Thoái hóa khớp – Bệnh lý ở người già đang trẻ hóa

Chủ đề: Thoái hóa khớp – Bệnh lý ở người già đang trẻ hóa

MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, chúng ta thường nghe ông, bà, cha, mẹ, những người cao tuổi than phiền bị đau lưng, mỏi gối, nhức mỏi chân tay… nhất là vào mùa lạnh, đó là những dấu hiệu của bệnh xương khớp chúng ta hầu như ai cũng nghĩ bệnh liên quan tới hệ thống xương khớp hầu như là gặp ở những người cao tuổi vì nhóm người này có nhiều khả năng gây nên bệnh xương khớp. Thế nhưng bệnh lý này có thể ở cả những người đang ở độ tuổi xương chắc khỏe nhất khiến cho không ít người gặp trở ngại trong sinh hoạt và lao động. Căn nguyên của vấn đề này là ở đâu và làm sao để cải thiện hệ xương khớp cho những người trẻ đã và đang gặp vấn đề. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi đã trân trọng mời đến chương trình chuyên gia:

Thoái hóa khớp – Bệnh lý ở người già đang trẻ hóa

Rất cảm ơn sự có mặt tại trường quay của 2 chuyên gia, để bắt đầu trò chuyện về chủ đề của chương trình ngày hôm nay sẽ là một phóng sự mà chúng tôi đã thực hiện, xin mời 2 CG và quý vị khán giả cùng theo dõi.

Bệnh lý cơ xương khớp là vấn đề sức khỏe đang được thế giới rất quan tâm, vì quy mô lớn và hệ quả nghiêm trọng mà bệnh mang lại cho cộng đồng. Bệnh không biểu hiện nguy kịch như những bệnh về tim mạch, hô hấp hay ung thư… và hiếm khi gây tử vong, nhưng tần suất của bệnh lại cao nhất, và cũng đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và mất sức lao động ở người cao tuổi.

Thế nhưng hiện nay, thống kê cho thấy, tình trạng thoái hóa khớp ngày càng trở nên phổ biến ở người mới 35 tuổi, thậm chí trẻ hơn. 
Theo Hội Thấp khớp học Mỹ, tuổi bị thoái hóa khớp đang bị trẻ hóa một cách đáng sợ. Có đến 12% dân số Mỹ trong độ tuổi 25 - 75 có biểu hiện lâm sàng và triệu chứng của thoái hóa khớp. 

Lý giải nguyên nhân bệnh xương khớp ngày càng được trẻ hóa, các bác sĩ chuyên khoa Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong điều kiện làm việc hiện nay, hầu hết tất cả các công việc đều có máy móc, phương tiện hỗ trợ nên các bạn trẻ ít vận động hơn. Việc hạn chế vận động, gây ra béo phì, không chỉ khiến khớp mà mức độ lão hóa của nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ diễn ra sớm hơn.

PV: Tính chất của công việc khiến tôi thường xuyên phải ngồi một chỗ để làm việc, ít có thời gian vận động do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu. Có lẽ do thói quen này mà gần đây, tôi thường xuyên bị đau lưng, những hôm trở trời thì đau kinh khủng, nhiều khi không đứng được dậy, phải nhờ người trợ giúp. 

Bệnh lý xương khớp gây khó khăn trong vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp là việc làm hết sức cần thiết không chỉ riêng người già, mà còn là việc làm vô cùng thiết thực với người trẻ hiện nay.
MC: Thưa bác sĩ, Trên tay MC lúc này có số liệu nghiên cứu bước đầu từ một nhóm nghiên cứu về các bệnh cơ xương khớp thường gặp tại TP HCM  như sau: Người trên 35 tuổi tần suất chung của thoái hóa khớp là 30%, những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng (43%) và khớp gối (35%). Tỷ lệ đó là 60% đối với người trên 65 tuổi và 85% đối với người trên 80 tuổi. Cùng với đó khoảng 23-29% phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi có triệu chứng loãng xương, tỷ lệ này tương đương với các nước Âu Mỹ.

Thưa bác sỹ, bác sỹ nghĩ sao về những con số này? Và bác sỹ có thể kể tên một số bệnh lý về xương khớp thương mắc phải được không ạ?

Các số liệu này cho thấy quy mô của bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam tương đương với các nước khác trên thế giới. Bệnh cơ xương khớp không phải là bệnh nguy hiểm chết người nhưng là nguyên nhân gián tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Chính vì thế việc chăm sóc và bảo vệ xương khớp nên được quan tâm hàng đầu, nhất là đối với người già.

Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp:

Viêm xương khớp: là tình trạng khi các khớp trở nên đau và cứng, thường gặp ở đầu gối, háng và xương sống. Tình trạng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như: chấn thương hoặc từ bên trong như bị di truyền, nhiễm trùng, chuyển hóa của bệnh gout. Khi mắc phải các chứng viêm khớp này, người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện như: Sưng nóng, đỏ, đau, cứng khớp.

Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy như là: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng. Viêm khớp lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế.

Thoái hóa khớp, cột sống là kết quả của việc thoái hóa do nhiều yếu tố tác động hình thành trong một quá trình dài gây ra. Đĩa đệm chèn giữa các xương bị giòn và nứt nẻ do sự thoái hóa kéo dài và không kịp chữa trị, hình thành khe hở cho nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.

Đồng thời khi đó, các dây chằng giảm dần độ đàn hồi, bị giòn, cứng, phình to, chất vôi lắng đọng bên trong gây chèn ép các rễ thần kinh sinh ra các cơn đau kéo dài cho người bệnh làm mất khả năng đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Thoái hóa hệ thống xương cột sống thường xảy ra tại hai vị trí là cột sống cổ và cột sống lưng, chính vì vậy cần có các bài tập thích hợp để tăng sự dẻo dai cho cột sống.

Thoái hóa khớp đầu gối: Là nơi bị cơ thể dồn toàn bộ trọng lượng xuống nên khớp gối cũng là nơi thường gặp phải các thương tổn nhiều nhất cùng với việc phải đi lại, hoạt động nhiều và thường xuyên sẽ gây tổn thương sụn khớp. Khi đó bề mặt của khớp bị mất dần khiến cho chức năng của khớp tiêu giảm dẫn đến khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày và gây đau nhức, nhất là trong thời tiết lạnh.

Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, dẫn đến các chứng đau về thần kinh. Các triệu chứng điển hình có thể thấy như đau cột sống cổ, lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay, đau chẩm gáy, tê tay... Nếu những cơn đau này tiếp tục mà không thăm khám và điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt.

Thoái hóa khớp – Bệnh lý ở người già đang trẻ hóa

MC: Qua phóng sự vừa xem qua một phóng sự mở đầu thì dường như bệnh lý xương khớp thường gặp chỉ còn là nỗi lo của người già nữa  mà đang xẩy ra tình trạng sự trẻ hóa trong độ tuổi bệnh nhân bị xương khớp. Xin bác sỹ cho biết lý do vì sao?

Cuộc sống hiện đại với nhiều thói quen, lối sống có hại chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh xương khớp ở người trẻ tuổi, chủ yếu là do sai tư thế khi làm việc, đặc biệt là những người phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên, lái xe đường dài… và những người làm việc quá sức. Cộng thêm với tình trạng béo phì, thừa cân và ít vận động khiến tình trạng bệnh ngày thêm tăng nặng.

MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, vậy bác sỹ có thể kể tên một số bệnh xương khớp thường gặp nhất ở người trẻ tuổi hiện nay được không?

- Thoái hóa khớp

- Thoát vị đĩa đệm

- Giãn dây chằng

Bệnh xương khớp phổ biến nhất của người trẻ là:

- Sử dụng Smartphone quá nhiều gây ra bệnh lý “ngón tay cò súng”

- Sử dụng máy tính quá nhiều và hội chứng ống cổ tay

- Thừa cân, béo phì và nguy cơ thoái hóa khớp

MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở người trẻ đó là tình trạng đau lưng, tuy nhiên đa số cho rằng đau lưng, thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm là một. Vậy bác sỹ có thể chia sẻ rõ hơn về căn bệnh này để khán giả có thể phân biệt được với các chứng bệnh khác không?

- Bình thường chúng ta có 24 đốt sống có thể cử động (từ cổ đến thắt lưng), giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm.

- Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo (gelatin). Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động uyển chuyển và làm giảm sóc của cơ thể.

- Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

- Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

- Thoát vị cũng có thể không nhận biết được khi không có triệu chứng vì nó không gây đè ép vào rễ dây thần kinh.

Thoái hóa khớp – Bệnh lý ở người già đang trẻ hóa

MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, như phân tích của Bs thì thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thương gặp ở người trẻ. Và như quan sát của tôi trong đời sống hàng ngày thì quả thật có khá nhiều anh chị em đồng nghiệp, người quen có than phiền vì họ mắc phải bệnh lý này. Vậy xin được hỏi Bác sỹ, những đối tượng nào thì dễ có nguy cơ bị mắc bệnh này? Và chuẩn đoán bệnh này như thế nào?

Đối tượng: Người hay mang vác nặng, người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống… người ngồi làm việc không đúng tư thế…

Dấu hiệu: Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay…
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau cột sống và đau rễ thần kinh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi.

Người bệnh còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng
Vậy tiến trình thoát vị đĩa đệm nó diễn ra như thế nào thưa BS, BS có thể giải thích một cách cặn kẽ hơn được không ạ.

Tiến trình thoát vị đĩa đệm chủ yếu là ở thắt lưng L3-L4, tiến trình này tôi xin được giải thích bằng hình ảnh như sau:

Thoát vị đĩa đệm L3 – L4 là tình trạng thoát vị khá phổ biến ở vùng thắt lưng của bệnh nhân. Khi bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí này, người bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn: 

1.Giai đoạn biến dạng: Đây là giai đoạn mà đĩa đệm bắt đầu có những thay đổi về hình dạng, cấu trúc. Bệnh nhân thường chỉ cảm nhận được những cơn đau nhức thông thường, các dấu hiệu tê chân nhẹ. 

2.Giai đoạn lồi đĩa đệm: Bao xơ bị suy yếu nhiều, có vết rạn nhưng chưa rách. Phần nhân nhầy có xu hướng lồi ra ngoài. Đĩa đệm bắt đầu phình to khá rõ nét. Tình trạng đau nhức không rõ ràng, xuất hiện những cơn đau tê âm ỉ.

3.Giai đoạn rách bao xơ: Thương tổn trên bao xơ bắt đầu trầm trọng hơn và dẫn đến rạn, rách ở bao xơ, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức do các dây thần kinh cột sống bị chèn ép khá nhiều. Cảm giác đau tê cũng bắt đầu lan rộng ảnh hưởng sinh hoạt, đời sống.

4.Giai đoạn biến chứng: Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3 nếu không can thiệp và điều trị tích cực sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng không mong muốn, cơ thể cũng bắt đầu có những biến chứng do tình trạng chèn ép gây ra như teo cơ, ảnh hưởng vận động, đau nhức dữ dội, nguy cơ liệt vĩnh viễn.

MC: Do nhiều thói quen sinh hoạt của xã hội hiện nay, thì những bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đêm hay thoái hóa đốt sống cổ, hay giãn dây chằng, đau lưng đúng không ạ. Và điều quan tâm hiện nay là với những bệnh lý này có thể chữa được hay không và hiện tại thì phương pháp điều trị tiến tiến và hiện đại nhất là phương pháp gì?

- Các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc:

Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc giúp giảm đau như paracetamol có thể được dùng để điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Nếu bạn thấy những loại thuốc giảm đau này không hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được kê một số loại thuốc giảm đau khác.

Ưu và nhược điểm của việc điều trị cơ xương khớp bằng thuốc: Điều trị bằng thuốc có thể đem lại tác dụng nhanh, người bệnh được điều trị phù hợp với căn bệnh của mình. Các loại thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế là nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Vật lý trị liệu: Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị một liệu trình vật lý trị liệu giúp bạn vượt qua những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp.

Ưu và nhược điểm của việc điều trị cơ xương khớp bằng vật lý trị liệu: Phương pháp này có hiệu quả kéo dài hoặc thậm chí có những bệnh còn khỏi hẳn sau khi tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, việc điều trị bằng phương pháp này còn giúp bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh cần phải có sự kiên nhẫn bởi thời gian điều trị thường kéo dài và phải tuân thủ nghiêm túc chế độ sinh hoạt, làm việc và chế độ dinh dưỡng.

Thoái hóa khớp – Bệnh lý ở người già đang trẻ hóa

Phẫu thuật viêm khớp: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các khớp bị tổn thương nghiêm trọng, gây đau đớn dữ dội nhưng những biện pháp điều trị khác không có hiệu quả. 

Ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật có thể giúp giảm cơn đau, làm giảm sự tiến triển của bệnh và giúp bạn sinh hoạt thuận tiện hơn. Tuy nhiên, mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật nhưng nguy cơ biến chứng vẫn còn. Vì vậy, trong quá trình khám, bạn nên đặt ra các câu hỏi về biến chứng sau phẫu thuật để có thể lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bằng Đông y: Hiện nay, người bị cơ xương khớp tìm đến các liệu pháp điều trị có nguồn gốc thiên nhiên như Đông dược, thực phẩm chức năng, lá mật gấu, lá bưởi, chườm nóng lạnh, xoa bóp… 

Ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng Đông y: Phương pháp này không phải có hiệu quả với tất cả mọi người bởi nó phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Ngoài ra, phương pháp này đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện nhưng không chắc đem lại kết quả cao.

- Kết hợp sử dụng các sản phẩm có chứa các hoạt chất tốt cho sụn khớp với các hoạt chất như: Glucosamine, Boswellia Extract, Collagen type II, Methylsulfonylmethane, Chondroitin sulfate, Ginger root, Hyaluronic acid,…

MC: Liệu rằng việc sử dụng những sản phẩm kết hợp hay còn gọi là thực phẩm chức năng nó có tác động như thế nào đến hệ xương khớp ở người trẻ, có hiệu quả không ạ?

Các bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ xương khớp để bù đắp lại sự thiết hụt của các dịch nhầy bị chảy ra, ngăn cho các dịch nhầy này không chảy ra và ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Glucosamin (là thành phần cấu tạo nên sụn và đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan), ngoài ra còn có Chondroitin sulfat (có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic), Methyl sulfonyl methane (MSM) (nguồn bổ sung sulfur tự nhiên, đặc biệt khi cơ thể không được cung cấp đủ giúp phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. MSM tác dụng như một dẫn chất cộng hưởng với tác dụng của Glucosamine và Chondroitine có khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe ở người bị ốm.)

Hyaluronic Acid: là thành phần quan trọng  trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều, để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp – Bệnh lý ở người già đang trẻ hóa

Collagen Type II tự nhiên: Đây là một dạng collagen Type II không biến tính (với tên gọi khác là phức hợp UC-II) là thành phần chính của sụn khớp chiếm 90% các sợi collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt. Collagen type 2 thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp...
Bột rễ gừng: là một loại thảo dược chống viêm mạnh mẽ và gần đây đã có nhiều quan tâm đến việc sử dụng nó cho các vấn đề về khớp, đặc biệt là thấp khớp.

MC: Để tìm hiểu thêm về những cơ chế tác động lên hệ xương khớp ở những người bị các bệnh lý về xương khớp, mời quý vị theo dõi tiếp một đoạn phim khoa học sau đây:

Thoái hóa khớp thực chất là quá trình thoái hóa sụn, từ đó dẫn tới các quá trình bào mòn, tổn thương, viêm, khô khớp… Thoái hóa khớp có thể ở một, vài hoặc nhiều vị trí, đặc biệt ở gối, bàn tay, háng, cột sống, ngón chân, gây nên những hậu quả nguy hiểm như: thoát vị đĩa đệm, vôi hóa đốt sống, xương “mọc” gai, thậm chí dẫn đến tàn phế. Chính vì thế, để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này, cần bổ sung hoạt chất nuôi dưỡng sụn khớp, khắc phục những hư tổn của sụn khớp, cụ thể là Glucosamin.

Theo như nghiên cứu thì Glucosamin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. Vì  những người bị các bệnh về xương khớp thường bị thiết hụt nhiều lượng glucosamin, vì thế glucosamin có thể giúp chúng ta chống lại căn bệnh này một cách hiệu quả. Glucosamin kích thích tế bào sụn sản sinh ra thành phần thiết yếu của sụn khớp là Proteoglycan, đồng thời glucosamin còn ức chế một số tác nhân gây tổn hại sụn như các men collagenase, phospholinase…

Glucosamin kết hợp với Chondroitin, Collagen type 2 làm tăng tính bền vững và tính đàn hồi cho sụn khớp do có tác dụng làm tăng tính bền vững của collagen, ngoài ra chondroitin cũng kích thích sản sinh thành phần thiết yếu của sụn khớp là Proteoglycan, vì vậy giúp phục hồi sự khoẻ mạnh của các khớp xương đã bị tổn thương, giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả thoát vị đĩa đệm

MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, chúng ta vừa xem một phóng sự khoa học về các hoạt chất tốt cho sụn khớp. Chắc hẳn sau khi xem phóng sự này, rất nhiều khán giả có chung một thắc mắc rằng: Chúng ta có thể tìm thấy những hoạt chất này ở đâu? Và bổ sung các hoạt chất này với hàm lượng như thế nào để đạt được mục đích sử dụng?

Glucosamin được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể, nhưng khả năng tổng hợp này giảm dần khi tuổi càng cao. Chế phẩm glucosamin được chiết xuất từ mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm. Glucosamin được sử dụng rộng rãi cho bệnh viêm khớp mạn tính và thoát vị đĩa đệm…

Kết hợp glucosamin với bromelain, chondroitin sulfat hay collagen type 2 có thể tăng cường tác dụng của glucosamin đối với thoái hóa khớp. Glucosamin thường kết hợp với chondrotin sulfate, một phân tử cũng hiện diện tự nhiên trong các sụn. Chondrotin tạo tính đàn hồi cho sụn và được tin là ngăn ngừa sự phá hủy của sụn bởi các enzym.

Về hàm lượng dùng: Trên thị truờng có nhiều loại glucosamin với hàm lượng rất khác nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu, người ta sử dụng tổng liều 1200 – 1500 mg glucosamin thường chia 3 lần/ngày. Ngoài ra, nếu kết hợp với chondroitin thì liều được khuyên dùng là 1200mg chia 3 lần/ngày. 

Bi-Jcare

Sản phẩm Bi – JCare với công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp: Glucosamine hàm lượng 1500mg, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể…

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: TPCN: Bi-Jcare - Bổ Xương Khớp, Tăng Cường Sức Khỏe Xương Khớp - Lọ 120 viên

 

MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, thưa quý vị và các bạn, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, chính vì thế, MC nghĩ rằng các quý vị khán giả cũng như MC rất mong muốn được nghe lời khuyên từ bác sỹ dành cho người trẻ, đó là làm thế nào để có thể phòng tránh được các bệnh về xương khớp?

Phòng thoát vị đĩa đệm:

Đối với người làm nghề ngồi, đứng, cúi lâu, sau 1 giờ cần nghỉ, thay đổi tư thế. Sáng dậy tập thói quen xoa bóp toàn thân.

Lao động vừa sức mình. Với các vật nặng, nhất thiết phải được khiêng bởi nhiều người hoặc sử dụng máy móc, xe nâng thay thế.

Không sử dụng lực cơ học đột ngột mà phải san sẻ lực từ từ, phân chia công việc từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao.

Tư thế lao động đúng là tư thế cột sống thẳng, kể cả khi mang vác những vật nhẹ, khi bưng bê, khi thực hiện các công việc trong sinh hoạt như, giặt giũ, bế trẻ em, thậm chí là lái ô tô…

Tiếp nữa là có chế độ làm việc hợp lý, để điều hòa sự “lao động” và hồi phục của đĩa đệm. 

Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng…

Nếu ví cơ thể con người là một ngôi nhà thì hệ cơ xương khớp chính là khung của ngôi nhà đó, muốn cho ngôi nhà vững chãi, kiên cố thì nhất thiết phải có một bộ khung chắc chắn. Vì thế con người cần phải có một hệ cơ xương khớp thật khỏe bằng cách chăm sóc đúng ngay từ khi còn trẻ đúng không ạ. Và ngay bây giờ sẽ là thời lượng dành cho những câu hỏi của khán giả gửi về cho chương trình. Xin mời câu hỏi đâu tiên.

MC: Và tiếp theo chúng ta đến với phần câu hỏi của khán giả gửi về chương trình:

Câu hỏi 1: Tôi năm nay 25 tuổi. Tôi bị đau nhức ở đầu các ngón chân, đau liên tục. Xin bác sĩ cho tôi biết có phải tôi bị bệnh xương khớp không ạ? Và nó có nguy hiểm không?

Các nguyên nhân đau nhức các đầu ngón chân do:

- Do bệnh gút: Bệnh gút là do acid uric trong máu tích tụ tại các khớp và gây đau nhức. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra đau khớp ngón chân và những biến chứng nặng nề khác.

- Chấn thương: Khi gặp các chấn thương do tai nạn, chơi thể thao, khớp và các phần mềm quanh khớp sẽ bị tổn thương, dẫn đến viêm và gây đau khớp ngón chân.

- Do tính chất công việc: Những người làm việc trong môi trường thường xuyên mang vác nặng sẽ tăng áp lực lên bàn chân, ngón chân,… khiến cơ bắp xung quanh khớp yếu và lỏng lẻo, gây ra tình trạng viêm, đau nhức các khớp xương, trong đó có khớp ngón chân.

- Thoái hoá khớp ngón chân: Đây là chứng bệnh rất phổ biến ở những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thoái hóa khớp ngón chân có thể gây ra những cơn đau dữ dội và làm ảnh hưởng đến quá trình vận động.    

Trường hợp của bạn có thể là do thoái hóa khớp nhé.
Bệnh này nguy hiểm thì cũng không nguy hiểm lắm nhưng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận động và công việc hàng ngày. Nếu để lâu ngày không chữa sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như liệt vận động,…

Câu hỏi 2: Tôi năm nay 35 tuổi, thường xuyên bị đau lưng, có lúc đau lan sang cả hai vai. Tôi đi khám thì được chẩn đoán là mắc thoát vị đĩa đệm ở lưng. Xin hỏi, tôi nên điều trị bệnh như thế nào để không ảnh hưởng tới dạ dày? 

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm này. Trường hợp của bạn không muốn ảnh hưởng đến dạ dày thì lúc uống thuốc bạn nên uống sau khi đã ăn no là trường hợp thứ nhất. Hoặc bạn kết hợp uống thực phẩm chức năng Bi-Jcare với các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp và tập luyện như đi bộ, bơi, đạp xe là môn thể thao bạn nên tập. Giúp bạn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Câu hỏi 3: Tôi đau từ cổ xuống 1/2 lưng giữa xương sống và hai bả vai, buổi tối bị tê hai tay hơn năm nay. Tháng trước tôi khám ở bệnh viện, bác sĩ kết luận tôi bị "thoát vị đĩa đệm” tôi đã uống thuốc theo đơn của BS nhưng cảm thấy chưa thực sự an tâm. Liệu tình trạng của tôi có phải mổ không thưa Bs và có nguy hiểm không ạ.

Nếu trường hợp của bạn mà các bác sĩ trong bệnh viện không chỉ định phải mổ thì bạn có thể yên tâm. Trường hợp mà nặng thì chắc chắn bạn phải mổ rồi. Ngoài đơn thuốc của bệnh viện bạn nên tìm hiểu thêm các loại thực phẩm chức năng tốt cho sụn khớp về sử dụng kèm theo. Đồng thời bạn nên tập luyện nhẹ và vật lý trị liệu để bệnh thuyên giảm. Câu hỏi có nguy hiểm không: xin thư với bạn là nếu căn bệnh này để lâu không được điều trị cụ thể thì cũng khá nguy hiểm và gây liệt vận động không đi lại được đâu bạn nhé !

Cảm ơn những câu hỏi mà khán giả gửi về cho chương trình nhưng do thời lượng chương trình có hạn chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp tới từng khán giả thông qua hộp thư điện tử. Còn bây giờ sẽ là một số lưu ý dành cho chương trình ngày hôm nay.

Vâng thưa quý vị, sức khỏe của người già là niềm hạnh phúc của người trẻ vì vậy chúng ta cần dành nhiều thời gian và cập nhật thêm nhiều kiến thức để có thể chăm sóc tốt cho những người lớn tuổi trong gia đình trong đó có sức khỏe của hệ tim mạch, giúp họ sống vui, sống khỏe. 
Một lần nữa xin cảm ơn những tư vấn của 2 chuyên gia trong chương trình ngày hôm nay đã dành thời gian để mang đến những tư vấn hết sức hữu ích cho quý khán giả. Xin cảm ơn rất nhiều ạ. Còn đối với quý vị khán giả xin được nói lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình tiếp theo.

Viết bình luận