Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn? Tìm hiểu ngay để biết

Ăn mặn từ lâu đã là thói quen của đa số người Việt, khi các món ăn hầu hết đều đậm đà & các bữa cơm đều phải có một chén nước chấm. Tuy nhiên, việc duy trì thói quen này ẩn chứa nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là với người có tiền sử bị cao huyết áp – đối tượng được khuyên nên hạn chế ăn nhiều muối. Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp vấn đề về áp huyết trong cơ thể. Những thông tin về bệnh huyết áp cao ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh song với đó bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo hạn chế đồ mặn trong thực đơn hàng ngày của mình. 

 



I. Tìm hiểu lý do vì sao người huyết áp cao không nên ăn mặn?

Người bị cao huyết áp được khuyến nghị không nên ăn mặn bởi những lý do sau:

1. Ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, qua đó tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri. Các Ion Natri di chuyển vào tế bào cơ trơn ở thành mạch, khiến nước tích tụ trong tế bào, làm tăng trương lực thành mạch, tăng sức cản ngoại vi, gây co mạch và dẫn đến tăng huyết áp. 


2. Ăn nhiều muối sẽ gây cảm giác khát, cơ thể lúc này cần nước để tạo sự ổn định nồng độ dịch thể. Khi uống nhiều nước, dung lượng máu tăng lên, thành mạch gánh áp lực lớn và khiến cho huyết áp tăng.


3. Tiêu thụ nhiều muối còn phá vỡ sự cân bằng Natri và Kali, làm giảm năng suất lọc nước của thận. Vì lẽ đó mà có một số chất lỏng không được lọc, tạo thêm áp lực lên mạch máu dẫn đến thận. Lâu dần gây ra huyết áp cao và suy giảm chức năng của thận.


4. Nếu người bị cao huyết áp có vấn đề về tim mạch, các động mạch dẫn đến tim rất dễ bị tổn thương, khiến tim không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Về lâu dài, người bệnh có thể gặp phải các cơn đau thắt ngực và tình trạng có thể chuyển biến nặng hơn như vỡ động mạch, tắt động mạch hoàn toàn, thậm chí là đột quỵ.


Đây chính là những lý do giải đáp tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn. Ngoài ra, việc ăn nhiều muối về lâu dài còn để lại nhiều tác hại khác như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày và tá tràng, ung thư dạ dày, loãng xương, suy thận, sỏi thận, hen suyễn… Vì vậy, cần loại bỏ thói quen xấu này ngay, trước khi cơ thể phải “hứng chịu” những hệ lụy vừa kể trên. 
 

I. Bệnh cao huyết áp ăn mặn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh cao huyết áp là bệnh lý rất thường gặp, thường không có biểu hiện rõ ràng, chính vì thế khiến nhiều người chủ quan, không quan tâm đến bệnh tình và chữa trị. Khi chưa hiểu được nguyên nhân tại sao huyết áp cao không nên ăn mặn, bệnh nhân thường ăn uống theo sở thích và không có bất cứ chế độ dinh dưỡng nào điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe. Người bị cao huyết áp có thói quen ăn mặn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, trong đó tiêu biểu là:

• Các biến chứng tim mạch: 

- Biến chứng thường gặp của cao huyết áp nếu không được điều trị kèm theo thói quen ăn mặn chính là suy tim, có thể xảy ra sau khoảng 5 – 7 năm. Lý do là bởi khi áp lực trong động mạch tăng cao, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường mới bơm máu được. Về lâu dài, chức năng tim dần suy giảm dẫn đến tình trạng suy tim. Ngoài ra, huyết áp kéo dài có thể làm tổn thương động mạch vành, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng xơ vữa phát triển gây tắc, hẹp mạch vành, gây xơ vữa động mạch.

• Biến chứng về não bộ: 

- Ăn mặn khi bị cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 2 – 6 lần. Huyết áp tăng là nguyên nhân khiến các mạch máu não không chịu nổi áp lực, dẫn đến việc bị vỡ và gây ra xuất huyết não, tai biến mạch máu não. Bệnh nhân có thể sẽ bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, trường hợp nặng nhất có thể tử vong.

• Biến chứng về thận: 

- Tăng huyết áp có thể làm tổn thương phần màng lọc của các tế bào thận. Điều này khiến động mạch thận bị hẹp và làm thận tiết ra nhiều chất renin hơn. Hoạt chất này lại có tác dụng ngược lại gây tăng huyết áp. Về lâu dài, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đi tiểu ra protein hoặc suy thận.

• Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực: 

 


- Tăng huyết áp có thể làm tổn thương nghiêm trọng mạch máu võng mạc, hắc mạc và thị thần kinh. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc tăng huyết áp đột ngột sẽ gây tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc trầm trọng, gây suy giảm thị lực và khó phục hồi lại.

• Một số biến chứng khác: 

- Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Nguy hiểm hơn đó là sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, đột quỵ và tỷ lệ hồi phục thấp.

II. Thế nào là ăn mặn đối với bệnh nhân cao huyết áp?

- Những tác động của việc ăn mặn tới cơ thể người mắc chứng cao huyết áp là không hề nhỏ. Tuy nhiên, người bệnh không thể loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi khẩu phần ăn bởi đây là thành phần quan trọng giúp phòng ngừa một số bệnh lý. Vậy như thế nào là chế độ ăn dư muối cho người bị cao huyết áp và ăn bao nhiêu là đủ?

 

- Theo khuyến nghị của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, một người trưởng thành bình thường chỉ cần tiêu thụ từ 5g – 6g muối/ ngày. Đối với những bệnh nhân cao huyết áp, lượng muối tiêu thụ cần thấp hơn, cụ thể là từ 2g -3g/ ngày. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng Natri trong muối là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới người bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, khi giảm lượng muối ăn hàng ngày, bệnh nhân vẫn cần phải đảm bảo lượng Natri duy trì ổn định trong máu và cơ thể, tránh thiếu hụt gây ra vấn đề bệnh lý khác. Natri còn tồn tại trong nhiều loại thực phẩm khác như: Táo, bắp cải, sò, thịt, sữa bột, củ cải, cà rốt, đậu Hà Lan, đậu, trứng cá, chuối,…
 

- Tổng số lượng Natri cần cho cơ thể tương đương với 16g muối, nhưng lượng nạp từ thức ăn cần phải tương ứng với 10g muối.

IV. Mẹo hạn chế ăn nhiều muối cực đơn giản cho người huyết áp cao

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối tối đa một người tiêu thụ mỗi ngày là 5g. Tuy nhiên, đối với người bị huyết áp cao, lượng muối nên ăn tối đa là dưới 4g/ngày.


Để cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn có thể áp dụng một vài mẹo đơn giản sau đây.

1. Với việc lựa chọn thực phẩm và gia vị:

• Tránh xa các loại đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, thịt xông khói, giò chả, xúc xích, dưa muối, mì tôm. Thay vào đó, người bệnh nên chọn các loại rau củ quả, thịt cá tươi.


• Sử dụng nước mắm giảm mặn trong nấu nướng, chế biến món ăn. Nước mắm giảm mặn là sản phẩm có hàm lượng Natri thấp nhưng vẫn giữ được hương vị đậm đà, mặn thơm và ngọt hậu. Gia vị này rất phù hợp cho người huyết áp cao, vừa tốt sức khỏe vừa tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.  


• Không dùng các loại nước sốt pha sẵn như sốt cà chua, mayonnaise, dầu hào vì chứa nhiều dầu và muối.


• Kiểm tra lượng muối trên nhãn của sản phẩm trước khi mua.

2. Với thói quen nấu nướng và ăn uống: 

• Không chấm ngập thức ăn vào nước chấm hay rưới nước kho thịt, kho cá vào cơm.


• Kết hợp thêm nhiều loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu… để tăng thêm sự đậm đà cho món ăn mà không cần dùng đến nhiều muối.


• Nên tập thói quen nấu ăn tại nhà để dễ dàng kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể.
 

>>> Xem chi tiết tại: Bệnh huyết áp cao không nên ăn gì?


Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, người cao huyết áp còn nên thường xuyên tập luyện thể dục, giữ tinh thần lạc quan, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp. 


Trên đây là tất cả thông tin giải đáp tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn. Hy vọng với những chia sẻ và bí quyết trên sẽ là những lời khuyên bổ ích giúp bạn có sức khỏe và tinh thần tốt, đồng thời tránh được những nguy hiểm từ bệnh huyết áp cao.
 

Giải pháp cho bạn:  Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 

 

 

 

Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 

 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

______________
 

Viết bình luận