Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì - BNC medipharm

Bạn thỉnh thoảng bị khó thở, bạn đang phân vân với câu hỏi thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì? Khó thở là cảm giác chủ quan khó chịu của người bệnh do nhu cầu trao đổi khí của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ. Nếu khó thở diễn ra trong một thời gian ngắn và đột ngột với mức độ nặng thì cần làm xét nghiệm chẩn đoán. Nếu khó thở kéo dài và dai dẳng thì hầu như chắc chắn là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp hoặc tim mạch. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?

Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì

* Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì?

+ Viêm tiểu thiệt: do nhiễm trùng, biểu hiện giọng rung, “rè” khi thở, đau họng, khó nuốt, sốt, thường xảy ra ở trẻ 3 - 7 tuổi. Xử trí bằng kháng sinh, giảm viêm, phun khí dung khi cần thiết.

+ Béo phì: tăng cân quá mức, cân nặng càng cao, khó thở càng nhiều, nhất là khi vận động hoặc tư thế gập bụng. Cần ăn uống phù hợp như tăng ăn rau, giảm thức ăn béo, ngọt kết hợp tăng cường vận động.

+ Tắc nghẽn phổi mãn tính: ho, khạc đàm, thường khó thở sau khi thức giấc, phổ biến ở người hút thuốc lá nhiều và tiếp xúc với bụi công nghiệp. Cần trang bị phương tiện an toàn vệ sinh lao động tốt, nên bỏ hút thuốc lá.

+ Suy tim: thường kèm theo phù, gan lớn (gây đau tức dưới sườn phải), khó thở khi vận động, đi lại. Xử trí thông thường bằng thở oxy, thuốc trợ tim, lợi tiểu nhưng phải được theo dõi cẩn thận, phòng biến chứng và tác dụng phụ do thuốc. Cần kết hợp điều trị các nguyên nhân gây suy tim.

+ Thiếu máu: da xanh, gầy, dễ mệt, hoa mắt, công thức máu biểu hiện mức hemoglobin thấp, dung tích hồng cầu giảm, số lượng hồng cầu giảm. Cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp như tăng thành phần rau quả, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa trong khẩu phần hằng ngày, kèm theo một số thuốc sẽ được các thầy thuốc ghi toa giúp tăng tổng hợp hồng cầu, nâng cao thể trạng. Kết hợp điều trị nguyên nhân gây thiếu máu.

+ Viêm thanh quản cấp tính: do nhiễm trùng, ho nặng tiếng, khò khè, sốt, thường xảy ra sau khi bị cảm cúm và gặp ở lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh nhân cần đến khám và điều trị sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa để phun khí dung, giúp giảm cơn khó thở nguy kịch vì bệnh tiến triển nặng rất nhanh.

Nên phòng cảm cúm bằng cách chủng ngừa cho các bé khi đủ 6 tháng tuổi, tiêm đủ hai liều cách nhau một tháng và tiêm nhắc lại sau mỗi năm.

+ Viêm phổi: do nhiễm trùng phổi, triệu chứng gồm sốt, ho, đau ngực, khó thở, thở nhanh (người lớn nhịp thở trung bình 18 - 25 lần/phút, trẻ em 25 - 30 lần/phút, càng nhỏ tuổi nhịp thở càng nhanh). Khi nhịp thở tăng quá nhanh hơn nhịp bình thường là biểu hiện tình trạng bệnh lý hô hấp. Có thể khạc đàm trong, vàng hoặc xanh ở người lớn hoặc trẻ lớn (thường trên 5 - 6 tuổi). Cần đến khám sớm ở những cơ sở y tế để có thể chẩn đoán chính xác bệnh qua thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang tim, phổi và điều trị kịp thời bằng kháng sinh thích hợp. Nhiều người tự ý mua thuốc điều trị. Điều này hoàn toàn không đúng, rất nguy hiểm vì không thể dựa vào duy nhất triệu chứng ho để bắt bệnh.

+ Bệnh hen: cơn khò khè tái phát, ho, thở nhanh, co lõm ngực, liên sườn, có thể xuất hiện sau yếu tố làm dễ gây bệnh như hoạt động mạnh, cười, nói, khóc quá nhiều, hít khói bụi, nước hoa, lông chó mèo... Cần cho bệnh nhân được khám và chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời. Một số thuốc đặc trị và phun khí dung giúp bệnh nhân giảm khó thở và cắt cơn hen, nhất là khi phát hiện sớm.

Ở những trường hợp hen trung bình và nặng (khò khè, khó thở tái phát nhiều lần trong ngày, trong tuần) cần xịt thuốc chống viêm và giãn phế quản dự phòng theo chỉ định của thầy thuốc và không nên tự ý ngưng thuốc. Cần giữ ấm cơ thể (chú ý vùng cổ, ngực, nhất là vào lúc sáng sớm và khuya).

Cài đặt máy điều hòa phải phù hợp với từng đối tượng. Nhiều phụ huynh sợ bé lạnh nên giữ nhiệt độ phòng quá nóng (28 - 30OC) làm trẻ tiết mồ hôi nhiều càng dễ nhiễm lạnh. Không nên vừa dùng quạt cùng lúc với máy điều hòa nhiệt độ. Không cần thiết dùng thau nước đặt trong phòng để tăng độ ẩm. Tuy nhiên, cần uống nước ngay sau khi ngủ dậy để bù lượng nước tiêu hao làm niêm mạc hơi khô, họng khó chịu.

Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì

* Cách trị khó thở như thế nào?

+ Ăn gừng tươi: Ăn gừng tươi, hoặc thêm một ít gừng tươi vào nước nóng để uống, có thể giúp giảm khó thở viêm đường hô hấp. Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể hiệu quả trong việc chống lại vi-rút RSV, một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp.

+ Sử dụng quạt: Nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể làm giảm cảm giác khó thở. Việc cảm thấy lực của luống không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi. Cách điều trị đã được thấy là có hiệu quả trong việc giảm cảm giác khó thở. Tuy nhiên, việc sử dụng quạt không thực sự cải thiện khi triệu chứng là do một bệnh lý nền nào đó gây ra.

+ Thở sâu: Thở sâu đường bụng có thể giúp kiểm soát tình trạng khó thở. Để làm điều này ở nhà, bạn cần: nằm xuống, đặt hai tay lên bụng; hít vào thật sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí; nín thở trong vài giây; thở ra thật chậm qua miệngcho đến khi phổi hết không khí; lặp lại trong 5 đến 10 phút;

Bài tập này có thể được thực hiện vài lần trong ngày, hoặc mỗi khi bạn bị khó thở. Tốt nhất là giữ nhịp thở chậm, sâu và dễ dàng, hơn là thở nhanh.

+ Uống cà phê đen: Cà phê có thể được sử dụng điều trị tại nhà khi bị khó thở. Uống cà phê đen có thể giúp giải quyết tình trạng khó thở, vì chất caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự mệt mỏi của cơ ở đường hô hấp. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine có tác dụng cải thiện nhẹ chức năng hô hấp ở những người bị hen. Tác dụng này có thể đủ để làm họ dễ hít thờ hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nhịp tim. Tốt nhất là nên theo dõi lượng caffeine khi thử điều trị theo cách này, để đảm bảo bạn không bị say cà phê.

+ Tìm tư thế thoải mái và được nâng đỡ: Tìm một tư thế thoải mái và được nâng đỡ để đứng hoặc nằm có thể giúp một số người thư giãn và thở lại bình thường. Nếu thở gấp là do lo âu hoặc do gắng sức quá mức thì cách này đặc biệt hữu ích.

Những tư thế sau đây có thể làm giảm áp lực lên đường thở của một người và cải thiện hô hấp: ngồi cúi ra trước trên một chiếc ghế, tốt nhất với đầu tựa lên bàn; dựa vào tường để lưng được chống đỡ; đứng chống hai tay xuống bàn, để bớt trọng lượng lên chân;  nằm xuống với đầu và đầu gối được gối nâng đỡ.

Thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì

+ Hít hơi nước: Hít hơi nước có thể giúp làm thông mũi, giúp thở dễ dàng hơn. Hơi nóng và độ ẩm từ hơi nước cũng có thể làm tan chất nhầy trong phổi, giúp giảm sự thở.

Để hít hơi nước tại nhà, bạn cần: đổ đầy nước nóng vào bát; thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp; cúi mặt trên bát nước, dùng một chiếc khăn trùm qua đầu; thở sâu, hít hơi nước; Điều quan trọng là đảm bảo rằng nước đã hơi nguội sau khi vừa đun sôi. Nếu không, hơi nước có thể làm bỏng da.

+ Thở mím môi: Một bài tập thở khác có thể giúp giảm khó thở là thở mím môi. Thở mím môi giúp giảm khó thở nhờ làm chậm nhịp thở của người bệnh. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp khó thở do lo lắng.

Để tập thở mím môi ở nhà, bạn cần: ngồi thẳng trên ghế với vai thoải mái; ngậm hai môi vào nhau sao cho khoảng cách giữa hai môi nằm ở giữa; hít vào qua mũi trong vài giây; nhẹ nhàng thở ra qua môi đang mím trong khi đếm đến 4; hít thở và thở ra như vậy trong 10 phút.

Bạn có thể thử bài tập này mỗi khi cảm thấy khó thở, và làm lại nhiều lần trong ngày cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thỉnh thoảng bị khó thở là bệnh gì và cách xử lý ở nhà khi bị khó thở ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì và cách chữa trị ra sao

>>> Nguyên nhân tim đập nhanh khó thở và cách khắc phục

>>> TPCN: Bi-Q10 - Bổ tim mạch, chống xơ vữa động mạch - Lọ 100 viên

Viết bình luận