Thiểu năng tuần hoàn não là căn bệnh về thần kinh phổ biến hiện nay. Vậy thiểu năng tuần hoàn não là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lí khi tình trạng máu lên não không đủ khiến tế bào thần kinh không đủ năng lượng hoạt hộng ảnh hưởng đến cấu trúc, sự tồn tại và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Thiểu năng tuần hoàn não là 1 trong những nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết thiểu năng tuần hoàn não là gì và cách phòng bệnh ra sao.
* Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh khi lượng máu lưu thông lên não giảm xuống (thiếu máu não). Tình trạng này thường hồi phục hoàn toàn sau 24h và có xu hướng lặp lại nhiều lần, do não thiếu máu, thiếu oxy. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường gặp phải ở những người trên 40 tuổi, bệnh mắc ở nam nhiều hơn nữ, những người bị xơ vữa động mạch, lao động trí óc người mắc các bệnh béo phì, tăng cân đột ngột,… Đây là căn bệnh có diễn tiến lâu ngày và có thể gây ra biến chứng nặng nề, nhất là đột quỵ là nguy cơ cao nhất và chiếm đa số. Nếu không được phòng ngừa và chữa trị tốt, người bệnh còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng do suy hô hấp, phù não,…
* Đối tượng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Đối tượng bị thiếu máu não như trước kia chủ yếu trên 60 tuổi. Nhưng hiện nay gặp rất nhiều như học sinh ôn thi đại học, sinh viên, người ăn kiêng khem quá mức, người làm việc trí óc căng thẳng, người bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường v.v...
* Người trẻ và phụ nữ bị thiếu máu não: Do suy nghĩ nhiều áp lực về học tập, gia đình, phụ nữ còn bị kinh nguyệt. Ăn uống thất thường, ăn kiêng không khoa học diễn ra phổ biến, stress trong học tập, công việc, sinh hoạt mà không biết tự điều tâm.
* Tiểu đường: độ nhớt của máu tăng cao, gây vón hồng cầu hoặc kết tập tiểu cầu gây nghẽn tắc mạch máu lên não; hơn nữa tốc độ lão hoá nhanh, tình trạng xơ vữa động mạch máu lớn và cả ngoại biên xảy ra làm hẹp lòng mạch gây hoại tử đầu chi mà còn thiếu máu lên não.
* Huyết áp cao: Thường người cao huyết áp lâu dễ bị suy thận và xơ vữa động mạch; mạch máu não là vùng chịu ảnh hưởng của áp lực động mạch cao nên dễ bị xơ vữa và nếu huyết áp càng cao thì biến chứng xơ vữa động mạch càng lớn, nó gây hẹp lòng mạch, gây giảm độ đàn hồi của thành mạch, cản trở máu nuôi não
* Huyết áp thấp: có hai thể tiên phát và thứ phát (nhịp nhanh và nhịp tim chậm) khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ dẫn đến thiếu máu não. Huyết áp thấp thường gặp ở người có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ, mất máu đột ngột nhiều… Đặc biệt, huyết áp thấp dễ xảy ra ở người bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường do đó nó liên quan trực tiếp tới thiếu máu não.
* Người cao tuổi: Quá trình não hóa gây xơ vữa động mạch cảnh, cổ và vi mạch tại não. Người già khi xung đột tâm lý gia tăng suy nghĩ, tăng nhu cầu máu lên não. Bên cạnh đó tim suy giảm, cung lượng tim không đủ cung cấp máu lên não. Ăn uống, hấp thu kém nên thiếu máu và dinh dưỡng. Đồng thời ở người cao tuổi thường kèm nhiều bệnh như huyết áp cao, tiểu đường…
* Biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não
+ Suy giảm trí nhớ: Nếu tình trạng bệnh diễn ra theo chiều hướng ngày một xấu thì người bệnh có xu hướng quên mất mọi người xung quanh, những sự việc mới xảy ra họ cũng có thể không nhớ nổi.
+ Rối loạn vận nhãn: Nhìn đôi, nhìn sang hai bên mờ hoặc có ám điểm kéo dài trong vài giây vài phút. Các triệu chứng này xảy ra đột ngột khi từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng. Có thể gặp ảo thị.
+ Các rối loạn vận động: Cảm giác hai chân như bị lấy đi đột ngột, không chóng mặt, không rối loạn ý thức, xảy ra khi ngửa đầu hoặc quay đầu đột ngột, gây thiếu máu thoảng qua ở cột tháp vùng hành não.
+ Rối loạn tính cách: Một trong những triệu chứng của bệnh đó là bệnh nhân rất dễ bị xúc động, dễ bị kích động, phản ứng thái quá với những sự việc xảy ra xung quanh, dễ cáu gắt, hành động bộc phát khó kiểm soát.
+ Suy giảm khả năng tư duy: Đối với những người mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não sẽ dẫn đến hiện tượng đau đầu khi phải suy nghĩ hay làm những công việc có liên quan đến trí óc. Khi phải đọc sách, tư duy hay cần tính toán lo gic họ thường có cảm giác đau đầu dữ dội và suy nghĩ không hiệu quả.
+ Chóng mặt và rối loạn thăng bằng: Cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc xoay tròn kiểu rối loạn tiền đình. Bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi chuyển tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột, làm cho bệnh nhân phải nằm nhắm mắt nằm im, hễ cử động là chóng mặt, buồn nôn. Các cơn chóng mặt kiểu này có thể chỉ ngắn vài phút, có khi lại kéo dài đến vài ngày.
+ Rối loạn về giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng, khó chịu, khó chữa. Các bệnh nhân thường mất ngủ, một số người lại rối loạn nhịp ngủ: ngủ được vào buổi tối nhưng nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật. Những bệnh nhân mắc căn bệnh này thường xuyên mất ngủ lúc nửa đêm, khó ngủ, khi tỉnh giấc thì rất khó ngủ lại, thường xuyên buồn ngủ nhưng giấc ngủ không sâu hay giật mình.
+ Nhức đầu: Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và rất thường gặp do hậu quả của rối loạn tuần hoàn hoặc thiếu máu. Đau sau gáy, vùng chẩm, đôi khi đau âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa bên đầu, nhất là khi phải tập trung suy nghĩ nhiều. Đôi khi bệnh nhân còn có thói quen xoa chán, bóp đầu… Thông thường những bệnh nhân mắc căn bệnh này thường xuyên phải trải qua những cơn đau, vùng đau thường được xác định là tại vai gáy, đỉnh đầu, sau đầu. Những cơn đau này thường xuất hiện vào nửa đêm hay rạng sáng, khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
+ Các triệu chứng khác có thể gặp: ù tai, giảm thính lực một bên hoặc hai bên thoáng qua, rung giật nhãn cầu, chóng mặt buồn nôn và nôn...
* Cách phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (có đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…), cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Trong cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
+ Khi đã được xác định bị thiểu năng tuần hoàn não
Cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ, nhất là chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc. Cần cho những thành viên trong gia đình biết về bệnh của mình, nhất là các bệnh có liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc.
Không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về, nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột, nhất là người cao tuổi bởi vì người cao tuổi bị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nếu liên quan đến bệnh của hệ thống tim mạch (tăng huyết áp) mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột làm não thiếu máu đột xuất sẽ rất dễ gây tai biến mạch máu não.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về thiểu năng tuần hoàn não là gì và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nếu những người đang bị thiểu năng tuần hoàn não nên bổ sung sản phẩm TPCN viên nén Super Power Neuro Max giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Mỗi thành phần trong TPCN Super Power Neuro Max có 1 chức năng khác nhau giúp cải thiện trí nhớ. Super Power Neuro Max được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ sẽ là lựa chọn cho bạn. Sự thành công của Super Power Neuro Max là do có sự kết hợp nhiêu thành phần giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hạn chế quá trình lão hóa, được chiết suất từ thiên nhiên như Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine và các thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin đều có mặt trong sản phẩm này. Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn.
Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max
Viết bình luận