Tại sao cần phải tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh? Các mẹ nên đọc ngay

Khi hiểu tại sao phải tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh các sản phụ cũng hiểu tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Nhu cầu của sản phụ đối với một số dưỡng chất thiết yếu tăng cao mới có thể cung cấp đủ cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ, thực phẩm không thể cung cấp đủ, mẹ cần sử dụng các loại vitamin tổng hợp để không bị thiếu hụt. Vậy để biết được câu trả lời cho việc tại sao phải tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây. 


I. Tại sao phải tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh?
 

Bà mẹ sau sinh cần được tăng sức đề kháng vì các lý do sau:


• Sau sinh sức đề kháng của sản phụ bị suy giảm nghiêm trọng do sự thay đổi đột ngột của cơ thể từ quá trình mang thai sang kết thúc thai kỳ, trở lại trạng thái bình thường. Để thích ứng được cơ thể mẹ cần một thời gian khá dài. Trong thời gian đó cơ thể sản phụ rất dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp, tiêu hóa,… Trong đó các bệnh cảm cúm, bệnh do virus, vi khuẩn rất dễ lây từ mẹ sang con khiến sức khỏe, quá trình tăng trưởng của trẻ bị ảnh hưởng. Tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh là cách ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, các biến chứng hậu sản thường gặp như băng huyết, nhiễm trùng sau sinh,.. bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé


• Quá trình vượt cạn khiến sản phụ bị tiêu hao rất nhiều năng lượng, khiến cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng. Tăng đề kháng cho mẹ sau sinh thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe, ổn định hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời sản phụ cũng được tích trữ năng lượng để kích thích tiết sữa cũng như tăng cường chất lượng sữa, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh.

 

II. Cách tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh


1. Chế độ nghỉ ngơi thích hợp 

 

Nghỉ ngơi là cách giúp cho mẹ phục hồi thể lực và tăng sức đề kháng hiệu quả. Tuy nhiên phải nghỉ ngơi thế nào cũng là điều mà các mẹ nên quan tâm.


• Tư thế nằm và kê gối sau sinh trong vòng 8 giờ đầu: Sau khi sinh, mẹ nên thay đổi tư thế nằm liên tục, nhất là nằm nghiêng để tránh tử cung bị lệch, giúp máu để thoát ra nhanh. Đầu kê gối không cao, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6 – 8 giờ. Riêng đối với trường hợp mổ đẻ thì nên nằm bất động trong vòng 8 giờ đầu để cơ thể ổn định rồi mới chuyển sang nằm nghiêng.


• Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất có thể: Ngủ đủ giấc và ngủ sâu sẽ giúp mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được nguy cơ bị stress, trầm cảm sau sinh. Mẹ sẽ giảm căng thẳng, mệt mỏi, hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. 


Trong quá trình nghỉ ngơi, mẹ có thể xem tivi, nghe nhạc… Nhưng không nên xem tivi trong thời gian dài, khoảng cách từ mắt đến màn hình không được quá gần, không để tiếng quá to gây ảnh hưởng đến bé vì hệ thần kinh của bé còn non nớt, rất dễ bị kích động.

 . 

2. Chú ý trong chế độ dinh dưỡng


Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và là cơ sở để tạo ra nguồn sữa tốt, dồi dào chất lượng cho bé. 

 

Trước tiên, chế độ dinh dưỡng của mẹ cần tuân theo một số điều cơ bản sau: 


• Những ngày đầu sau sinh: Ăn thức ăn mềm, ấm, dễ tiêu như cháo, trứng gà, mì gạo… Đồng thời, mẹ nên chia bữa ăn chính trong ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ.


• Đối với các mẹ sinh mổ: Trong thời gian mẹ chưa xì hơi được (chưa có dấu hiệu thông ruột) thì chỉ nên ăn cháo loãng. Mẹ tránh ăn các loại cháo thịt, cháo móng giò và các thực phẩm khó tiêu. Khi đã có thể xì hơi, mẹ có thể ăn uống theo theo chế độ bình thường.


• Đối với các mẹ sinh thường: Trong 3 ngày đầu, mẹ nên ăn các món ăn nhẹ, loãng như cháo, súp, canh, sữa… Sau 3 ngày, mẹ mới nên ăn dần những món ăn, đồ ăn khác như cơm, thịt, cá…


• Uống nhiều nước và uống 1- 2 ly sữa mỗi ngày: Uống nhiều nước sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra tốt hơn, sữa ra đều hơn và mẹ không bị táo bón. Uống sữa sẽ cung cấp canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp quá trình sản xuất sữa của mẹ được tốt hơn.


• Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa: Tiền đề giúp mẹ tạo thói quen ăn uống tốt. Nhờ vậy, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh trường hợp bị rối loạn tiêu hóa.

 

3.  Những thực phẩm nên bổ sung cho phụ nữ sau sinh 

 

  • Nhóm thực phẩm từ sữa


- Sữa là thức uống cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại sữa có nguồn gốc từ động vật hay thực vật (sữa hạt) đều chứa hàm lượng vitamin D, Calcium, Photpho có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các chế phẩm tách béo từ sữa cũng chứa các men vi sinh có lợi cho đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tạo hàng rào bảo vệ đường ruột, mẹ có thể tìm đến những chế phẩm như sữa chua, sữa tươi tách béo….


- Ngoài tác dụng có lợi cho sức hệ tiêu hóa, giàu năng lượng thì thực phẩm nhóm này còn giúp lợi sữa, tăng tiết sữa, đảm bảo lượng sữa đủ cho con trong 6 tháng đầu đời.

 

  • Nhóm thực phẩm từ trái cây


- Trong trái cây có chứa nhiều vitamin có lợi, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh, đặc biệt là vitamin C có nhiều trong các loại quả như: cam, quýt, bưởi, chanh, ổi, dứa, nho…. Mẹ cần bổ sung đa dạng các loại hoa quả và trái cây để mau chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn hoa quả tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các loại trái cây có tính nóng như mít, sầu riêng, nhãn, vải….

 

  • Nhóm thực phẩm từ rau xanh


- Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta và đối với phụ nữ sau sinh thì càng cần thiết hơn. Bởi nhiều chị em sau quá trình vượt cạn thường gặp phải tình trạng táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Lúc này, nguồn chất xơ dồi dào từ rau xanh sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng, giải quyết được các vấn đề khó tiêu thường gặp.

 

  • Nhóm thực phẩm từ thịt, cá, trứng

 

- Đây là nhóm thực phẩm cung cấp protein và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, magie, sắt… Những loại thực phẩm giàu protein có thể dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như: thịt bò, thịt bà, lòng đỏ trứng gà, tim bò, sò, mực, tim gà……

 

  • Bổ sung sắt


- Sắt có nhiều trong thịt bò, gan, hải sản, súp lơ, rau mồng tơi, rau ngót… sẽ giúp mẹ hết cảm giác mệt mỏi, tái sản sinh các tế bào bạch cầu, tan máu bầm và tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn gây nên.


- Thêm vào đó, mẹ sau sinh cần ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa. Nên uống nhiều nước để quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, giúp sữa ra đều và cũng hạn chế được tình trạng táo bón. Đồng thời, mẹ cũng nên ăn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp….


- Trong thời gian này, để tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh thì cũng nên hạn chế ăn những món ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, những thực phẩm tươi sống, có tính hàn hay thức ăn nhanh, không sử dụng rượu bia, các chất kích thích. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sức khỏe của mẹ và không tốt đối với sự phát triển của trẻ.


4. Thực phẩm mẹ sau sinh cần tránh 

 

Ngoài những thực phẩm nên ăn, mẹ cần lưu ý một số thực phẩm mà phụ nữ sau sinh nên kiêng. Điển hình như:


• Món ăn quá nhiều dầu mỡ: Sau sinh, cơ thể chưa hoạt động nhiều, nếu ăn các món ăn này sẽ tích tụ chất béo trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng thừa cân, mệt mỏi.


• Thức ăn cay hoặc quá chua: Gây ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ và làm cho mùi vị sữa thay đổi, khiến bé khó hấp thu.


• Thực phẩm tươi sống, có tính hàn: Có thể gây lạnh bụng, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của mẹ. Điều này cũng dẫn tới việc trẻ có thể bị rối loạn do bú sữa mẹ.


• Thức ăn nhanh: Gây khó tiêu, mệt mỏi cho cơ thể của mẹ. Ngoài ra, thức ăn nhanh còn không đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sau sinh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Có nên dùng thực phẩm chức năng giúp tăng sức đề kháng không? Nên dùng loại nào?


5. Nguyên tắc tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh qua dinh dưỡng


• Sau khi sinh, nhất là sinh mổ, hoạt động ruột và dạ dày vẫn bị ức chế. Khi đó, việc tiêu hóa thức ăn trong cơ thể mẹ sẽ rất khó khăn. Mẹ nên lựa chọn các loại thức ăn loãng, mềm với lượng dầu mỡ thấp giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Sau đó mới ăn lại các món đặc hơn và ăn cơm. Hãy lựa chọn các món ăn mình yêu thích để mang lại cảm giác ngon miệng nhé!


• Cần ăn các thức ăn được nấu chín, đảm bảo đầy đủ vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo sự cân bằng, đa dạng hóa về thực phẩm cũng như phương pháp chế biến. 


• Với các mẹ sinh mổ để vết thương mau lành, hãy chọn các thực phẩm nhiều đạm, sắt trong bữa ăn. 


• Lựa chọn chất béo không no từ cá hoặc bổ sung viên uống omega 3 sẽ góp phần hỗ trợ trí nhớ của mẹ tốt hơn. 


• Tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh nên chọn bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin trong thực đơn hàng ngày. 

 

6. Môi trường sống thông thoáng 

 

- Phòng ngủ nên có không khí trong lành để hạn chế sự sinh sôi, nảy nở vi khuẩn, phòng ngừa các chứng cảm cúm và bệnh viêm phổi ở em bé khi mới sinh, đồng thời tăng sức đề kháng cho mẹ.


- Nhiệt độ phòng nên để trong khoảng 22 – 24 độ C. Mùa đông thì phòng cần ấm, có đủ độ ẩm cần thiết. Vào mùa hè, để nhiệt độ vừa phải, tránh nóng quá, cần thông gió trong phòng nhưng phải tránh luồng gió đối lưu. Mỗi ngày thông gió khoảng 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần thông gió khoảng 10 phút là tốt nhất.


7. Hoạt động thể chất phù hợp

 

Một trong những cách giúp cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh hiệu quả đó chính là hoạt động thể chất hợp lý. Tuy nhiên, đối với mẹ sau sinh cần đặc biệt lưu ý khi tập luyện.

 

  • Vận động nhẹ nhàng, không quá nặng


- Vận động sau khi sinh sẽ giúp cho sức khỏe nhanh chóng được phục hồi, giúp lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, vào lúc này, cơ thể của mẹ mất một lượng máu khá nhiều cũng như dễ bị suy nhược. Chính vì vậy, mẹ cũng có chế độ vận động phù hợp với thể trạng cơ thể.


- Khi mới sinh, mẹ có thể đi lại quãng ngắn, trong phòng sau 2 – 3 ngày. Lưu ý trong thời gian này, mẹ chỉ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng. Tránh việc vận động quá mạnh, có thể dẫn tới việc vết mổ sau sinh bị rách.


- Sau khi sinh khoảng một tháng, mẹ có thể bắt đầu áp dụng các bài tập luyện thể dục. Tuy nhiên, vẫn cần phải lựa chọn bài tập nào phù hợp với thể trạng và không ảnh hưởng tới khả năng sản sinh sữa.


8. Sử dụng sản phẩm giúp tăng sức đề kháng, phòng bệnh do virus
 

Giải pháp cho sức khỏe: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 


Công dụng của Bi-Nutafit®

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

______________
Có Thể Bạn Quan Tâm

>>> Những dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể dễ nhận thấy nhất tuyệt đối không nên chủ quan

>>> Cảnh báo 11 thói quen xấu làm ảnh hưởng trầm trọng đến hệ miễn dịch

>>> Nguyên nhân nào gây suy giảm miễn dịch? Dưới đây là 5 cách tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả

Viết bình luận