Bạn bị sỏi thận, bạn đang phân vân với câu hỏi tán sỏi thận có nguy hiểm không và cách phòng bệnh như thế nào? Sỏi thận là căn bệnh hiện khá phổ biến ở Việt Nam, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem tán sỏi thận có nguy hiểm không và cách phòng bệnh như thế nào?
Tán sỏi thận có nguy hiểm không và cách phòng bệnh như thế nào
* Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những chất cặn rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có thể ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào của đường tiết niệu - từ thận đến bàng quang của bạn.
Các loại của sỏi thận:
- Sỏi struvite chủ yếu được tìm thấy ở phụ nữ là kết quả của nhiễm trùng đường tiết niệu. Chúng có thể lớn lên nhanh chóng và làm tắc thận, niệu quản, hay bàng quang Các chất có thể kết tinh, kết tủa và hình thành sỏi.
- Sỏi canxi là phổ biến nhất. Mức độ phổ biến gấp 2 đến 3 lần ở nam giới, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20-30. Tái phát là có thể xảy ra. Canxi có thê kết hợp với cá chất khác như oxalat (chất phổ biến nhất), phosphat hay carbonnat để tạo thành sỏi. Oxalat xuất hiện trong một số thức ăn. Các bệnh của ruột non làm tăng xu hướng tạo sỏi oxalat canxi Sỏi axit uric phổ biến hơn ở nam giới. Chúng có liên quan với bệnh gout hay hóa trị liệu.
- Sỏi xystin có thể hình thành ở những người mắc xystin niệu. Là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến cả nam và nữ.
- Sỏi axit uric chiếm khoảng 10% tất cả các loại sỏi.
* Tán sỏi thận có nguy hiểm không?
Tán sỏi thận là biện pháp dùng sóng xung kích chấn động ở bên ngoài cơ thể. Sử dụng khoảng từ 2000 đến 8000 sóng xung kích là cần thiết để phá sỏi, tập trung vào viên sỏi với một áp lực lớn khiến sỏi hình thành trong niệu quản, sỏi trong thận và sỏi trong bàng quang vỡ ra va theo đường nước tiểu ra ngoài. Những sóng xung kích sẽ đi qua da của bạn và hoàn toàn vô hại.
Trước khi tán sỏi thận, cần kiểm tra toàn diện và xét nghiệm để xác định số lượng, vị trí và kích thước của sỏi.
Bệnh nhân sỏi thận chỉ nên thực hiện phương pháp tán sỏi khi những phương pháp khác không còn hiệu quả. Hoặc sỏi thận đã có kích thước to, bắt đầu xuất hiện biến chứng. Hoặc có hình dạng bất thường hoặc là bị mắc kẹt trong niệu quản và không thể được thông qua trong khi đi tiểu.
+ Theo các bác sĩ chuyên khoa về gan mật, khi điều trị bằng phương pháp tán sỏi thận qua da thì vẫn có thể tái phát lại, tỉ lệ gặp tai biến và biến chứng sau sỏi thận tuy thấp nhưng vẫn có thể xảy ra.
Thường bệnh nhân bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau gan, thận, tụy, lách do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Ngoài ra thường tiểu ra máu có thể nhiều hoặc ít, tổn thương đụng giập thận, máu tụ dưới bao thận, chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản do sỏi vỡ vụn thoát xuống niệu quản nhiều và nhanh; nhiễm trùng. Đặc biệt, bệnh nhân cũng có thể gặp các tai biến, biến chứng hiếm gặp hơn như vỡ thận, đau do co thắt ruột…
+ Tán sỏi thận nội soi: Đèn nội soi được sử dụng để có thể tiếp cận gần với viên sỏi bên trong đường tiết niệu và sóng laser được áp dụng để phá mảnh sỏi thành các hạt nhỏ. Intracorporeal Shock Wave tán sỏi (ICSWL) hoặc Laser tán sỏi thường được thực hiện khi Extracorporeal Shock Wave tán sỏi (ECSWL) kỹ thuật không thành công.
Các hạt vụn sỏi như hạt cát được bắt trong một giỏ (dụng cụ nội soi) và được kéo ra hoặc hạt vở được thông qua tự nhiên khi đi tiểu. Đôi khi stent được chèn vào trong niệu quản để bảo vệ niệu quản và tạo điều kiện cho việc thông qua các mảnh sỏi và các mảnh vỡ đào thải qua nước tiểu, trong vài ngày kế tiếp sau tiến trình.
* Cách phòng bệnh sỏi thận
+ Giảm lượng muối ăn hàng ngày: Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
+ Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate: Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
+ Cắt giảm lượng caffeine: Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
+ Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá: Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá... sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
+ Uống nhiều nước: Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ. Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
+ Uống nước chanh: Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, khoáng sản và axit bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, canxi và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận. Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
+ Dùng thực phẩm chức năng giúp phòng bệnh sỏi thận hàng ngày:
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp làm tan sỏi thận tiết niệu. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Super Power Uriclean.
Super Power Uriclean - Giúp tan sỏi thận, chống viêm nhiễm đường tiết niệu
Cách dùng:
Dùng cho người lớn, uống 2 viên/ngày hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Chú ý: phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc đang có kế hoạch sinh con hoặc dưới 18 tuổi hoặc đang điều trị bệnh khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần: Vitamin C, Chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry), Chanca Piedra (diệp hạ châu), Purple Corn Exact (ngô tím).
Thành phần khác: Xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Super Power Uriclean giúp tan sỏi, chống viêm nhiễm đường tiết niệu
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm được BNC medipharm phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về phương pháp tán sỏi thận, giúp bạn trả lời câu hỏi tán sỏi thận có nguy hiểm không và cách phòng bệnh như thế nào? Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận