Thiếu máu cơ tim nên ăn gì - BNC medipharm

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý về tim thường gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thiếu máu cơ tim nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Thiếu máu cơ tim là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Nó giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Những người bị thiếu máu cơ tim nên biết ăn uống sinh hoạt hợp lý để tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì

* Thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

Thiếu máu cơ tim nên bổ sung những thực phẩm dưới đây hàng ngày:

+ Chanh: Chanh có hàm lượng vitamin C cao là chất chống oxy hoá mạnh giúp cải thiện huyết áp và giảm viêm lòng mạch máu. Thêm vào đó, chanh giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giữ cho động mạch trở nên thông thoáng.

+ Gừng: Gừng là một phương thuốc hữu hiệu cho các động mạch bị tắc. Nó chứa các hợp chất như gingerols và shogaols rất có lợi ích tim mạch. Gừng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và làm giảm cholesterol tổng và ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo có hại. Nhìn chung, bệnh nhân thiếu máu cơ tim không hoàn toàn loại bỏ chất béo và chất bột đường nhưng khi dùng cần kiểm soát liều lượng ở mức độ cho phép. Tổng chất bột đường trong một ngày chỉ khoảng từ

+ Tỏi - Giúp giãn mạch, cải thiện tuần hoàn: Theo một nghiên cứu năm 2007 được thực hiện tại Đại học Alabama ở Birmingham, tỏi có thể giúp thư giãn các mạch máu lên đến 72%. Nó giúp giãn mạch và cải thiện tuần hoàn mạch vành, tăng cường lượng máu tới tim. Hơn nữa, tỏi làm giảm cholesterol xấu và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ do thiếu máu cơ tim.

+ Hạt tiêu - Giảm mỡ máu: Hợp chất capsaicin có trong hạt tiêu giúp ngăn ngừa hình thành cholesterol xấu, hay LDL. Điều này làm giảm cholesterol xấu trong máu, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến động mạch bị tắc, làm giảm lượng máu tới tim gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim. Nó cũng cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì

+ Hạt giống củ cải đường - Hiệu quả trong điều trị thiếu máu cơ tim: Bạn cũng có thể sử dụng hạt giống củ cải đường để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim do tắc hẹp mạch vành. Những hạt này có saponin có thể giúp làm giảm nồng độ của LDL cholesterol. Hơn nữa, lượng chất xơ cao trong loại hạt này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cholesterol xấu.

+ Gạo nấm men đỏ - Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn để giảm nguy cơ tái phát: Cơm nấm đỏ cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ bị đau tim bởi trong thành phần có monacolins tự nhiên giúp làm giảm mức cholesterol LDL. Hơn nữa, nó có chất phytosterol, beta-sitosterol, campesterol, stigmasterol, isoflavon và nhiều khoáng chất vi lượng rất tốt cho sức khoẻ tim mạch nói chung.

+ Quả lựu - Giàu chất chống oxy hóa: Loại quả này giàu chất chống oxy hoá, giúp bảo vệ hệ thống tuần hoàn khỏi sự oxy hóa gây hại, nguyên nhân tạo ra sự tích tụ mảng bám và các cục máu đông trong lòng động mạch. Hơn nữa, quả lựu kích thích sản xuất oxit nitric trong máu giúp giãn động mạch và điều chỉnh huyết áp.

+ Củ nghệ: Curcumin, thành phần chính tạo nên màu vàng của nghệ, có tính chống viêm và chống oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối (cục máu đông) và những nguy cơ do huyết khối gây ra, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bên cạnh đó, tinh dầu nghệ có thể làm giảm chỉ số cholesterol xấu (LDL cholesterol), để giảm sự tích tụ những mảng cholesterol trong lòng mạch. Nghệ cũng có thể thư giãn các mạch máu, giảm đau thắt ngực.

+ Chất xơ từ rau củ: Rau củ và trái cây chính là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào. Khi vào đến ruột, chúng sẽ hút phần cholesterol được tiết ra từ ruột và mật. Từ đó, cholesterol được đào thải ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, quá trình trao đổi mỡ trong cơ thể sẽ được thúc đẩy, hạn chế sự hình thành các mảng xơ vữa. Do đó, người bệnh thiếu máu cơ tim nên bổ sung chất xơ từ các loại rau củ vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì

+ Chất béo lành mạnh: Khi sử dụng chất béo để nấu ăn, hãy chọn chất béo không bão hoà đơn, điển hình là dầu ô liu. Bơ cũng là một nguồn chất béo không bão hòa đơn nên người bệnh thiếu máu cơ tim cũng có thể chọn lựa. Các chất béo không bão hòa đa và axit béo omega-3 cũng là những lựa chọn lành mạnh. Các chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong các loại hạt. Chất béo omega-3 được tìm thấy trong cá như cá ngừ và cá hồi. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh chất béo chuyển vị thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhẹ như bánh quy.

* Người thiếu máu cơ tim nên hạn chế ăn gì?

+ Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn giảm muối: Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao gây tổn thương mạch máu do đó làm tăng nguy cơ đau tim, bệnh mạch vành và đột quỵ. Giảm lượng muối trong thực phẩm là một phần quan trọng trong chế độ ăn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo ăn ít hơn 1.500 mg natri mỗi ngày, nhưng các nghiên cứu cho thấy người Mỹ tiêu thụ gấp đôi lượng hàng ngày. Các loại thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến như súp và các bữa ăn tối đông lạnh chiếm phần lớn lượng muối tiêu thụ, vì vậy bên cạnh việc giảm muối, mắm trong khi pha chế, người tiêu dùng cần nên hạn chế ăn những thực phẩm này.

+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Không chỉ ma túy mà các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tim mạch, làm suy giảm sức khỏe người bệnh thiếu máu cơ tim. Những thực phẩm kể trên có chứa chất kích thích thần kinh tim, làm tăng nồng độ triglyceride, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch, từ đó làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn cần cắt giảm hoàn toàn các đồ uống có cồn. Có thể chỉ cần dùng với một liều lượng vừa phải, chẳng hạn: 1 ly rượu vang mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới lại sẽ rất tốt cho tim mạch.

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì

* Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim

Tình trạng thiếu máu tại cơ tim xảy ra khi dòng máu di chuyển qua một hoặc nhiều động mạch vành của bệnh nhân bị suy giảm hoặc cản trở. Chức năng chính của hồng cầu trong máu là vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả tim. Chính bởi lưu lượng máu đến tim bị suy giảm đã làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ tim.

Thông thường, thiếu máu cục bộ cơ tim tiến triển chậm theo thời gian (do mảng xơ vữa tích tụ dần trong lòng động mạch). Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra nhanh ngay lập tức khi động mạch vành bị tắc đột ngột (do cục máu đông gây nghẽn mạch).

+ Những nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ cơ tim:

- Bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch): Mảng xơ vữa được tạo thành chủ yếu từ cholesterol, tích tụ trên thành động mạch, cản trở sự lưu thông máu. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu cơ tim.

- Cục máu đông: Các mảng xơ vữa có thể bị vỡ, tạo ra cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển trong lòng mạch máu và gây tắc mạch khi đi đến những đoạn hẹp, dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và làm khởi phát nhồi máu cơ tim.

- Co thắt động mạch vành: Sự co thắt tạm thời các cơ của động mạch vành làm suy giảm lưu lượng máu, thậm chí ngăn chặn dòng chảy của máu đến cung cấp oxy cho cơ tim. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu máu cục bộ cơ tim.

+ Những tác nhân gây khởi phát cơn đau thắt ngực:

- Ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim, những tác nhân sau đây nhiều khả năng sẽ gây khởi phát cơn đau thắt ngực: Vận động gắng sức; Sự căng thẳng; Nhiệt độ lạnh; Sử dụng cocain.

+ Những yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu cơ tim:

- Thuốc lá: Một trong những nguyên nhân làm xơ cứng thành động mạch. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

- Bệnh đái tháo đường: Đây là bệnh lý có liên quan mật thiết, làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim và hàng loạt các vấn đề về tim khác.

- Bệnh tăng huyết áp: Theo thời gian, tăng huyết áp có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tổn thương các động mạch vành.

- Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì dễ dẫn đến tiểu đường, cao huyết áp và làm gia tăng mức cholesterol trong máu.

- Lối sống tĩnh tại, lười vận động: Thiếu hoạt động thể chất, lười luyện tập thể dục thao tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì

- Mức cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao: Cholesterol và triglycerid là thành phần tạo ra mảng xơ vữa động mạch. Tình trạng tăng cao mức cholesterol xấu trong máu có thể do di truyền hoặc chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa.

* Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

+ Thay đổi lối sống:

- Việc thay đổi lối sống góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Dưới đây bạn nên tạo những thói quen tốt sau:

- Không hút thuốc

- Giảm căng thẳng, bớt mệt mỏi:

- Vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn

- Không bao giờ là quá muộn để thay đổi những thói quen xấu và xây dựng một lối sống tích cực

- Kiểm soát các bệnh lý liên quan: chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp cao và rối loạn mỡ máu.

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả.

- Duy trì cân nặng lý tưởng: Một số người luôn gặp vấn đề khó khăn trong việc giảm cân. Hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn giảm cân đúng cách

+ Sử dụng thuốc: Một số thuốc và nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị thiếu máu cơ tim, bao gồm: Aspirin; Nhóm nitrat; Nhóm chẹn beta; Nhóm chẹn kênh canxi; Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEi); Ranolazine (Ranexa). Việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất.

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì

+ Phẫu thuật: Đôi khi, việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim nghiêm trọng. Trong trường hợp này, phẫu thuật sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn:

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Đây là một loại phẫu thuật tim hở, sử dụng một đoạn mạch từ một bộ phận khác trong cơ thể để tạo ra một cành ghép, cho phép máu lưu thông xung quanh động mạch vành bị tắc nghẽn.

- Các phương pháp điều trị cơ học hiện đại: Đây là các phương pháp mới, được áp dụng khi tình trạng bệnh trở nên mãn tính, nghiêm trọng, các biện pháp khác không hiệu quả, bệnh nhân không đủ điều kiện tiến hành các thủ thuật.

- Nong và đặt stent: Bác sĩ sẽ đưa một đoạn ống thông rất mỏng vào phần hẹp trong động mạch bệnh nhân. Tiếp đó, một sợi dây và một quả bóng nhỏ được luồn vào khu vực hẹp này và bơm căng để mở rộng động mạch. Một cuộn dây lưới thép nhỏ (gọi là stent) được đưa vào bên trong để giữ cho động mạch mở.

+ Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bi-Cozyme hàng ngày bạn sẽ không còn nỗi lo cho bệnh thiếu máu cơ tim.

Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stant, can thiệp tim mạch, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa ...

Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch

Bi-Cozyme

Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.

- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch

- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.

- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…

Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến

VIDEO CÔNG DỤNG CỦA BI-COZYME

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết thiếu máu cơ tim nên ăn gì và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ  hữu ích với bạn và người thân.Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận