Thiếu máu cơ tim - Cách phòng ngừa và điều trị

Lối sống công nghiệp, ăn uống không điều độ, ít vận động đang làm cho số bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch tăng mạnh, nhất là tại các thành phố lớn. Độ tuổi mắc bệnh tim mạch thường ở 50 - 90 tuổi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bệnh ở độ tuổi trẻ hơn rất nhiều. Trong số đó, tỷ lệ bệnh nhân gặp phải bệnh lý thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ lớn.

Thiếu máu cơ tim - Cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh thiếu máu cơ tim hay còn gọi là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ thường gặp ở nữ ngoài 60 tuổi và nam giới ngoài 64 tuổi, Tuy nhiên xu thế mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, có nhiều trường hợp mới ngoài 30 tuổi đã bị bệnh thiếu máu cơ tim.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu cơ tim là căn bệnh gây tử vong cao nhất trên thế giới, ước tính khoảng 7,4 triệu người tử vong mỗi năm, chiếm hơn 13% số ca tử vong.

Còn tại Việt Nam, tỷ lệ người bị thiếu máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước 15-20%.

Đối với người trẻ, thiếu máu cơ tim ở nam cao gấp 3 lần nữ giới. Sau tuổi mãn kinh, do không còn sự bảo vệ từ hormone sinh dục nữ, tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ cân bằng trở lại.50% ca tử vong không có dấu hiệu báo trước. Thiếu máu cơ tim thầm lặng trong khoảng thời gian dài, bệnh nhân có thể có tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim. Các biến chứng của thiếu máu cơ tim rất nguy hiểm. Biến chứng cấp tính là những cơn nhồi máu cơ tim. Khi những mảng xơ vữa này bị nứt, vỡ ra sẽ khởi phát quá trình đông máu, dẫn tới hình thành cục máu đông ở trong lòng động mạch vành và gây tắc nghẽn đột ngột động mạch vành.

Đối với người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu của nhồi máu cơ tim là do xơ vữa động mạch diễn ra trong nhiều năm. Còn với người dưới 40 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là vì huyết khối trong lòng động mạch do stress, béo phì, nghiện thuốc lá trong nhiều năm liền. Bản thân cơ tim ở người trẻ tuổi chưa phải trải qua sự thiếu máu dần dần như ở người già nên không kịp thích nghi và bị hoại tử nhanh chóng. Bên cạnh đó, người trẻ thường chủ quan, không nghĩ mình mắc phải căn bệnh này nên càng dễ bị nguy hiểm đến tính mạng.

Việc phát hiện và điều trị sớm về bệnh thiếu máu cơ tim giúp cho người bệnh và gia đình giảm thiểu rủi ro mắc phải và góp phần điều trị hiệu quả.

MC: Xin kính chào quý vị khán giả của chương trình Hãy chia sẻ cùng chúng tôi. Thưa quý vị, Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, xu hướng trẻ hóa của bệnh ngày một gia tăng khiến chúng ta không thể không quan tâm tới căn bệnh này. Thủ phạm gây bệnh thiếu máu cơ tim là đâu và giải pháp nào mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt? Chương trình ngày hôm nay xin được đem đến cho quý vị những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia khách mời của chương trình . Xin được trân trọng giới thiệu:

Thiếu máu cơ tim - Cách phòng ngừa và điều trị

MC: Thưa BS, như phóng sự chúng ta vừa xem, có thể thấy thiếu máu cơ tim ngày càng trở thành bệnh phổ biến, đe dọa sức khỏe rất nhiều người. Để hiểu thêm về bệnh lý này, trước tiên xin được hỏi bác sỹ, thiếu máu cơ tim thực chất là như thế nào? Và đâu là những dấu hiệu có thể nhận biết, thưa BS?

Thiếu máu cơ tim hay suy vành - là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành - mạng lưới mạch máu bao quanh tim, nuôi dưỡng tim. Nếu không được tái tưới máu kịp thời, một vùng tim phía sau sẽ bị hoại tử hay được gọi là nhồi máu cơ tim. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh tim mạch.

Nhiều khảo sát cho thấy, dấu hiệu cảnh báo cơn thiếu máu cơ tim đến gần, trước khi nó xảy ra từ vài ngày, hoặc vài tuần. Đó là:

- Mệt mỏi bất thường lặp đi lặp lại trong nhiều ngày

- Cảm giác bồn chồn, lo lắng, càng đến gần ngày xảy ra biến cố sự lo lắng càng tăng cao.

Đây là 2 dấu hiệu xuất hiện trên 100% người bệnh. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác như: đau tê cánh tay trái; khó thở; buồn nôn đi kèm với đầy trướng bụng, khó tiêu; đau vùng ngực, đau vai hàm; chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ… là những dấu hiệu thường đi kèm theo. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện ở người này, nhưng lại không xuất hiện ở người khác. Tuy nhiên, khi bạn gặp phải 2 dấu hiệu chính và kèm theo trên 3 dấu hiệu không điển hình ở trên, bạn cần cảnh giác vì đó là cảnh báo cho thiếu máu cơ tim sắp xảy ra.

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi cơn đau ngực trái xuất hiện với các đặc điểm sau:

- Vị trí đau: đau ngực trái, đau có thể lan ra cánh tay hoặc bàn tay trái, thậm chí đau lan ra phía sau lưng.

- Tính chất cơn đau: đau xuất hiện khi gắng sức như làm việc nặng, leo cầu thang... hoặc khi xúc động mạnh. Ngoài ra cơn đau còn xuất hiện khi bạn ngủ, nghỉ ngơi, cơn đau tự phát sau khi làm việc nhẹ nhàng.

- Chu kỳ: không cố định.

- Thời gian: Nếu đau kéo dài trên 5 phút và lan ra ngực phải nên chú ý vì rất có thể đó là cơn đau do nhồi máu cơ tim.

MC: Đối tượng nào dễ mắc căn bệnh thiếu máu cơ tim này, thưa BS?

Trước đây bệnh thiếu máu cơ tim thường gặp ở các đối tượng như:

- Người cao tuổi.

- Người bị tăng mỡ máu.

- Những người có mạch máu bị xơ vữa.

Tuy nhiên, ngày nay bệnh nhân thiếu máu cơ tim xuất hiện ở nhiều đối tượng. Có những trường hợp không bị tăng mỡ máu, không có mạch máu bị xơ vữa nhưng vẫn bị thiếu máu cơ tim. Những trường hợp này được xác định là do họ bị stress nặng.

Vì thế, ngày nay những người trẻ làm việc quá nhiều và bị stress thường xuyên là đối tượng dễ bị thiếu máu cơ tim.

MC: Thưa bác sĩ, có thể thấy đây là bệnh lý rất nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim?

Để giúp quý vị khán giả hình dung rõ hơn tôi sẽ trình bày bằng những hình ảnh minh họa sau đây:

Thủ phạm gây bệnh thiếu máu cơ tim chính là các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa động mạch được hình thành chủ yếu là do tình trạng rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu). Các mảng xơ vữa được hình thành trong một quá trình dài, tích tụ nhiều năm chứ không phải một sớm một chiều trong thời gian ngắn. Một trong những thành phần quan trọng cần đề cập khi nhắc tới rối loạn mỡ máu chính là các loại mỡ máu xấu, tên khoa là học là LDL-Cholesterol và Triglycerid. Khi tỉ lệ các loại mỡ xấu này tăng cao trong máu sẽ tích lũy dần để hình thành các mảng xơ vữa cản trở sự lưu thông của dòng máu trong lòng mạch, các mảng xơ vữa này không chỉ xuất hiện ở mạch vành mà còn có thể xuất hiện ở bất cứ mạch máu nào trong cơ thể.

Thiếu máu cơ tim là tình trạng dòng máu đến cơ tim không được đầy đủ do các mạch máu nuôi dưỡng cơ tim (gọi là mạch vành) bị hẹp lại. Khởi phát ban đầu, lòng động mạch vành có thể là hẹp nhẹ, biểu hiện triệu chứng không rõ ràng, thoáng qua, người bệnh thường không để ý tới. Theo thời gian, dần dần, lòng mạch đó ngày càng hẹp lại do các mảng xơ vữa ngày một phát triển, cho đến khi nó hẹp hẳn lại khiến dòng máu không lưu thông được hoặc do một yếu tố co thắt tại vị trí hẹp mạch hoặc do mảng xơ vữa động mạch vỡ ra làm bịt lại dòng mạch đó thì hoàn toàn phía sau đoạn mạch máu đó không có máu và dưỡng chất tới nữa, và cơ tim khi đó vừa thiếu máu, vừa tổn thương và hoại tử thì gọi đó là tình trạng nhồi máu cơ tim.

Mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch. Tuy nhiên, mảng xơ vữa có thể không phát triển từ từ mà nứt, vỡ đột ngột, khi đó quá trình hình thành cục huyết khối được khởi động. Quá trình này bắt đầu với các tế bào máu đặc hiệu, gọi là tiểu cầu, tập trung tại vị trí mảng xơ vữa bị nứt. Cục máu đông có thể hình thành ngay nơi đó gây tắc đột ngột động mạch vành.

Thiếu máu cơ tim - Cách phòng ngừa và điều trị

MC: Thưa bác sĩ, nếu bệnh nhân thờ ơ, chủ quan về bệnh lý này, sẽ có những nguy hiểm hay biến chứng gì có thể xảy ra?

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tốt, thiếu máu cơ tim sẽ trở nên nguy hiểm và tiềm ẩn rủi ro như: Loạn nhịp tim, suy tim và một số rối loạn chức năng tim khác. Trong đó nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

MC:Thưa BS, với những nguy hiểm mà bệnh lý này gây ra, chúng ta có những hướng điều trị ra sao?

Giống như tất cả các bệnh tim mạch khác, thay đổi lối sống và thuốc điều trị đáp ứng với hầu hết các trường hợp bệnh nhẹ. Can thiệp ngoại khoa được áp dụng khi điều trị nội khoa (dùng thuốc) không còn tác dụng, hoặc trong những tình huống cấp cứu.

Mục tiêu trong điều trị là tăng cường lưu thông tưới máu cho tim nhằm giảm triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng do cục máu đông gây ra. Để đạt được mục tiêu điều trị này, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng những nhóm thuốc có tác dụng:

- Giãn mạch vành để tăng lưu lượng máu tới tim

- Tiêu cục máu động để phòng ngừa rủi ro cơn nhồi máu cơ tim

- Ngăn ngừa hình thành những mảng xơ vữa lên thành mạch vành

- Tăng cường sức co bóp cho tim giúp tim hoạt động hiệu quả hơn

Các phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật tim mạch:

Can thiệp ngoại khoa chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. Các phương pháp bao gồm:

- Cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung trong các trường hợp có biến chứng rối loạn nhịp tim.

- Nong động mạch vành, đặt stent động mạch khi động mạch vành tắc hẹp trên 75% đường kính lòng mạch, hoặc điều trị đáp ứng kém với thuốc. Phương pháp này giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Khi động mạch bị tổn thương nghiêm trọng, ít đáp ứng với phương pháp nong mạch hay đặt stent, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Phẫu thuật bắc cầu giúp máu trong lòng động mạch lưu thông tốt hơn và giảm mệt nhọc, đau thắt ngực và nhu cầu dùng thuốc.

- Ghép tim: Là biện pháp cuối cùng khi tim bị tổn thương toàn diện, không khó khả năng hồi phục.

MC: Trong tình huống nếu người bệnh không kịp thời sử dụng thuốc khi bệnh tái phát thì những người xung quanh sẽ phải sơ cứu như thế nào để giúp đỡ người bệnh?

Khi bạn hoặc người thân có dấu hiệu thiếu máu cơ tim cấp, hoặc có cơn đau ngực trái kéo dài hơn 5 phút không thuyên giảm, ngay lập tức cần được đưa tới bệnh viện gần nhất. Nếu các triệu chứng này xuất hiện khi bạn đang thực hiện công việc: Dừng ngay công việc, ngồi/nằm nghỉ, nếu đang lái xe trên đường, cần tấp xe vào lề đường và gọi điện thoại cho người thân ngay lập tức, để được đưa đến bệnh viện sớm nhất. Đặc biệt với những người đã từng bị nhồi máu cơ tim hay tắc hẹp mạch vành trước đó, thì sự chậm trễ trong việc cấp cứu sẽ làm tăng rủi ro cho người bệnh.

MC: Rất cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích và chi tiết của BS trong chương trình ngày hôm nay. Và ngay bây giờ để tổng quát lại nội dung của chương trình ngày hôm nay xin mời quý vị và các bạn theo dõi một đoạn phim khoa học mà chúng tôi đã thực hiện.

Tình trạng cơ tim bị thiếu máu, xảy ra lúc hoạt động thể lực bình thường hoặc khi gắng sức được gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ,. Vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ kích thích các đầu dây thần kinh gây nên cảm giác đau ở ngực. Nguyên nhân của tình trạng này là do các mảng xơ vữa hình thành và tích tụ theo thời gian làm lòng động mạch vành nuôi tim bị hẹp lại khiến dòng máu không lưu thông được. Trường hợp khác, do một yếu tố co thắt tại vị trí hẹp mạch hoặc mảng xơ vữa động mạch vỡ ra làm bịt lại dòng mạch hoàn toàn khiến cho cơ tim khi đó vừa thiếu máu, vừa tổn thương và hoại tử thì gọi đó là tình trạng nhồi máu cơ tim và đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Biện pháp nong mạch vành (đặt stent) được sử dụng trong một cơn đau tim cấp hoặc mức độ hẹp mạch vành từ 80% trở lên, nhằm mục đích nhanh chóng mở rộng động mạch bị tắc nghẽn. Tuy nhiên phương pháp này không phải phù hợp với tất cả mọi trường hợp bệnh nhân và tỷ lệ tái hẹp mạch vành 30% do sự hình thành cục máu đông ngay tại vị trí đặt stent buộc bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông Plaviix suốt đời gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Với bệnh nhân có mức hẹp mạch vành chưa cần can thiệp thì điều trị nội khoa bằng các thuốc giãn mạch vành: nhóm nitrat (glyceryl trinitrat, isosorbit mononitrat, isosorbit dinitrat…), nhóm đối kháng canxi verapamil, ức chế men chuyển: captopril,.. làm tăng lưu luợng máu qua tim.

Tuy nhiên những thuốc này thường có tác dụng phụ nên khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi khi sử dụng dẫn đến bỏ thuốc điều trị
Để khắc phục được tình trạng này chúng ta cần bổ sung Coenzyme Q10 là chất chống oxy hoá nội sinh, giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho cơ tim hoạt động ổn định. Kết hợp với các enzyme chống hình thành và tiêu các cục máu đông như Natokinase từ đậu tương lên men, Bromelain từ quả dứa, enzyme Serraptate từ con tằm và đặc biệt Papain chiết suất từ quả đu đủ giúp làm mềm các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm cholesterol giúp dọn sach long mạch vành.

Phức hợp Rutin (chiết xuất từ các loại hoa qủa, hoa hoè) giúp giảm sự xơ cứng của mạch vành và mạch não, điều hoà huyết áp. Hoạt chất Salicin từ cây liễu trắng là một dạng  Aspirin tự nhiên giúp làm giảm độ nhớt của máu, không tác động lên cơ chế đông máu của cơ thể, làm giảm hình thành cục máu đông, không gây tác dụng phụ Thành phần Horse Chestnut (hạt dẻ ngựa) và Cranberry (nam việt quất) giúp chống oxy hoá, làm bền vững thành động và tĩnh mạch, giảm cholesterol giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.

Các nhà Khoa Học của Mỹ đã nghiên cứu ra sản phẩm Bi-Cozyme, sản xuất tại Mỹ với sự phối hợp toàn diện giữa Co-enzyme Q10 giúp tim khoẻ mạnh, khử các gốc tự do làm giảm tổn thương và xơ vữa động mạch cùng 4 enzyme tiêu cục máu đông: Natokinase, Bromelain, Papain và Serraptate dọn sạch lòng mạch, tiêu các mảng xơ vữa giúp máu lưu thông dễ dàng, đặc biêt sự góp mặt của phức hợp Rutin, Horse Chestnut và Salicin giúp trẻ hoá và mềm mại mạch máu, tăng sức bền thành mạch và làm loãng độ nhớt của máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa hình thành cục máu đông, tắc mạch giúp phòng chống thiếu máu cơ tim, nhồi máu và đột quỵ hiệu quả.  

Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là giải pháp hữu hiệu, xua tan thiểu năng mạch vành, mạch máu não, nỗi lo bệnh lý tim mạch, HA, nhồi máu cơ tim và giải quyết triệt để các di chứng của tai biến mạch máu não và đột quỵ

 Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp

Bi-Cozyme

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp

MC: Tiếp theo chương trình xin mời quý khán giả cùng Bs sẽ đến với phần tư vấn trực tiếp của chuyên gia với khán giả của chương trình. Xin mời câu hỏi đầu tiên.

Câu 1: Mẹ tôi 65 tuổi, trước đây mất vì bệnh tim và hiện nay tôi được bác sĩ chuẩn đoán bị thiếu máu cơ tim. Xin bác sĩ liệu đây có phải do di truyền không và tôi cần làm gì để điều trị căn bệnh này?

Trong các nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim thì xơ vữa động mạch vành chiếm tới 90%, nó làm hẹp các nhánh của động mạch vành – mạch máu đến nuôi cơ tim, khiến tim không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động. Chưa kể, sự tích tụ cholesterol trong lòng mạch vành sẽ tạo ra các mảng xơ vữa, cản trở sự lưu thông của máu cung cấp tới cho cơ tim hoạt động.

Bên cạnh đó phải kể đến nguyên nhân co thắt động mạch vành. Các cơ của động mạch vành tự nhiên xuất hiện những cơn thắt chặt tạm thời gọi là cơn co thắt động mạch vành. Điều này có thể làm thu hẹp và giảm hoặc thậm chí ngăn chặn toàn bộ lưu lượng máu đến một phần cơ tim; từ đó gây ra thiếu máu cơ tim cho dù trong lòng mạch không hề có mảng xơ vữa.

Cục máu đông là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý tim mạch trong đó có thiếu máu cơ tim. Cục máu đông xuất hiện thường do các mảng xơ vữa động mạch gây ra. Đây là một quá trình phức tạp, bắt nguồn bằng những phản ứng viêm lặng lẽ diễn ra trong lòng mạch vành.
Ngoài các nguyên nhân trên thì các chuyên gia y tế cũng chỉ ra, thiếu máu cơ tim thường xảy ra ở những người cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa trong đó có rối loạn chuyển hóa chất béo, axit uric và tiểu đường, nhóm đối tượng hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích…

Vì vậy bệnh thiếu máu cơ tim gần như là không phải di truyền bạn nhé.
Các phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim hiện nay phải kể đến:
Điều trị nội khoa: sử dụng các thuốc giúp giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chức năng tim. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sỹ có thể chỉ định: thuốc chẹn beta (Beta-blocker) để giảm huyết áp và nhịp tim, thuốc chẹn kênh canxi giúp giãn và cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm huyết áp; các thuốc lợi tiểu làm giảm huyết áp và loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa, từ đó làm giảm các triệu chứng như phù, khó thở; thuốc kiểm soát nhịp tim; thuốc chống đông máu…

Điều trị ngoại khoa: điều trị ngoại khoa được áp dụng khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả mong muốn. Lúc này các bác sĩ có thể tiến hành cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim hoặc cả hai để đưa nhịp tim trở lại bình thường. Hoặc thực hiện phẫu thuật loại bỏ mảng bám khỏi động mạch vành, khơi thông lòng mạch vành. Việc nong mạch vành, đặt stent giữ cho mạch vành luôn mở cũng là phương pháp được nhiều bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân.

Trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành hoặc tiến hành ghép tim. 

Ngoài ra, cần kết hợp với những biện pháp tích cực sau để cải thiện sức khỏe hệ tim mạch:

- Xây dựng chế độ ăn thích hợp: ít mỡ, ít đường, giảm muối, tăng cường ăn rau và những thức ăn chứa chất xơ, bổ sung Vitamin với lượng thích hợp, ăn ít thịt mà thay thịt bằng cá, tránh dùng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê...).

- Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể dục, thể thao (phù hợp với tuổi và thể lực).

- Tránh xa stress và các yếu tố bất lợi của môi trường sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Thiếu máu cơ tim - Cách phòng ngừa và điều trị

Câu 2: Chào bác sĩ! Bố tôi đã từng bị nhồi máu cơ tim sau một thời gian mắc bệnh thiếu máu cơ tim. Hiện nay còn bị cao huyết áp. Tôi rất lo lắng, xin bác sĩ tư vấn cho tôi biết tình hình bệnh của bố tôi như vậy có nguy cơ bị đột quỵ không? Hiện nay có biện pháp dự phòng nào tốt nhất để giúp bố tôi tránh tái phát tình trạng trên và phòng được đột quỵ?

Bố bạn bị thiếu máu cơ tim lại còn bị cao huyết áp nữa thì có nguy cơ bị đột quỵ rất cao. 

Một số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ bạn nên biết:

Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.

Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp. Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cần bằng.

Để khắc phục được tình trạng thiếu máu cơ tim và cao huyết áp chúng ta cần bổ sung Coenzyme Q10 là chất chống oxy hoá nội sinh, giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho cơ tim hoạt động ổn định. Kết hợp với các enzyme chống hình thành và tiêu các cục máu đông như Natokinase từ đậu tương lên men, Bromelain từ quả dứa, enzyme Serraptate từ con tằm và đặc biệt Papain chiết suất từ quả đu đủ giúp làm mềm các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm cholesterol giúp dọn sach long mạch vành. Phức hợp Rutin (chiết xuất từ các loại hoa qủa, hoa hoè) giúp giảm sự xơ cứng của mạch vành và mạch não, điều hoà huyết áp. Hoạt chất Salicin từ cây liễu trắng là một dạng  Aspirin tự nhiên giúp làm giảm độ nhớt của máu, không tác động lên cơ chế đông máu của cơ thể, làm giảm hình thành cục máu đông, không gây tác dụng phụ Thành phần Horse Chestnut (hạt dẻ ngựa) và Cranberry (nam việt quất) giúp chống oxy hoá, làm bền vững thành động và tĩnh mạch, giảm cholesterol giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.

Câu 3: Chào bác sĩ. Năm nay cháu 28 tuổi, vài tháng trước cháu đi khám sức khỏe tổng quát, siêu âm tim thì bác sĩ nói cháu bị thiếu máu cơ tim, cần tập thể dục thường xuyên và tránh bị áp lực. Cháu muốn đi tập Aerobic hoặc Gym cùng với bạn nhưng cháu sợ bệnh của cháu có tập được mấy động tác đó không ạ?

Bệnh của bạn hoàn toàn có thể tập Aerobic hoặc Gym được nhé ! Bạn có thể yên tâm và nên tập thể dục hàng ngày kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống phù hợp sẽ khiến bệnh suy giảm. Đồng thời nên tìm hiểu thêm thực phẩm chức năng mà sử dụng.

MC: Xin chân thành cảm ơn những câu hỏi của khán giả và phần tư vấn hết sức chi tiết của BS. Do thời lượng chương trình có hạn nên những câu hỏi chưa được bác sỹ trả lời trực tiếp chúng tôi sẽ trả lời riêng vào hòm thư cá nhân của quý vị. Còn bây giờ sẽ là một số lưu ý của chương trình.

+ Không uống nhiều các loại đồ uống có gas hoặc cồn, nếu chỉ một lượng nhỏ trong ngày có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên lạm dụng nó bạn sẽ sớm phải đối diện với các bệnh về tim mạch.

+ Tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông, tinh thần tỉnh táo, xua tan bệnh tật trong đó có bệnh tim.

+ Tinh thần rất quan trọng, hãy tìm mọi cách nhìn mọi thứ với con mắt lạc quan, đầu óc phải luôn thanh thản, tránh các cảm giác tiêu cực, thần kinh căng thẳng nhất vì dễ gây hiện tượng trụy tim.

+ Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày cần cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm, nên chú ý ăn nhiều rau quả tươi, thịt cá, ngũ cốc, trứng, sữa ít béo. Cố gắng bổ xung omega 3 tự nhiên trong thực phẩm vì chất này có khả năng chống lại nguy cơ gây bệnh tim mạch và huyết áp. Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ động vật.

+ Không nên hút thuốc: Hút thuốc sẽ khiến các chất độc hại dễ dàng thâm nhập vào người bạn, làm giảm khả năng miễn dịch và nhân đôi nguy cơ mắc các bệnh tim.

+ Hãy tích cực leo cầu thang thay vì thói quen sử dụng thang máy vì leo cầu thang giúp bạn điều hòa nhịp thở và nhịp tim tốt hơn.

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các thông số về hàm lượng cholesterol và huyết áp. Bạn cũng nên kiểm tra đường huyết vì đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Nếu gia đình bạn có tiền sử đái tháo thường hoặc béo phì thì bạn nên kiểm tra đường huyết 5 năm một lần. Đây là cách giúp bạn kiểm soát sức khỏe mình và ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến bệnh tim. Đừng để khi có biểu hiện rõ ràng mới chịu đi khám nhé.

+ Hãy tập thể đúng cách, nên điều hòa nhịp thở của mình để tim có thể làm việc ổn định truyền máu lên não và các bộ phận khác trong cơ thể. Đừng để thở mà vẫn khiến cơ thể thiếu không khí sẽ làm tim đập mạnh và rối loạn tuần hoàn máu.

+ Khi đi ngủ nên hạn chế nằm ngửa sẽ khiến tim bị chèn, tốt nhất là nằm nghiêng về phía bên phải sẽ tốt hơn cho tim.

Kính thưa quý vị, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta cần phải có một lối sống khoa học, sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân. Thời lượng chương trình Hãy chia sẻ cùng chúng tôi ngày hôm nay xin được tạm dừng. Xin được chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các số tiếp theo.

Viết bình luận