động và cuối cùng người bệnh đau cả lúc nghỉ và vào ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

Hạn chế vận động:

+ Giảm biên độ vận động khớp háng: ngày càng tăng dần và ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, buộc dây giày, đi vệ sinh…

+ Động tác gấp háng thường còn tốt, trong khi các động tác dạng, khép háng và đặc biệt là xoay bị ảnh hưởng rất sớm.

Cuối cùng, người bệnh không thể đi lại do chỏm xương đùi và ổ cối biến dạng, các gai xương bám đầy quanh khớp, khớp mất vận động.

Biểu hiện cận lâm sàng:

Được thể hiện khá rõ ràng qua hình ảnh chụp Xquang thoái hóa khớp háng hay các chẩn đoán, xét nghiệm khác với các triệu chứng:

Hiện tượng hẹp khe khớp háng xảy ra do bị mòn xương dưới sụn.

Đặc xương dưới sụn tại phần đầu xương nơi tiếp xúc với sụn khớp biểu hiện là những hốc sáng nhỏ, mờ hơn.

Mọc gai xương tại chỏm xương đùi hay xương chậu.

4. Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh xương khớp thường xảy ra ở những người cao tuổi. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh gây đau, thoái hóa khớp còn gây ra nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Một số biến chứng do thoái hóa khớp như:

+ Gút: Gút cũng là một trong những biến chứng do thoái hóa khớp gây ra. Thoái hóa khớp có thể làm thay đổi sụn, dẫn đến các tinh thể urat natri hình thành trong khớp, gây ra bệnh gút và đau cấp tính. Gút thường xuất hiện ở ngón chân cái.

+ Tăng cân: Đau và cứng khớp có thể làm bạn ngại vận động. Bạn có thể không muốn tham gia những hoạt động mà trước đây mình rất thích.

Viêm khớp có thể làm giảm khả năng tập thể dục, thậm chí là đi bộ. Việc không vận động sẽ làm bạn mất đi một niềm vui trong cuộc sống cũng như khiến bạn tăng cân không mong muốn. Tăng cân có thể làm nặng thêm các triệu chứng của thoái hóa khớp cũng như làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác như:

- Tiểu đường

- Tăng huyết áp

- Bệnh tim mạch

+ Rối loạn giấc ngủ: Đau và nhức khớp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, nếu không ngủ đủ giấc, mức độ đau của bạn dường như sẽ tăng lên. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng làm bạn không được thoải mái khi ngủ.

+ Lo âu và trầm cảm: Theo một nghiên cứu về mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm với thoái hóa khớp, các cơn đau của thoái hóa khớp thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Hơn 40% người tham gia nghiên cứu này đều có dấu hiệu lo lắng và trầm cảm tăng lên do các triệu chứng của thoái hóa khớp.

+ Giảm năng suất làm việc

+ Chứng vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa khớp có thể làm hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là ở đầu gối. Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh thể canxi chuyển động, gây ra các cơn đau cấp tính.

Nhiều người thường phải nghỉ phép vài ngày trong năm do cơn đau mạn tính. Viêm khớp cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn như:

- Công việc nhà

- Nấu ăn

- Mặc đồ

Nhìn chung, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường nếu được điều trị. Tuy nhiên, những người bị thoái hóa khớp vẫn cần hỗ trợ cho những công việc nhỏ hàng ngày.

Thoái hóa khớp háng - Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng điều trị bệnh

Các biến chứng thoái hóa khớp khác gồm:

Hoại tử xương.

Gãy xương do áp lực

Chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp.

Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp.

Dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống do thoái hóa khớp ở cột sống.

5. Cách phòng và điều trị thoái hóa khớp háng

Chữa bệnh cần phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn phương pháp phù hợp với sức khỏe của bản thân, tình trạng tổn thương khớp nặng nhẹ. Hiện có rất nhiều cách trị thoái hóa khớp háng được bệnh nhân áp dụng và bác sĩ chỉ định.

+ Chữa bệnh bằng thuốc dân gian:

Với ưu điểm là sử dụng các loại thảo dược lành tính, dễ kiếm xung quanh nhà, nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp háng đã “săn lùng” mẹo dân gian và tiến hành điều trị. Trong đó phổ biến nhất là các mẹo:

Sử dụng mật ong và bột quế: Lấy 1 thìa cà phê bột quế, 2 thìa mật ong pha cùng 1 ly nước nóng, khuấy đều. Uống vào sáng và tối.

Cỏ xước: Dùng cỏ xước phơi khô, sắc cùng 500ml nước. Sắc còn 300ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

Tỏi: Dùng 40g tỏi bóc bỏ, thái lát mỏng rồi cho vào bình thủy tinh cùng 100ml rượu trắng. Ngâm 10 – 15 ngày khi rượu chuyển màu vàng nghệ là có thể uống.

Hạn chế của phương pháp này đó chính là hiệu quả tạm thời, chỉ giúp cải thiện các biểu hiện đau nhức ở giai đoạn nhẹ.

+ Thuốc tây y chữa thoái hóa khớp háng

Cách nhanh nhất để giảm đau, giảm co cứng khớp đó chính là sử dụng thuốc tây y. Thuốc vô cùng đa dạng từ thuốc uống đến thuốc tiêm với các nhóm chính gồm:

Nhóm giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen… cắt những cơn đau khớp háng đơn thuần.

Nhóm kháng viêm không steroid: Aspirin, Ibuprofen, Indomethacin… vừa có tác dụng giảm đau, vừa chống viêm sưng tại khớp.

Nhóm giãn cơ: Mydocalm, Myonal… chống co cứng, giúp việc co duỗi nhẹ nhàng, linh hoạt hơn.

Các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: bổ sung glucosamine, chondroitin, peptan… giúp tái tạo sụn khớp, tăng cường hoạt dịch giúp bảo vệ khớp háng.

Mặc dù cho tác dụng nhanh nhưng thuốc tây y có hạn chế là dễ gây nhờn thuốc, tương tác thuốc và tác dụng phụ nếu dùng không đúng liều lượng, lạm dụng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa khớp háng:

Trị liệu bảo tồn bằng các phương pháp trị liệu vật lý hiện được nhiều bệnh nhân áp dụng và chuyên gia đánh giá cao. Các cách này dùng tác nhân vật lý, nhân tạo giúp tác động vào phần khớp háng bị tổn thương kích thích sản sinh hoạt dịch bôi trơn, làm chậm quá trình lão hóa, giảm đau viêm.

Thoái hóa khớp háng - Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng điều trị bệnh

Nhiệt trị liệu: chiếu hồng ngoại, tắm bùn khoáng, chườm ngải cứu…

Điện trị liệu: dòng xung điện, sóng ngắn, siêu âm…

+ Phẫu thuật trị bệnh thoái hóa khớp háng:

Mục đích của phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh đó chính là giúp cải thiện khả năng vận động, loại bỏ tổn thương tại khớp háng. Các phương pháp phẫu thuật gồm:

Cắt bỏ xương được thực hiện để ngăn chặn quá trình hình thành gai xương cũng như các biến chứng tại xương khớp háng.

Phẫu thuật tái tạo bề mặt hông: Bề mặt sụn khớp bị tổn thương sẽ được loại bỏ, thay thế bằng kim loại. Đây là phương pháp được áp dụng nhằm trì hoãn phương pháp thay toàn bộ khớp.

Thay khớp háng nhân tạo: Cắt bỏ chỏm xương đùi và ổ cối của xương chậu thay thế bằng khớp háng nhân tạo giúp vận động dễ dàng, ít bị đau nhức như trước.

Phẫu thuật thoái hóa khớp háng là phương pháp cuối cùng, được chỉ định trong trường hợp các phương pháp nội khoa không mang lại tác dụng. Người bệnh có thể lựa chọn mổ thông thường hay ít xâm lấn tùy vào tình hình kinh tế của gia đình. Ngoài ra, mọi người cũng nên cân nhắc, bởi phẫu thuật có thể xảy ra rủi ro như nhiễm trùng hay tái phát lại bệnh.

+ Điều trị bệnh thoái hóa khớp háng bằng thuốc nam

Áp dụng các phương pháp cổ truyền để trị thoái hóa khớp háng đang là xu hướng hiện nay thay vì tây y. Thuốc nam sử dụng các thành phần thảo dược tự nhiên, gia giảm theo tình trạng sức khỏe, cơ địa của người Việt nên an toàn, đảm bảo.

Đặc biệt, thuốc nam cho hiệu quả sâu, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh từ bên trong theo cơ chế Y học cổ truyền. Tác dụng mang lại đó là trừ tà khí, phục hồi sụn khớp bị hư hỏng, tăng cường chức năng tạng phủ, cải thiện sức đề kháng.

Hạn chế của thuốc nam đó là cần kiên trì dùng đúng liều lượng, chỉ dẫn mới cho hiệu quả. Bên cạnh đó các bài thuốc đều ở dạng thô cần phải đun sắc tốn khá nhiều thời gian. Khắc phục vấn đề này, một số đơn vị đã cải tiến, tối ưu thuốc thành dạng cao, viên hoàn mang lại sự tiện lợi cho người bệnh thoái hóa khớp háng

+ Điều trị bệnh thoái hóa khớp háng bằng thực phẩm chức năng Bi-Jcare của Mỹ.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp điều trị thoát vị đĩa đệm và nguồn gốc xuất xứ cũng đa dạng. Các bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên chọn hàng nhập khẩu. Nếu có thể bạn nên yêu cầu xuất hóa đơn đỏ là tốt nhất.  Sản phẩm bạn nên tham khảo Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ.

Bi-Jcare là một bước đột phá mới trong điều trị các bệnh lý về khớp. Đây là một công thức hoàn hảo nhất để chăm sóc sức khỏe xương khớp. Bi-Jcare đã được BNC medipharm Công ty Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và được Bộ Y Tế cấp Visa và cho phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm bổ xương khớp của Mỹ giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Thành phần của Bi-Jcare: Glucosamin, Chondroitin sulfat, Methyl sulfonyl methane, Hyaluronic Acid ( hoạt chất vàng cho khớp), Collagen Type II (UC II), Boswellia Extract, bột rễ gừng,… giúp xương khớp hết đau, tăng khả năng vận động và ngăn ngừa bệnh tiến triển, giúp điều trị cách bệnh lý về khớp.

Hãy để Bi-Jcare chăm sóc, bảo vệ xương khớp cho bạn và người thân.

Bi-Jcare

✔ Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.

✔ Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ...

✔ Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.

✔ Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

✔ Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;

✔ Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.

✔ Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ...

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Jcare - Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà

+ Bài tập chữa thoái hóa khớp háng:

Cùng với sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng, các thói quen hàng ngày, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ việc làm vô cùng quan trọng giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp háng đó chính là tập luyện. Rất nhiều bài tập được khuyến khích cho bệnh nhân bao gồm:

Bài tập kéo gối: Người bệnh nằm ngửa trên thảm, co 2 gối vào ngực dùng tay kéo đầu gối áp sát thân người đến khi cảm nhận được sự căng giãn tại phần hông, đùi. Trường hợp thấy đau cần nới lỏng bớt. Lặp lại khoảng 20 lần.

Bài tập ngồi căng giãn: Ngồi thả lỏng trên thảm, sàn sau đó thu chân lại sao cho 2 lòng bàn chân áp sát nhau. Dùng tay từ từ kéo chân vào trong khớp háng cảm nhận sự căng giãn. Lặp lại động tác này 15 – 20 lần.

Bài tập yoga tư thế vũ công: Đứng thẳng đưa chân trái ra sau đồng thời dùng tay trái nắm lấy mu bàn chân. Chân phải cố gắng giữ nguyên, đưa tay phải và người nghiêng về phía trước, tay trái kéo căng chân. Cố gắng giữ tư thế này trong khoảng 5 giây, trở về vị trí ban đầu rồi đổi bên.

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận